Bạn cảm thấy thế nào về những khả năng sáng tạo của mình? Cảm xúc tạo thuận lợi hoặc hạn chế tiềm

Một phần của tài liệu Khám phá sức mạnh nội tâm của mình - Discover power of inner self (Trang 156 - 197)

của mình? Cảm xúc tạo thuận lợi hoặc hạn chế tiềm năng sáng tạo của bạn? Bạn nhìn vào cuộc đời như là hàng loạt những cơ hội hoặc vấn đề? Có thể theo dõi được nhiều khó khăn do tình trạng bất hòa trong quan hệ. Nếu bạn hoàn toàn nhận trách nhiệm về việc tự

làm cho mình được hiểu biết đầy đủ, cũng như hoàn

toàn hiểu biết về những điều đang được truyền đạt cho bạn, thì hầu hết các vấn đề của bạn đều sẽ được giải quyết. Sau khi đưa ra lời phát biểu, hãy hỏi: “Bạn hiểu được gì từ những điều mà tôi đã nói?”. Diễn đạt lại những điều đã được truyền đạt cho bạn, và kiểm tra xem có phải đó là ý nghĩa của điều này không. Mối quan hệ đích thực phát xuất từ sự đồng cảm.

Sự đồng cảm với người khác liên quan đến việc:

a. Nhận ra rằng quan điểm của người khác có thể khác biệt với quan điểm của bạn.

b. Hiểu biết về mặt cảm xúc rằng thật hoàn toàn

đúng đắn khi bạn là bạn, và tôi là tôi. Làm thế nào mà tôi có thể làm cho bạn thậm chí lại càng nhiều hơn cả bạn được?

c. Thực sự mong muốn hiểu biết quan điểm của

những người khác.

10.Đến mức độ bạn nghĩ đến những kết quả tích cực khi áp lực đè nặng lên, thì chắc hẳn những kết quả đều tích cực; và ngược lại. Lần tới, khi bạn đang chịu áp lực, hãy tự hỏi: Tôi có thể tự lập trình lại cho mình, để nhìn vào những khía cạnh tích cực của tình thế không? Hãy tìm ra sự thỏa mãn trong bất cứ việc gì bạn làm. Không người thành công nào làm việc chỉ để sống.

8

Một Chiến lược đối với Cuộc sống

Mukund là con trai của một giáo viên, nên anh cũng dạy học như một công việc thuộc về truyền thống trong gia đình mình, mặc dù hoài bão của anh là nghiên cứu. Sau khi đạt được một trình độ về khoa học và văn bằng sư phạm, anh dạy học tại một thị trấn nhỏ. Anh kết hôn với Kumud, một thiếu nữ cũng xuất thân từ một gia đình chính thống.

Mặc dù thông minh và có giáo dục, nhưng gia đình chị vẫn quy định rằng chị không nên đi làm. Hai vợ chồng chị sống chung với cha mẹ của Mukund. Dường như thể cuộc sống của họ sẽ nhàm chán. Nhưng một ngày kia, trường của Mukund có được một vị Hiệu trưởng có sáng kiến tài trợ chi phí cho Mukund tham gia một chương trình vào cuối tuần, do ban Đào tạo Hội nghị Chuyên đề Erhard (EST) tổ chức.

Sau này, anh mô tả tác động của hội nghị này đối với bản thân mình là “Biến đổi”. Anh đã đầu tư một số tiền tiết kiệm của mình vào khóa đào tạo kéo dài 60 giờ, để anh và

vợ anh tham gia chung. Và họ cùng nhau quyết định rằng họ

muốn có một cuộc sống hoàn toàn thay đổi cho chính họ. Anh ghi danh vào một khóa học Cử nhân Quản trị Kinh doanh bán thời gian trong khi anh vẫn dạy học, và động viên vợ anh cũng ghi danh, bất kể học phí cao. Chẳng bao lâu sau khi tốt nghiệp, họ có thể kiếm được công việc trong ngành, anh ở ngành tiếp thị, chị ở ngành nhân sự. Trong khi làm việc, anh lại ghi danh học Thạc sĩ khoa học, do công ty tài trợ. Đến cuối thời gian học này, anh còn thuyết phục nhà quản trị của anh khởi sự Bộ phận Nghiên cứu & Phát triển mà anh đứng đầu. Chẳng bao lâu sau, anh đã đạt được phần thưởng về những sáng kiến và anh đang đăng ký bằng sáng chế, công ty anh vẫn được hưởng lợi từ những tài năng của anh.

Hiện nay, Kumud cũng đứng đầu bộ phận của mình, và đã thành công trong việc thiết lập những mối quan hệ rất thân ái giữa chủ và thợ, dựa trên một cơ sở đã trở thành kiểu mẫu cho nhiều công ty khác. Hai vợ chồng anh gặp phải nhiều phản đối trong gia đình họ, nhưng họ vẫn chứng tỏ tính độc lập của mình, bằng cách phản kháng lại sức ép đối với họ. Mukund được công ty cấp nhà ở, và họ đã dọn nhà. Tất cả bạn bè của họ đều ngạc nhiên trước sự biến đổi so với con người trước đây của họ. Vì ích lợi của hai vợ chồng, và vì chương trình đào tạo do Kumud tổ chức trong công ty của chị, nên họ đã tóm tắt cơ sở đối với sự biến đổi của mình, thông qua những gì họ đã học hỏi từ EST và từ kinh nghiệm riêng:

Sau đây là bản tóm tắt:

Đến với những Mối quan hệ trong Cuộc sống

Mục đích: Để làm sáng tỏ mục đích của chúng ta trong cuộc đời, và loại bỏ những trở ngại đối với thành tích của cuộc sống.

Tư thế: Không quan trọng.

Thời gian: Có thể học hỏi trong thời gian ngắn 10 phút, và phải áp dụng cho những sinh hoạt của mọi người.

Thủ tục:

1. Cuộc đời là một chiến lược mà bạn phải chấp nhận đầy đủ trách nhiệm, nếu bạn phải chiến thắng nó. Điều này dựa trên những thỏa thuận mà bạn thực hiện với bất cứ người nào bạn tương tác với, và dựa trên những chọn lựa mà bạn chịu trách nhiệm. Những thỏa thuận đều được tiến hành một cách tự do, và bạn phải tiến hành những thỏa thuận vì lợi ích của mình. Không có lý do gì để phải tiến hành những thỏa thuận nào không vì lợi ích của mình. Đừng tiến hành những thỏa thuận chỉ vì bạn không có chọn lựa. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn rằng bạn có nhiều chọn lựa vô tận, nếu bạn nhận trách nhiệm đối với những hậu quả.

2. Hãy xem xét cuộc đời bạn trong tình hình hiện nay của nó. Bạn có thỏa mãn với cách thức cuộc đời đang tiếp diễn không? Hoặc phải chăng bạn đang than phiền về cách thức những lợi thế bị so sánh chống lại bạn? Phải chăng điệp khúc của bạn là cuộc đời thật bất công? Rằng bạn đã từng bị đối xử không công bằng? Rằng bạn không được dành cho cơ hội để thành công, vì bất cứ lý do gì? Bạn có căm phẫn về tình trạng bất công của toàn bộ điều này không? 3. Bạn phải quyết định xem có phải mình sẽ tiếp tục

than phiền và đánh mất tất cả những kế hoạch của cuộc đời hay không, hoặc có phải bạn sẽ quên đi việc tự đổ lỗi cho mình hoặc bất cứ người nào khác, và tiếp tục đạt được tất cả những điều bạn mong muốn hay không.

4. Cách thức để đạt được những điều ấy là bắt đầu thực

hiện những quy tắc riêng của mình. Cho đến nay, có lẽ hầu như bạn vẫn đi theo những quy tắc cuộc sống do người khác nào đó áp đặt lên bạn. Những quy tắc về sở thích, thái độ, niềm tin đều do nền văn hóa, các tổ tiên, gia đình, những thói quen của bạn áp đặt. Có thể bạn không bao giờ xem xét tại sao bạn đang làm bất cứ việc gì mình đang làm; cho dù bạn có muốn làm việc này hay không; và nếu không, thì tại sao bạn không nên chấm dứt làm việc này. Bạn đang giới hạn những chọn lựa của mình một cách vô thức, bằng cách tưởng tượng ra những hậu quả rất tồi tệ của việc loại bỏ những quy tắc nào phải đi theo mà không vì lợi ích của mình, giữ những thỏa thuận không vì lợi ích của mình, nhưng bạn vẫn chấp nhận, bởi vì bạn

tin rằng mình không có chọn lựa nào, ngoại trừ chấp nhận chúng.

Có phải bạn đang đi theo những chỉ thị như: “Bạn phải đi theo truyền thống gia đình”, “Đừng ra khỏi pháp (Phật giáo) của bạn”, “Mọi phụ nữ trong gia đình chúng ta đều đã làm điều này, và bạn cũng phải làm như vậy”? Phải chăng bạn đang chèo chống lại với khuynh hướng thuộc về sở thích riêng của mình và không đi đến đâu, hoặc phải chăng bạn đang đi cùng với làn sóng của những tài lực và khả năng riêng của mình trong cuộc đời?

5. Nếu bạn đang chèo chống lại với khuynh hướng của

mình, thì cuộc đời sẽ không hoạt động cho bạn. Bạn có thể nói như thế nào, khi tự hỏi xem mình có quản lý được cuộc đời mình không? Bạn có hài lòng với 95% trong số bất cứ việc gì bạn đang làm không? Hoặc phải chăng bạn đang chấp nhận 95% này như là cái giá không vui, để đạt được 5% những điều bạn vui hưởng: thu nhập, địa vị, sự thoải mái..., hoặc thậm chí có thể không phải là những điều này?

6. Sau đây là cách chúng ta làm thế nào để điều hành cuộc đời mình. Tâm trí chúng ta giống như những cuộn băng video vẫn ghi lại toàn bộ quá khứ, và quay lại cuộn băng này vô số lần, để chúng ta “học hỏi” từ những “sai lầm” và không lập lại chúng. Tâm trí nói với chúng ta rằng miễn là chúng ta tiếp tục lập lại những việc chúng ta đã từng thực hiện một cách “thành công” trong quá khứ, thì chúng ta sẽ sống còn. Nếu không, thì sự sống còn của chúng ta bị đe dọa. Bạn hãy kiên định, tâm trí nói rằng hãy trung thành

với những truyền thống của gia đình vốn đã được thời gian thử nghiệm, và bạn sẽ được an toàn. Bạn đi theo những chỉ thị, bạn làm những điều đúng đắn, nhưng những phần thưởng lại không đến với bạn, bởi vì cuộc đời vẫn đang mãi mãi thay đổi, và bạn không thể áp dụng những quy tắc cũ. Vì thế, bạn bắt đầu than phiền: “Tôi đã làm những điều đúng đắn, nhưng tôi vẫn không được thăng tiến, tôi đã sai lầm”.

Nhưng than phiền không phải là một cách thay thế cho việc điều hành cuộc đời mình. Và than phiền là toàn bộ việc mà bạn sẽ làm, cho đến khi bạn quyết định ngưng nhìn lại phía sau, vứt bỏ cuộn băng của mình, và nhìn về phía trước tới nơi mà bạn muốn đi. Hãy nhận xét về cuộn băng cuộc đời mình, một cách phê bình và chân thật, trước khi bạn vứt bỏ chúng. Hãy cẩn thận nhìn vào cuộc đời mình. Cuộc đời có mang lại cho bạn những điều bạn mong muốn bên ngoài cuộc sống không? Hay phải chăng những chiến lược thu băng để đạt được những điều bạn mong muốn đều sai trái? Hãy đứng cách xa với quá khứ của bạn và xem xét nó. Bạn không phải là quá khứ của mình. Bạn là bạn, và có thể tạo ra tương lai bằng những điều bạn mong muốn. Nhưng trước đó, bạn phải dẹp bỏ những sức ép từ quá khứ, nỗi sợ hãi rằng nếu bạn đi xa khỏi những quy tắc của nó, thì bạn sẽ gặp một kết thúc thảm hại. Nếu bạn đối diện với quá khứ một cách chân thành, thì bạn sẽ được giải thoát khỏi quá khứ.

7. Điều mà bạn đang tìm kiếm chính là những kết quả, không có lý do chính đáng để thất bại, đây là điều mà

cho đến nay, hầu hết chúng ta đều có thể tạo ra. Khi bạn đạt được những kết quả mong muốn, thì sẽ không ai hỏi bạn tại sao bạn đạt được chúng. Để đạt được kết quả, bạn hãy hoàn toàn thay đổi, hãy nhìn lên phía trước, đừng nhìn lại phía sau, và mọi sự sẽ trở nên dễ dàng, giống như khi bạn trôi nổi cùng với dòng nước của một con sông.

8. Điều kiện đầu tiên để nhìn lên phía trước và quên đi quá khứ, đó là chấp nhận quá khứ mà không e dè. Bạn không thể làm gì để thay đổi được quá khứ. Đừng lãng phí thời gian để khiển trách quá khứ. Đừng để cho sự dày dạn đối với quá khứ kềm hãm sự tiến bộ của bạn. Đừng cố gắng sửa chữa những sai lầm của quá khứ, bằng những tư tưởng vô ích của sự trả thù hoặc tiếc nuối.

Hãy lắng đọng chúng trong quá khứ không thể đảo ngược được, quên chúng đi, nhìn lên phía trước, và tiếp tục làm những điều bạn mong muốn.

9. Điều kiện thứ hai để nhìn lên phía trước và chuyển động hướng tới, đó là sau khi hoàn toàn chấp nhận quá khứ, hãy chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm đối với bất cứ việc gì bạn làm hoặc xảy đến với bạn. Đừng tìm kiếm lý do bào chữa cho những thất bại. Bất cứ điều gì xảy ra, đều đã xảy ra rồi – đó hoàn toàn là trách nhiệm của bạn, không ngoại lệ, ngay cả nếu tâm trí bạn nói với bạn rằng người khác nào đó đã phá hoại thành công của bạn. Cách lý luận thật đơn giản: hoặc là bạn hoàn toàn chấp nhận trách nhiệm, mà không bào chữa và ngoại lệ, đối với bất cứ điều gì xảy đến trong cuộc đời; hoặc là bạn để cho

những người khác điều hành cuộc đời mình. Đây là vấn đề về thái độ. Nếu bạn chỉ đạo cuộc đời mình, thì bạn hoàn toàn nhận trách nhiệm. Lúc nào bạn từ bỏ trách nhiệm, thì bạn đánh mất quyền chỉ đạo. Đó là điều không thể tránh được. Hãy trải nghiệm thái độ hoàn toàn nhận trách nhiệm, và bạn sẽ nhận thấy mình có thể dễ dàng mang được sức nặng của cuộc đời. Nếu điều gì đó sai trái, hãy tự hỏi: “Tại sao tôi lại làm điều này đối với chính mình?”, chứ không phải là: “Tại sao điều này phải xảy đến cho tôi?”. Hãy thực hiện điều này, và sau sự phản kháng ban đầu, bạn sẽ nhận thấy mình sẵn sàng hơn, và có khả năng hoàn toàn nhận trách nhiệm đối với cuộc đời mình. Hãy hoàn toàn thử điều này trong một khoảng thời gian một cách chân thành và trung thực, bất kể những cách bào chữa.

Khi bạn hoàn toàn nhận trách nhiệm đối với cuộc đời mình, thì hai câu hỏi sẽ nổi lên trong tâm trí bạn: “Tôi là ai?” và “Tôi sẽ đi đâu?”. Trước đây, bạn là một con người máy móc, đã từng từ bỏ quyền quản lý, và điều này khiến bạn không có ý thức để hỏi xem mình là ai, bởi vì bạn không là ai cả, và việc bạn sẽ đi đến đâu không hề tạo ra sự khác biệt.

Bây giờ, những câu trả lời sẽ là: “Tôi là người chọn để trở thành”, “Tôi sẽ đi tới nơi mà tôi chọn để đi – và tôi có những chọn lựa bất tận”.

10.Một nguyên tắc chỉ đạo chủ yếu để làm cho cuộc đời

của bạn hoạt động, đó là từ bỏ thói tự cho mình là đúng đắn và những người khác là sai trái. Hãy toàn

tâm toàn ý thực hiện điều này. Cứ để cho người khác đúng đắn. Hãy chấp nhận những nhu cầu của họ; đừng phủ nhận chúng. Chỉ nêu lên những nhu cầu của mình là gì, rằng chúng khác biệt, và bạn đang tiến hành công việc làm cho cuộc đời của mình hoạt động, chứ không phải là những người khác. Khi bạn đối đầu với một người khác, trước hết, hãy nhận ra rằng người đó có những quy tắc riêng của họ, rồi sau đó, hãy nêu lên những nhu cầu của mình một cách thẳng thắn và rõ rệt, và hỏi người đó xem có thể làm gì trong tình huống này. Trong nhiều trường hợp áp đảo, người đó sẽ tìm thấy một cách thức để thực hiện điều mà bạn cần, ngay cả bằng cách khuất phục những quy tắc của họ, chỉ vì bạn đã chấp nhận người đó và những quy tắc riêng của họ.

Tốt nhất, hãy luôn luôn nên tự đặt mình vào trường hợp của người khác, khi bạn đối đầu với họ hoặc họ đối đầu với bạn. Thế rồi bạn đối xử với người đó mà không cho là họ sai trái, nhưng hãy nêu lên vấn đề của mình. Kết quả là hầu hết các vấn đề của bạn với người đó sẽ tan biến. Bạn sẽ được coi như là thẳng thắn, cởi mở, và người đó sẽ cởi mở với bạn. Họ sẽ nhận ra ý muốn của bạn qua điều bạn nói; khi người ta không mặc cả, thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian mà hiện nay đang bị lãng phí, trong việc đấm bóng để đạt được những lời lẽ hay nhất trong bất cứ quan hệ tương tác nào. Như vậy, trong bất cứ sự đối đầu nào, khi bạn đưa ra một lời đề nghị

Một phần của tài liệu Khám phá sức mạnh nội tâm của mình - Discover power of inner self (Trang 156 - 197)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)