Mục đích: Sử dụng bộ não của mình để tạo ra những thay đổi.
Tư thế: Không quan trọng.
Thời gian: Có thể học hỏi trong những khoảng thời gian 10 phút.
Khung cảnh là một hội nghị dành cho các doanh nhân, nhà quản trị, viên chức điều hành, các nhà chuyên môn và nhân viên chăm sóc sức khỏe. Chủ tọa là Richard Bandler, nhà toán học và đồng sáng lập (với John Grinder, một chuyên gia máy tính) một phương pháp rèn luyện mà họ đặt tên là: cách lập trình ngôn ngữ-thần kinh (NLP).
Bandler nói với cử tọa đang chăm chú của ông: “Tôi mong các bạn hãy thử một số cuộc thử nghiệm rất đơn giản, nhằm hướng dẫn cho các bạn đôi chút về việc làm thế nào để có thể học hỏi cách điều hành bộ não của mình. Các bạn hãy nghĩ đến một kinh nghiệm rất thú vị trong quá khứ – có lẽ kinh nghiệm mà từ lâu nay các bạn đã không nghĩ đến. Hãy ngưng lại một lúc để trở về với ký ức đó, và đoan chắc rằng các bạn nhận thấy những điều mà các bạn đã từng nhận thấy, khi sự kiện thú vị đó xảy ra. Các bạn có thể nhắm mắt lại, nếu điều này làm cho các bạn dễ dàng hơn khi hồi tưởng...
“Khi các bạn nhìn vào ký ức thú vị đó, tôi mong muốn các bạn hãy thay đổi sự trong sáng của hình ảnh, và nhận ra những cảm giác của mình thay đổi như thế nào để
đáp lại. Trước hết, hãy làm cho hình ảnh này càng lúc càng trong sáng hơn. Rồi các bạn hãy làm cho nó càng lúc càng mờ nhạt hơn... Bây giờ, các bạn hãy làm cho nó trong sáng hơn trở lại. Điều này làm cho cách thức các bạn cảm thấy thay đổi như thế nào? Luôn luôn có những ngoại lệ, nhưng đối với hầu hết các bạn, khi các bạn làm cho hình ảnh trong sáng hơn, thì sự trong sáng thường gia tăng cường độ của những cảm giác nơi các bạn.
“Bao nhiêu người trong số các bạn có bao giờ nghĩ đến việc cố ý thay đổi sự trong sáng của một hình ảnh nội tâm, để cảm thấy sự khác biệt? Hầu hết các bạn chỉ để cho bộ não của mình tùy tiện chỉ cho các bạn thấy bất cứ hình ảnh nào mà nó muốn, và đáp lại, các bạn cảm thấy thoải mái hoặc khó chịu. Bây giờ, các bạn hãy nghĩ đến một ký ức không thú vị, điều gì đó mà các bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi nghĩ đến. Rồi các bạn hãy làm cho hình ảnh đó càng lúc càng mờ nhạt hơn... Nếu các bạn gạt bỏ sự trong sáng đủ xa, thì nó sẽ không còn quấy rầy các bạn nữa... Sự trong sáng là một trong nhiều thứ mà các bạn có thể thay đổi... những thứ khác là: kích thước, màu sắc, khoảng cách, chiều sâu, thời gian, sự sáng tỏ, sự tương phản, hình chiếu (slide) hoặc phim ảnh, tốc độ, sự trong suốt v.v... Đối với những ai trong các bạn thực sự mong muốn học hỏi cách điều hành bộ não của mình, thì những người đó hãy chọn bất cứ kinh nghiệm nào, và cố gắng thay đổi từng yếu tố trong số những yếu tố liên quan đến thị giác này”.
Bandler tiếp tục vạch ra các phương pháp khác, để xử lý kinh nghiệm bối rối của những tham dự viên về quá khứ của họ: chiếu bộ phim về một kinh nghiệm tâm thần như vậy, và nếu điều này vẫn còn làm cho bạn cảm thấy khó
chịu, thì hãy chiếu lại lần nữa, nhưng lần này, hãy chơi nhạc xiếc như thể bạn làm thế! Như một sự chọn lựa, hãy chiếu bộ phim ngược lại từ cuối đến đầu, như thể bạn đang quay nó lại từ đầu, rất nhanh. Badler đảm bảo rằng bằng cách này, có thể biến các bi kịch thành hài kịch.
Mặc dù trên 15 năm qua, NLP chưa được những người sáng lập trình bày công khai, nhưng phương pháp này đã có thời gian đạt được tính phổ biến trong một bộ phận của công ty, phần nào bởi vì tựa đề đáng sợ của nó. Tuy nhiên, từ đó, phương pháp này có đà, nhờ những người truyền bá như: Anthony Robbins (Unlimited Power – Sức mạnh Vô
hạn), và Tiến sĩ Harry Alder (NLP, The New Art and
Science of Getting What You Want – NLP, Nghệ thuật Mới
và Khoa học để Đạt được những Điều Bạn Mong muốn), người đã từng viết những cuốn sách bán chạy nhất về đề tài này. Những cuốn sách của Bandler và Grinder đều được xuất bản một cách riêng tư, và không có được một độc giả lớn.
Những người thực hành phương pháp NLP đều bắt đầu khám phá được một vốn lớn các phương pháp tâm lý, để cải thiện những khả năng và thái độ của họ.
Chẳng hạn, các viên chức nào có nhu cầu, nhưng gặp khó khăn trong việc xem xét một tình hình từ quan điểm của các cấp dưới của họ (hoặc bất cứ người nào khác), thì đều có thể thử quy định này: Trước hết, hãy chiếu một bộ phim về sự kiện có vấn đề trong tâm trí bạn, theo như bạn có thể nhớ được; rồi sau đó, hãy chiếu một bộ phim về cùng một sự kiện, nhìn vào nó qua vai của người khác, sao cho bạn có thể tự nhìn thấy mình khi cuộc tranh luận diễn ra. Hãy chiếu suốt bộ phim, từ đầu đến cuối, nhìn xem nó từ quan điểm
này. Theo Bandler, cách này có thể tạo ra sự khác biệt lớn lao.
Một khái niệm quan trọng trong NLP thuộc về những ký ức liên kết và phân tách. “Những ký ức liên kết nghĩa là trở lại và làm sống lại kinh nghiệm, trong khi nhìn xem nó từ đôi mắt của chính mình... Bạn có thể nhìn thấy bàn tay đằng trước mặt mình, nhưng bạn không thể xem được gương mặt của mình... Ký ức phân tách nghĩa là nhìn vào ký ức từ bất cứ quan điểm nào khác với từ đôi mắt của bạn... Như thể bạn là người khác đang xem một bộ phim về bản thân mình... Khi bạn nhớ lại một ký ức liên kết, thì bạn trải nghiệm lại phản ứng cảm giác ban đầu mà bạn đã từng có vào lúc đó. Khi bạn nhớ lại một ký ức phân tách, thì bạn có thể nhìn thấy chính mình đang có những cảm giác ban đầu này trong hình ảnh, nhưng không cảm thấy chúng trong cơ thể mình... Tình huống lý tưởng là nhớ lại những ký ức thú vị được liên kết, sao cho bạn có thể dễ dàng thưởng thức tất cả những cảm giác tích cực đi kèm theo chúng. Khi bị phân tách khỏi những cảm giác không thú vị của mình, thì bạn vẫn sẽ có toàn bộ thông tin thị giác, về việc có thể bạn cần tránh né hoặc đối phó với điều gì trong tương lai, nhưng không có phản ứng cảm giác không thú vị. Tại sao một lần nữa bạn lại cảm thấy không thoải mái?... Điều mà bạn đang dạy cho bộ não mình làm, đó là liên kết với những ký ức thú vị, và phân tách khỏi những ký ức không thú vị. Bộ não của bạn sẽ đạt được ý tưởng này một cách khá sớm, và tự động làm điều tương tự đối với tất cả những ký ức khác của bạn”. Bandler nhấn mạnh rằng: “Việc dạy cho người nào đó cách liên kết và phân tách như thế nào và khi nào, là một trong những phương cách sâu xa nhất và thâm nhập nhất, để thay đổi
phẩm chất kinh nghiệm của một người, và thái độ phát xuất từ đó”.
Một hình thức thái cực của kinh nghiệm không thú vị với tác dụng thường xuyên là nỗi ám ảnh, sợ hãi đối với loài chó, nhện, ruồi, thang máy, và những thứ khác. Liệu pháp NLP dạy cho bạn loại bỏ ngay lập tức những nỗi ám ảnh. Hãy thử quy định này: Trước hết, hãy tưởng tượng rằng bạn đang ngồi ở nơi nào đó chính giữa thính phòng chiếu phim. Trên màn ảnh chiếu một tấm ảnh đen trắng về chính bạn, chỉ ngay trước khi bạn cảm thấy sợ hãi. Sau đó, bạn hãy bỏ mặc cơ thể mình ở trong thính phòng, hãy tự đặt mình trong phòng chiếu phim, từ đó, bạn có thể tự nhìn thấy mình đang xem tấm ảnh của mình trên màn ảnh. Bây giờ, bạn hãy biến đổi tấm ảnh đó trên màn ảnh thành một bộ phim đen trắng, và xem nó từ đầu đến đúng lúc cuối của kinh nghiệm then chốt. Bây giờ, bạn hãy một lần nữa chuyển bộ phim này thành một slide, đưa hình ảnh vào và chiếu lại bộ phim, nhưng khi bạn chiếu lại, hãy biến nó thành một bộ phim màu, và chiếu thật nhanh, đến nỗi nó quay lại trong vòng 2 giây. Bài tập này sẽ loại bỏ được nỗi khiếp sợ của bạn. Bandler nhận xét rằng những người sợ hãi việc chứng kiến một cảnh tượng không thú vị ngay cả về mặt Tinh thần, thì đều không chú ý đến việc xem chính họ đang chứng kiến sự kiện, và đã sử dụng phương pháp NLP để khai thác tình huống.
Những người thiếu động cơ, đều có thể rất được hưởng lợi từ phương pháp NLP. Họ nên tìm kiếm một người bạn có động cơ rõ rệt, và hỏi người đó cách họ chiếu bộ phim trong tâm trí như thế nào, để tự động viên mình. Chẳng hạn, hầu hết chúng ta đều có thể không ý thức về những việc
chúng ta đang làm, để thuyết phục mình thức dậy sớm vào buổi sáng, và bắt đầu đi làm. Bạn có thể làm tương tự như vậy, bằng cách hỏi những người bạn có động cơ gần gũi, xem những hình ảnh nào xuất hiện trước hết trong tâm trí họ, hối thúc họ nhảy ra khỏi giường. Chẳng hạn, một người thường xuyên thức dậy sớm có thể xem một hình ảnh sáng sủa về chính mình đang làm điều gì đó mà họ thích làm. Điều này động viên người đó thức dậy sớm, và quên đi cảm giác không thoải mái của họ về mặt thể lý. Chắc hẳn quá trình tương tự sẽ động viên người đó đối với bất cứ việc gì họ làm.
Hầu hết chúng ta đều chịu đựng sự giới hạn đối với đủ mọi loại niềm tin. Chúng ta có thể tin rằng mình không có khả năng lái xe trên những con đường đông đúc, rằng mình bị thiếu khả năng tổ chức, thiếu sức mạnh ý chí để
giảm cân thừa, rằng mình sẽ không có khả năng để học bơi
hoặc trở thành một vận động viên chuyên đánh tennis v.v... Sau đây là thủ tục của phương pháp NLP, để loại bỏ niềm tin què quặt đó, vốn cản trở con đường thành công của bạn:
Trước hết, bạn hãy khám phá xem mình biểu thị những niềm tin giới hạn của mình về mặt Tinh thần như thế nào. Chẳng hạn, bạn tin rằng mình sẽ thiếu nghị lực để giảm cân. Bạn biểu thị tình trạng này như thế nào trong tâm trí? Bạn có tự nhận thấy mình mập mạp dưới những màu sắc
trong sáng không? Hoặc hình ảnh này mờ nhạt? Kích thước
của hình ảnh này thế nào? Nó có ba hoặc hai chiều kích? Bạn hãy dành một số thời gian để thử nghiệm và khám phá. Sau đó, bạn hãy nghĩ đến việc mình biểu thị mối hoài nghi trong tâm hồn ra sao, nghĩa là điều gì đó mà bạn có thể cảm thấy có thể thật hoặc không thật. Chẳng hạn, bạn có thể có
những mối hoài nghi về khả năng của mình với tư cách là một vận động viên tennis. Hoặc bạn có thể hoài nghi về hiệu quả của loại thuốc nào đó. Sự khác biệt về kích thước của hình ảnh và những đặc điểm khác đã được thảo luận trước đây ra sao? Hãy trắc nghiệm khả năng của từng đặc điểm, để thay đổi niềm tin của bạn thành mối hoài nghi. Nghĩa là hãy thay đổi những đặc điểm của cách thức bạn hình dung mình đang giảm cân như thế nào, thành những đặc điểm của cách thức bạn hình dung mình đang chơi tennis, hoặc cách thức bạn hình dung hiệu quả đáng nghi ngờ của loại thuốc đang bàn đến ra sao.
Sau khi trắc nghiệm từng đặc điểm, bạn hãy đổi lại thành đặc điểm cũ, trước khi trắc nghiệm đặc điểm kế tiếp. Bạn thích thay đổi niềm tin gì mới cho niềm tin giới hạn trước đây? Hãy phát biểu điều này một cách tích cực: “Tôi có thể dễ dàng giảm cân”. Trong khi duy trì việc biểu thị bên trong về niềm tin giới hạn của mình, bạn hãy thay đổi tất cả những đặc điểm đối với đặc điểm nào diễn tả mạnh mẽ nhất về mối hoài nghi, chẳng hạn, nếu niềm tin được biểu thị bằng một bộ phim, hoặc mối hoài nghi được biểu thị bằng một hình ảnh yên tĩnh, thì bạn hãy ngăn cản bộ phim này. Sau đó, bạn hãy thay đổi nội dung, để diễn tả niềm tin mới mà bạn muốn đưa vào, và cuối cùng, hãy thay đổi đặc điểm của mối hoài nghi thành đặc điểm của niềm tin. Chẳng hạn, chắc hẳn bạn tin rằng mặt trời sẽ mọc vào sáng mai, bạn hình dung niềm tin này như thế nào? Hãy ghi chú từng đặc điểm. Hãy thay đổi những đặc điểm nơi hình ảnh của bạn về bản thân trong việc giảm cân, sau khi bạn đã thay đổi chúng thành những đặc điểm nơi hình ảnh của bạn về bản thân trong việc chơi tennis – thì sau đó, bạn hãy thay đổi chúng
thành những đặc điểm nơi niềm tin của bạn về việc mặt trời mọc. Điều này sẽ tạo thành một thói quen.
Hầu hết chúng ta đều thích có khả năng từ bỏ một số thói quen của mình (được định nghĩa như là một phản ứng tự động mà chúng ta không kiểm soát được), như cắn móng tay, hoặc mất bình tĩnh, không nói đến thói quen hút thuốc lá, hoặc uống cà phê. Cách thức NLP xử lý một tình huống như vậy như sau:
Trước hết, bạn hãy nhận ra mình muốn thay đổi thói quen gì. Thứ hai, hãy nhận ra những điều mà bạn đang thực sự nhìn thấy, bên trong, ngay trước khi bạn tỏ thái độ không ưa, tốt hơn, nên bắt đầu có thái độ đó, và khi bạn làm như vậy, hãy phát sinh một hình ảnh liên kết với thái độ đó. Bởi vì hình ảnh được liên kết, nên cảm giác thích thú hoặc không ưa cũng sẽ xảy ra. Thứ ba, hãy tạo ra một hình ảnh phân tách của kết quả mà bạn nhìn thấy. Thứ bốn, hãy thay đổi hai hình ảnh này theo cách thức như sau: Hãy bắt đầu bằng cách xem hình ảnh liên kếttrước hết, thật to lớn và sáng sủa. Sau đó, hãy đưa vào một hình ảnh phân tách thật nhỏ bé và tối tăm, về kết quả mà bạn mong muốn ở góc dưới thấp, bên phải. Kế tiếp, hãy thay đổi qua lại hai hình ảnh trong một lúc, sao cho hình ảnh nhỏ bé và tối tăm sẽ phát triển thành to lớn và sáng sủa, và sẽ che phủ hình ảnh đầu tiên, vốn mờ nhạt và co rút lại coi như không còn tồn tại nữa. Sau đó, bạn hãy xóa bỏ màn ảnh và mở mắt ra.
Hãy lập lại thủ tục thay đổi năm lần, đoan chắc rằng bạn đều xóa bỏ màn ảnh mỗi lần bạn hoàn tất nó. Sau cùng, bạn hãy thử lại để phát sinh hình ảnh đầu tiên. Nếu thủ tục của bạn có hiệu quả, thì bạn sẽ nhận thấy công việc này thật
khó khăn. Hình ảnh sẽ có khuynh hướng tan biến, và được thay thế bằng hình ảnh thứ hai.
Mặc dù không có cách nào hình ảnh này làm cạn kiệt vốn của những điều mà phương pháp NLP có khả năng đạt được, nhưng nếu bạn có một tinh thần nội quan phiêu lưu, và kiên nhẫn để thử các phương pháp của NLP, thì bạn sẽ càng đi xa. Sau đây là phác thảo một số yếu tố khởi xướng về thái độ mới mà bạn có thể sử dụng:
1/ Hãy chọn một tình huống mà trong đó, bạn mong muốn có thái độ mới, nghĩa là một cuộc họp mà trong đó, bạn mong muốn phát biểu một cách hùng biện; 2/ Hãy chọn một bộ phim trội vượt về thái độ này; 3/ Hãy nhìn xem và lắng nghe, trong tâm trí mình, lối cư xử kiểu mẫu trong tình huống này; 4/ Hãy thay đổi hình ảnh và tiếng nói của bạn