Nguồn gốc và phân bố

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) NGHIÊN cứu tạo, NHÂN PHÔI vô TÍNH và rễ bất ĐỊNH cây NGŨ GIA bì CHÂN CHIM (schefflera octophylla lour harms) (Trang 25 - 26)

5. Tính mới của đề tài

1.1.1. Nguồn gốc và phân bố

Ngành: Magnoliopsida Lớp : Magnoliopsida Bộ : Apiales Họ : Araliaceae Chi : Schefflera

Loài : Schefflera octophylla

`

Họ Ngũ gia bì/họ Nhân sâm (Araliaceae) là họ rất đa dạng về thành phần loài, có khoảng 70 chi, 900 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, rất ít đại diện ở vùng ôn đới, phần lớn các chi và loài phân bố ở Đông nam Á, châu Úc, châu Mỹ nhiệt đới. Ở Việt Nam thực vật thuộc họ Ngũ gia bì cũng khá đa dạng về thành phần loài, đặc điểm sinh thái – sinh học, hiện thống kê được 141 loài thuộc 19 chi, phân bố rộng thường mọc rải rác ở vùng rừng núi nhưng mọc tập trung nhiều ở những vùng núi cao có khí hậu ôn hòa, có nhiều loài sống ở những nơi quang đãng, ẩm ướt, ven rừng, ven suối…Thực vật họ Ngũ gia bì còn rất đa dạng và phong phú về các hợp chất thứ cấp, có khả năng tổng hợp và tích lũy các hợp chất triterpenoid saponin,

Hình 1.1. Hình thái một số bộ phận của cây NGBCC (Schefflera octophylla) A. Lá; B. Hoa; C. Quả

hữu cơ khác…[1]. Đây chính là nguồn hợp chất sinh học có hoạt tính rất tốt, vì thế rất nhiều loài trong họ này đã được sử dụng làm nguồn dược liệu quý có giá trị cao trong ứng dụng bảo vệ sức khỏe cho con người.

Chi Schefflera là chi lớn nhất trong họ Ngũ gia bì, thành phần loài rất đa dạng với khoảng 450 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines, Indonesia, New Zealand, Singapore, Australia và một số đảo ở Thái Bình Dương [10]. Ở Việt Nam cũng đã thống kê được 56 loài (chiếm 39,7% tổng số loài của họ Ngũ gia bì), 4 thứ [1]. Nhiều loài trong chi này đã được sử dụng làm thuốc chữa trị bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp ngoài ra còn có tác dụng điều trị bệnh tiêu hóa, ho, cầm máu…như NGBCC (Schefflera octophylla Lour. Harms), Chân chim Bắc bộ (Schefflera tonkinensis R. Vig), Chân chim lá nhỏ (Schefflera pes-avis R. Vig), Ngũ gia bì lá láng (Schefflera nitidifolia Harms), Chân chim Sapa (Schefflera vietnamensis Grush, N. Skvorts/Schefflera chapana Hamrs), ở loài Chân chim núi – Chân chim Petelot (Schefflera petelotii Merr.) còn được sử dụng chữa gãy xương [10].

NGBCC có danh pháp khoa học là Schefflera octophylla (Lour.) Harms [26], tên khoa học khác Schefflera heptaphylla (L.) Frodin, Aralia octophylla Lour, còn có tên gọi khác là Sâm nam, cây Đáng, Lá lằng, Kotan (Lào). Đây là loài thực vật thường xanh, có hoa, có nguồn gốc từ Đông Á là Nhật Bản và miền nam Trung Quốc. Ở Nhật Bản NGBCC mọc hoang từ miền nam Kyushu đến Okinawa, nó là loài thực vật đại diện cho vùng Yanbaru của Okinawa Nhật Bản. Ở Trung Quốc NGBCC phân bố chủ yếu ở Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến [8]. Ở Việt Nam, NGBCC mọc rải rác ở vùng núi cao phía bắc, phía nam của dãy Trường Sơn, có nơi mọc tập trung có diện tích lớn khoảng 5 - 10 hecta, gặp ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Tây, Tuyên Quang, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Bình Phước, Lâm Đồng [27][10].

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) NGHIÊN cứu tạo, NHÂN PHÔI vô TÍNH và rễ bất ĐỊNH cây NGŨ GIA bì CHÂN CHIM (schefflera octophylla lour harms) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)