Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố

Một phần của tài liệu Vai trò tín dụng ngân hàng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công cuộc đổi mới nền kinh tế việt nam (Trang 70 - 73)

III. Những u điểm và tồn tại trong hoạt động tín dụng

3. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố

bảo hiểm tín dụng

3.1. Cần nâng cao chất l-ợng bảo đảm tín dụng bằng hình thức thế chấp, cầm cố. cố.

Đối với việc nhận tài sản thế chấp, cầm cố; điều quan trọng là phải xem xét tính pháp lý của hồ sơ thế chấp, cầm cố tài sản để đảm bảo cho việc chuyển nh-ợng tài sản khi bán đấu giá, tránh hiện t-ợng lừa đảo bằng giấy chứng nhận sở hữu giả. Bên cạnh đó cần quan tâm tới việc định giá chính xác tài sản, đặc biệt đối với tài sản là nhà đất, dây chuyền máy móc, thiết bị nhập ngoại đã qua sử dụng. Nếu tài sản thế chấp, cầm cố là ngoại tệ cần quan tâm tới các yếu tố ảnh h-ởng trong t-ơng lai nh- tỷ giá, lạm phát… Nhất là những khoản cho vay lớn và dài hạn. Một thực tế là các tài sản thế chấp, cầm cố rất phong phú và đa dạng, cán bộ tín dụng Ngân hàng không thể hiểu rõ nguồn gốc, đặc điểm , những yếu tố tác động cũng nh- giá trị của chúng. Ví dụ: Để thực hiện một món vay thế chấp bởi nhà đất đòi hỏi cán bộ tín dụng không chỉ có những hiểu biết cơ bản về nhà đất nh- Luật đất đai, biểu tính giá nhà đất của chính quyền thành phố mà còn phải hiểu rõ về giá cả thực, những biến động của nó trên thị tr-ờng, các quy định pháp lý về quyền sở hữu, chuyển nh-ợng, xây dựng, cải tạo nhà, kết cấu, kiểu dáng và độ kiên cố của ngôi nhà. Một cán bộ tín dụng dù tài giỏi tới đâu cũng không thể hiểu biết hết đ-ợc tất cả các lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế. Bởi vậy, để có thể định giá chính xác giá trị tài sản thế chấp, cầm cố để vừa đảm bảo an toàn vốn vay cho Ngân hàng vừa không gây khó khăn cho ng-ời vay, cán bộ Ngân hàng nên đ-a ra những chỉ tiêu nhất định để định giá. Với tài sản thế chấp là nhà đất thì cần những chỉ tiêu chính nh- vị trí ngôi nhà, tình trạng hiện tại, sự biến động giá trên thị tr-ờng…. Với những tài sản thế chấp, cầm cố bằng máy móc thì Ngân hàng nên cùng ng-ời vay thuê ng-ời giám định, nh- vậy vừa khách quan lại vừa đảm bảo đ-ợc tính chính xác.

Một điều kiện không thể thiếu đối với tài sản thế chấp, cầm cố là khả năng phát mại. Tài sản thế chấp không chỉ là những tài sản có giá trị, đ-ợc Nhà n-ớc cho phép mà đó còn là những tài sản có khả năng bán đ-ợc trong tr-ờng hợp khách hàng không trả đ-ợc nợ. Do đó, khi nhận tài sản thế chấp cán bộ tín dụng không nên nhận những tài sản quá lớn hoặc những công trình đang xây dựng dở dang, khi phát mại rất khó tìm đ-ợc ng-ời mua mà nếu có thì cũng không thể bù đắp đủ

khoản cho vay. Hiện nay tình hình biến động của bất động sản vô cùng phức tạp,

sau một thời gian “sốt đất” giá thị trường đã tăng lên gấp ba, gấp bốn lần. Điều này

đã đẩy giá trị ảo của bất động sản lên cao, nếu nh- cán bộ tín dụng không tỉnh táo trong cho vay thế chấp bằng bất động sản thì rủi ro lớn hoàn toàn có thể xảy ra. Ngân hàng cũng cần kiểm tra kỹ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, không ít tr-ờng hợp một tài sản đem thế chấp vay vốn ở nhiều Ngân hàng. Cụ thể tại Công ty đầu t- xây dựng công trình, vốn tự có của công ty chỉ khoảng 6 tỷ nh-ng công ty đã tiến hành vay vốn tại nhiều ngân hàng, số vốn vay v-ợt quá mức cho phép dẫn tới công ty không có khả năng hoàn trả vốn vay khi đến hạn.

Ngoài ra Ngân hàng nên có quan hệ tốt với địa ph-ơng, tránh những v-ớng mắc trong quá trình xử lý tài sản thế chấp nh- sự không thống nhất giữa Ngân hàng và địa ph-ơng, giữa Ngân hàng với Hội đồng định giá, hoặc có khi là sự cản trở của các thành viên khác trong gia đình ng-ời vay trong việc phát mại tài sản. Bởi vậy, Ngân hàng nên yêu cầu tất cả các thành viên ký vào đơn xin vay vốn.

Trên thực tế tài sản thế chấp chủ yếu tại Ngân hàng Th-ơng mại Quân đội chủ yếu là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất với giá trị lớn; với tài sản thế chấp loại này Ngân hàng nên nhờ cơ quan chuyên môn kiểm định tình trạng kỹ thuật của tài sản thế chấp. Để tránh những hao mòn vô hình , nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nh- vũ bão hiện nay ngân hàng chỉ nên nhận thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn và chỉ nhận những tài sản thế chấp có chất l-ợng cao, đ-ợc thị tr-ờng chấp nhận. Cán bộ tín dụng cần th-ờng xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng tài sản thế chấp.

Đối với tài sản tài sản, thiết bị của nhà máy th-ờng không có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận để cho bên vay giữ loại tài sản này. Bởi vì, nếu các máy móc này phải giao cho Ngân hàng giữ thì doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động đ-ợc. Hơn nữa, Ngân hàng cũng không thể có địa điểm rộng để cất giữ và bảo quản các máy móc này. Nếu giao cho bên thứ ba giữ thì sẽ phải trả phí bảo quản và làm tăng lãi suất cho vay. Có thể nói quy định quá chặt chẽ này đã làm mất hiệu quả của biện pháp cầm cố. Ngân hàng nên nghiên cứu xem xét để cho phép bên cầm cố giữ tài sản, nh-ng phải cam kết bảo quản không đ-ợc bán tài sản cầm cố và Ngân hàng có quyền kiểm tra việc thực hiện cam kết này của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc này khá nhiều rủi ro và không nên áp dụng rộng rãi. Hiện nay đã có quy định cho phép khách hàng vay giữ và sử dụng tài sản cầm cố trong tr-ờng hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu, nh-ng tổ chức tín dụng phải giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đồng thời có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về thực trạng tài sản cầm cố. Ngân hàng nên nghiên cứu

để áp dụng quy định này cho phù hợp với tình hình cụ thể của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn tại Ngân hàng.

Ngân hàng nên tăng c-ờng thực hiện cho vay chiết khấu, cầm cố chứng từ có giá nh- trái phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm do các Ngân hàng quốc doanh phát hành.

3.2. Bảo lãnh

Bảo lãnh có nhiều -u điểm hơn so với cầm cố và thế chấp. Khi cầm cố hay thế chấp thì luôn luôn phải xác định xem là những tài sản nào phải cầm cố, thế chấp và giá trị của những tài sản này là bao nhiêu. Việc định giá đòi hỏi phải xác định những giấy tờ để chứng minh tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố và thế chấp. Hơn nữa việc tổ chức bán tài sản th-ờng tốn kém và mất nhiều thời gian, mà giá trị tài sản đã cầm cố, thế chấp có thể giảm đi, hoặc mất mát trong thời hạn cầm cố, thế chấp. Do vậy, trong suốt thời hạn cầm cố và thế chấp, phía Ngân hàng lại phải th-ờng xuyên tiến hành kiểm tra tình trạng những tài sản này. Trong khi đó, bên bảo lãnh cam kết dùng tất cả tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng sẽ không phải quá quan tâm đến việc kiểm tra tình trạng của từng tài sản cụ thể và sẽ tránh đ-ợc những nh-ợc điểm của cầm cố và thế chấp. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro mất vốn nếu bên bảo lãnh mất khả năng thanh toán, bị tuyên bố phá sản và do vậy không thể thực hiện các nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bảo lãnh.

Chính vì rủi ro này mà Ngân hàng luôn luôn phải tìm hiểu kỹ về bên bảo lãnh và chỉ chấp thuận sự bảo lãnh của các công ty lớn và có uy tín hoặc yêu cầu bên bảo lãnh phải dùng tài sản để cầm cố, thế chấp. Ngân hàng phải chú ý đến khả năng thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay. Khả năng thực hiện việc trả nợ vay không chỉ phụ thuộc vào việc bên bảo lãnh có đủ tài sản mà quan trọng hơn là bên bảo lãnh có những nguồn thu nhập ổn định để bảo đảm có tiền thanh toán theo đúng lịch biểu của hợp đồng vay vốn. Ví dụ một hợp đồng vay vốn có thời hạn 5 năm và yêu cầu bên vay phải thanh toán lãi và gốc theo từng giai đoạn 6 tháng. Nếu vì một lý do nào đó mà sau 6 tháng bên vay không thanh toán đ-ợc, thì bên bảo lãnh sẽ phải đứng ra thanh toán khoản tiền phát sinh trong 6 tháng đó, chứ không phải toàn bộ số tiền gốc và lãi của khoản vay trong 5 năm. Trong 6 tháng tiếp theo, có thể bên vay lại có khả năng tiếp tục thực hiện đ-ợc các nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng vay. Do vậy, bên bảo lãnh sẽ không phải bán các máy móc thiết bị của mình để thực hiện nghĩa vụ của mình trong 6 tháng đó. Nh- vậy, Ngân hàng

cần xem xét khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh nhằm tạo thuận lợi cho cả Ngân hàng, ng-ời vay lẫn ng-ời bảo lãnh.

3.3. Thực hiện bảo hiểm tín dụng

Có ba hình thức để bảo hiểm tín dụng nh- sau:

- Thứ nhất: Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành

nghề mà họ kinh doanh vì vậy những khoản tín dụng trong tr-ờng hợp này coi nh- cũng đ-ợc bảo hiểm một cách gián tiếp. Ph-ơng pháp này không làm phát sinh thêm thao tác nghiệp vụ cho Ngân hàng. Để sử dụng tốt hình thức này thì ngân hàng cần có chính sách -u tiên cho vay về khối l-ợng và lãi suất đối với các doanh nghiệp cá nhân mua bảo hiểm.

- Thứ hai: Sử dụng biện pháp bảo l-u có nghĩa là Ngân hàng tự bảo hiểm cho

chính mình bằng cách lập các quỹ dự phòng để bù đắp những thiệt hại khi gặp rủi ro tín dụng, từ đó hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra mà vẫn bảo đảm đ-ợc tình hình tài chính của Ngân hàng. Rủi ro luôn song hành với hoạt động kinh doanh nh-ng đối với mỗi thành phần kinh tế thì hệ số rủi ro tín dụng có khác nhau. Việc quy định tỷ trọng rủi ro cụ thể cho từng loại tín dụng có hiệu quả hơn. Phần sử dụng vốn của Ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, Ngân hàng phải lấy vốn tự có để bù đắp song vốn tự có của Ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Nh- vậy hình thành quỹ dự trữ đặc biệt bù đắp rủi ro tín dụng là hợp lý và cần thiết.

Hằng năm Ngân hàng cần phải trích 10% lợi nhuận trong mọi hoạt động kinh doanh của mình để lập quỹ dự trữ đặc biệt bù đắp rủi ro. Quỹ này đ-ợc thành lập cho đến khi bằng 100% vốn điều lệ của Ngân hàng. Quỹ dự trữ đặc biệt này sẽ giúp Ngân hàng khắc phục đ-ợc những khoản tổn thất tín dụng do tình trạng nợ khoanh, nợ tồn đọng lâu dài… để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.

- Thứ ba: Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên

nghiệp. Nh- thế Ngân hàng sẽ tránh đ-ợc những tổn thất khi rủi ro xảy ra đối với những khoản vốn đầu t-.

Một phần của tài liệu Vai trò tín dụng ngân hàng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công cuộc đổi mới nền kinh tế việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)