II. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng Th-ơng mại và cơ chế
4. Những hình thức cơ bản để phòng ngừa rủi ro tín dụng
4.2.1. Tài sản thế chấp
Một trong những giải pháp cổ điển để tối thiểu hoá rủi ro tín dụng là yêu cầu ng-ời vay thế chấp tài sản khi vay vốn ngân hàng. Hình thức này th-ờng đ-ợc áp dụng đối với khách hàng không quen biết, khách hàng không có khả năng trả nợ và không có ng-ời bảo lãnh hay đảm bảo trả thay khi cần thiết.
Tài sản thế chấp có thê là động sản (vàng bạc, hàng hoá, chứng khoán…) và cũng có thể là bất động sản(nhà cửa, công trình, ruộng đất..). Theo khoản 5 điều 6 thì:
“Khi thế chấp tài sản gắn liền với đất, khách hàng vay phải thế chấp cả giá trị quyền sử dụng đất cùng với tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Giá trị quyền sử dụng đất thế chấp đ-ợc xác định tại khoản 3 điều 8 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29-12-1999 của Chính phủ.
Sau khi chủ nợ và con nợ thống nhất thời hạn, giá cả tài sản thế chấp bằng giấy tờ, có chữ ký của hai bên thì một bên nhận tiền vay, còn một bên nhận giấy tờ cam kết và nắm quyền chủ thể trực tiếp của tài sản thế chấp. Bên vay(con nợ) chỉ còn quyền sở hữu gián tiếp tài sản này.
Trên thực tế thì những vật có giá trị lớn nh- kim c-ơng, vàng bạc, đá quý, chứng khoán.. th-ờng chuyển vào gửi ở két bạc ngân hàng. Nếu vì lý do kỹ thuật thì tài sản thế chấp có thể đ-ợc bảo quản, giữ gìn ở các kho chuyên dùng thích hợp với từng loại. Ví dụ thóc gạo, sắt thép, ti vi, tủ lạnh… Nếu là hàng hoá còn trên đ-ờng vận chuyển, thì lấy các vận đơn làm tài sản thế chấp.
Sau khi hết hạn vay, nếu con nợ không trả được nợ, thì chủ nợ “ngân hàng” có
quyền phát mại (bán) tài sản thế chấp để lấy tiền trang trải số nợ ấy. ở đây ngân hàng chẳng những có quyền tính lãi tiền vay, mà còn có quyền bắt phạt ng-ời vay về việc nợ quá hạn không trả.
Nếu tài sản thế chấp là các ph-ơng tiện sản xuất, nh- ruộng đất, ô tô.. thì chủ nợ (ngân hàng) có thể cầm giấy tờ thế chấp còn hiện vật thế chấp thì giao lại cho con nợ tiếp tục sử dụng. Ưu điểm của cách làm này là tạo điều kiện cho con nợ làm ăn, có thu nhập để trả vốn và lãi cho ngân hàng. Nh-ợc điểm là nếu con nợ bán tài sản thế chấp ấy cho ng-ời khác thì ngân hàng (chủ nợ) khó có thể đòi đ-ợc nợ.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu ở con nợ phát sinh các hoá đơn yêu cầu đòi ng-ời thứ ba thanh toán, thì con nợ giao hoá đơn này cho ngân hàng làm căn cứ đảm bảo tiền vay. Cách này đang đ-ợc áp dụng phổ biến trong các cơ quan tài chính ở các n-ớc. So với vay thế chấp tài sản, thì vay theo cách này có lợi hơn vì không phải mất công bảo quản tài sản thế chấp. Hơn nữa, với cách này, thì con nợ luôn luôn phải ky cóp đủ số tiền nhất định ở các hoá đơn thanh toán rồi chuyển những hoá đơn yêu cầu thanh toán này cho ngân hàng, nh- vậy là ngân hàng sẽ quay vòng vốn nhanh hơn. Nh-ng chỉ làm đ-ợc nh- vậy nếu giữa ngân hàng và con nợ có quan hệ tín dụng th-ờng xuyên và ở con nợ luôn xuất hiện các yêu cầu thanh toán mới và th-ờng xuyên đối với ngân hàng.
Trong tr-ờng hợp chuyển nh-ợng toàn bộ các đơn yêu cầu thanh toán, thì con nợ tự động chuyển các đơn yêu cầu thanh toán của mình cho khách hàng nhất định. Có thể chuyển các đơn yêu cầu thanh toán ngay sau khi chúng phát sinh, chứ không phải sau khi chuyển cho ngân hàng các chứng từ thanh toán. Trên thực tế ở các n-ớc, ng-ời ta th-ờng chuyển giao các hợp đồng bảo hiểm, ví dụ bảo hiểm con ng-ời nhờ ngân hàng thu hộ và ăn hoa hồng.