Một số mô hình nghiên cứu tham khảo

Một phần của tài liệu THÁI MINH QUANG -1906012023-KDTM26 (Trang 41 - 43)

Đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến hành vi tiêu dùng (quyết định mua) của khách hàng đối với một loại sản phẩm cụ thể trên thị trường, việc đưa ra các giải pháp phát triển thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, dự báo nhu cầu hành khách phục vụ …

Đối với lĩnh vực hàng không, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến nghiên cứu hành vi tiêu dùng dịch vụ hàng không, nghiên cứu về hành vi lựa chọn hãng hàng không để di chuyển.

8,4 35,9 40,4 43,0 45,6 56,6 69,6 38,4 39,0 42,8 47,1 51,7 61,9 74,6 46,8 74,9 83,2 90,1 97,3 118,5 144,2 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2021 2022 2023 2024 2025 2030 2035

Ở phạm vi thế giới có thể kể đến một vài kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới như:

- Yeoh và Chan (2011) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng mua vé hàng không lặp lại tại Malaysia. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng ghế ngồi thoải mái, sự chính xác về thời gian đi và đến các chuyến bay, khoang hành lý và phòng vệ sinh sạch sẽ là ba thuộc tính cơ bản để các khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ của hãng hàng không. Tâm trạng của khách hàng và khác hàng xung quanh cũng sẽ ảnh hưởng đến sự trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Tuy vậy, giá vé được xem là tiêu chí quan trọng nhất để lặp lại ý định mua dù khách hàng không hài lòng với chuyến bay.

- Taehong Ahn và Timothy. J. L (2011), thực hiện nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong ngành hàng không: So sánh các hãng hàng không truyền thống và các hãng hàng không giá rẻ. Nghiên cứu chỉ ra các hãng hàng không truyền thống cung cấp dịch vụ tốt hơn các hãng hàng không giá rẻ và hành khách hàng lựa chọn hãng hàng không truyền thống để di chuyển cao hơn hãng hàng không giá rẻ. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể trong hành vi liên quan đến lòng trung thành của hành khách đối với các hãng hàng không giá rẻ và truyền thống. Chất lượng dịch vụ tổng thể có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của khách hàng ở cả các hãng hàng không truyền thống và giá rẻ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến ý định hành vi chỉ có ý nghĩa đối với các hãng hàng không truyền thống.

- Jager và Vanzyl (2013) thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các thành phần dịch vụ và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của hành khách đi các chuyến bay nội địa ở Nam Phi và Malaysia. Bảng câu hỏi nghiên cứu đề cập những khía cạnh mà người trả lời thường quan tâm nhất khi đi du lịch trên một hãng hàng không nội địa. Nghiên cứu đã chỉ ra bốn nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụ hàng không bao gồm sự thuận tiện khi đặt vé, dịch vụ được cung cấp trên chuyến bay, thái độ phục vụ của phi hành đoàn, thời gian đúng lịch trình.

- Nghiên cứu của Buaphiban, Thapanat (2015) về dịch vụ hàng không tại Thái Lan chỉ ra rằng giá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn hãng hàng

không, bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố thương hiệu, ảnh hưởng của xã hội (quy chuẩn chủ quan), chất lượng dịch vụ, kiểm soát nhận thức hành vi có tác động tích cực đến việc lựa chọn hãng hàng không giá rẻ của khách hàng tại Thái Lan.

- Nghiên cứu năm 2017 về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hãng hàng không Thái Lan của Piyoros Youngyoodee, lý giải các yếu tố chi phí, độ an toàn, chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của hành khách...

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu tham khảo

Các nhân tố ảnh hưởng Các nghiên cứu đề cập

Giá cả Yeoh và Chan (2011), Jager và Vanzyl (2013), Buaphiban. T (2015), Piyoros Youngyoodee (2017) Mức độ tin cậy Jager và Vanzyl (2013), Buaphiban. T (2015), Piyoros

Youngyoodee (2017)

Mức độ đáp ứng yêu cầu Buaphiban. T (2015), Piyoros Youngyoodee (2017) Thái độ phục vụ Jager và Vanzyl (2013), Buaphiban. T (2015), Piyoros

Youngyoodee (2017)

Mức độ thuận tiện Jager và Vanzyl (2013), Buaphiban. T (2015), Piyoros Youngyoodee (2017)

Tiện nghi hữu hình Yeoh và Chan (2011), Jager và Vanzyl (2013), Buaphiban. T (2015), Piyoros Youngyoodee (2017) Giá trị thương hiệu Buaphiban. T (2015), Choe và Zhao (2013)

An toàn, an ninh Buaphiban. T (2015), Piyoros Youngyoodee (2017)

Một phần của tài liệu THÁI MINH QUANG -1906012023-KDTM26 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)