Thực trạng QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Cục Hả

Một phần của tài liệu THÁI THÀNH TRUNG - 1906020290- QTKD- K26 (Trang 53 - 61)

quan TP. Hà Nội giai đoạn 2015-2020

2.2.1. Quy trình thủ tục và bộ máy QTRR

2.2.1.1. Quy trình thủ tục

Hiện nay, ngành Hải quan tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị chuyên trách QTRR ở 03 cấp: Tổng cục, Cục và Chi cục. Cụ thể, các đơn vị chuyên trách QTRR đảm nhiệm được vai trò điều phối, chủ trì thực hiện công tác thu thập xử lý thông tin và phân tích, đánh giá rủi ro thống nhất được định hướng trong hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát theo dõi các rủi ro trong từng lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan.

Chức năng, nhiệm vụ của các cấp như sau:

QTRR cấp chiến lược được thực hiện tại Tổng cục Hải quan.

Công việc này chủ yếu thực hiện thông qua việc đánh giá các nguồn thông tin, dữ liệu toàn diện để cơ quan Hải quan có thể phân định được nhiều lĩnh vực công việc với các mức độ rủi ro khác nhau từ đó có hành động can thiệp khi cần thiết. Việc đánh giá rủi ro theo phương thức này đã đánh dấu bước chuyển đổi tư duy rất quan trọng của Hải quan Việt Nam. Từng bước, Hải quan Việt Nam từ bỏ tư duy “gác cửa” để chuyển sang tư duy “ngăn chặn” và thực hiện công tác quản lý có hiệu quả hơn. Đến nay, cơ quan Tổng cục Hải quan đã đảm bảo sự thống nhất trong toàn ngành về:

-Xây dựng, ban hành, sửa đổi bổ sung bộ tiêu chí QTRR; -Ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện QTRR;

- Xây dựng, quản lý, vận hành, kiểm soát hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan và cơ sở dữ liệu QTRR theo phân cấp, đảm bảo các yêu cầu an ninh, an toàn về mặt kỹ thuật, bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu trong toàn ngành Hải quan;

- Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành Tài chính trao đổi thông tin với Hải quan các nước, Tổ chức Hải quan Thế giới để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ Hải quan phục vụ QTRR;

-Xây dựng hệ thống tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực.

Việc tham mưu đề xuất, xây dựng, thu thập thông tin và quản lý vận hành quy trình QTRR trong toàn ngành được giao cho các Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ giám sát quản lý và Vụ Kiểm tra thu thuế XNK theo từng mảng chức năng phù hợp, trong đó, Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm chủ trì công tác trên.

QTRR cấp hoạch định triển khai được thực hiện tại các Cục Hải quan TP. Hà Nội.

Cục Hải quan thành phố là cơ quan trung gian trong phân cấp QTRR của Hải quan Việt Nam, Cục có nhiệm vụ chính là kết hợp những thông tin, các dữ liệu thu thập được cung cấp bởi Tổng cục Hải quan, cùng với những thông tin thu thập được dựa vào tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin một cách đầy đủ nhất. phục vụ các chi cục Hải quan cửa khẩu trong việc phân định mức độ rủi ro và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa. Cục có nhiệm vụ:

- Triển khai quản lý, vận hành hệ thống QTRR theo quy định và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;

- Xây dựng, quản lý, cập nhật thường xuyên các thông tin vào cơ sở dữ liệu trên cơ sở Bộ tiêu chí QTRR chung trong phạm vi địa bàn được phân công quản lý;

- Tiếp nhận đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về QTRR và hướng dẫn thực hiện cho các Chi cục, các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm;

- Báo cáo Tổng cục Hải quan kịp thời toàn bộ tình hình quản lý sử dụng và các vướng mắc phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống QTRR;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành tài chính tại địa phương để thu thập thông tin phục vụ QTRR theo phân cấp.

QTRR cấp chiến thuật được thực hiện tại các Chi cục Hải quan.

-Bộ phận quản lý rủi ro:

+ Tiếp nhận dữ liệu đánh giá rủi ro từ cấp Cục; + Thu thập thông tin vi phạm;

+ Thu thập thông tin phản hồi; + Tham mưu chuyển luồng;

+ Đánh giá hiệu quả QTRR tại Chi cục. -Các đơn vị xử lý rủi ro:

+ Thực hiện phân luồng hệ thống;

+ Xác định rủi ro ngay trong từng khâu nghiệp vụ thông quan; + Phản hồi thông tin (tất cả các bước trong quy trình thông quan). 2.2.1.2. Bộ máy QTRR

Tại Cục Hải quan TP. Hà Nội, phòng Quản lý rủi ro phụ trách công tác QTRR. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ QTRR được mô tả ở hình 2.2.

Hình 2.2: Bộ máy QTRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Phòng Quản lý rủi ro là đầu mối tham mưu cho Cục Hải quan TP. Hà Nội về công tác QTRR với chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức thu thập thông tin, xây dựng, quản lý, sử dụng hồ sơ QTRR và hồ sơ quản lý doanh nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan theo phân cấp trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh; Xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đo lường, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hảỉ quan trên địa bàn; Xây dựng, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí phân tích; quản lý, theo dõi,

Quản lý và thực hiện cập nhật, khai thác, truyền nhận dữ liệu trên hệ thống thông tin QTRR theo phân cấp; Điều phối, theo dõi, đánh giá hiệu quả áp dụng QTRR trong phạm vi Cục, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, tham mưu điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng QTRR.

Tính đến 31/12/2017, phòng Quản lý rủi ro có 03 Lãnh đạo và 08 công chức. Tổ chức của phòng được mô tả ở hình 2.3.

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức phòng Quản lý rủi ro

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro, Cục Hải quan TP. Hà Nội

-Tổ Tổng hợp có nhiệm vụ sau đây:

+ Là đầu mối tổng hợp các thông tin, thực hiện công tác báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm và các kế hoạch theo các chuyên đề khác;

+ Tham gia ý kiến xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, đề án QTRR;

+ Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và quản lý CBCC, tài sản được giao; + Thực hiện công tác hành chính, hậu cần đảm bảo hoạt động của đơn vị; + Quản lý, đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin; Tiếp nhận, bàn giao cho các đơn vị tài khoản truy cập các hệ thống.

-Tổ Kiểm soát tuân thủ có nhiệm vụ sau đây:

+ Là đầu mối tham mưu Cục trưởng ký kết Quy chế, thực hiện các văn bản thỏa thuận, phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân XNK;

+ Nhận diện rủi ro thông qua nghiên cứu quy trình thủ tục Hải quan, chính sách quản lý, chính sách quản lý thuế, sở hữu trí tuệ, chế độ quản lý đối với hàng hóa XNK theo các loại hình; xây dựng danh mục rủi ro trong các lĩnh vực;

+ Kiến nghị sửa đổi, bổ sung những bất cập, sơ hở trong việc thực hiện quy trình, quy định trong lĩnh vực quản lý của Hải quan;

+ Theo dõi, chấn chỉnh việc cập nhật thông tin vi phạm của các đơn vị trên Hệ thống QLVP14. Phân tích xu hướng vi phạm đối với người khai Hải quan. Phân tích vụ vi phạm điển hình về các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thương mại;

+ Tham mưu triển khai thực hiện công tác quản lý tuân thủ; tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá, đề xuất biện pháp quản lý các doanh nghiệp có hoạt động XNK hàng hóa trên địa bàn; theo dõi, quản lý doanh nghiệptrọng điểm có rủi ro cao.

+ Đề xuất kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá tuân thủ pháp luật doanh nghiệp. -Tổ Kiểm soát rủi ro có nhiệm vụ sau đây:

+ Tham mưu cho lãnh đạo trong chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ QTRR phù hợp, đáp ứng yêu cầu tại Cục;

+ Thu thập, phân tích thông tin, phân tích rủi ro, xây dựng tiêu chí lựa chọn kiểm tra đối với hàng hóa XNK theo các loại hình;

+ Xây dựng, quản lý và ứng dụng hồ sơ rủi ro;

+ Áp dụng QTRR trong lựa chọn kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ vận chuyển, lưu giữ tại kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu; hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát Hải quan;

+ Áp dụng QTRR để xác định trọng điểm kiểm tra, giám sát Hải quan đối với phương tiện vận tải XNC;

- Tổ kiểm tra hàng hóa bằng máy soi:

Thực hiện nhiệm vụ vận hành máy soi hàng hóa.

Mối quan hệ phối hợp giữa các Tổ công tác thuộc Phòng QTRR:

Tổ Tổng hợp: giúp Lãnh đạo Phòng trong xây dựng kế hoạch công tác, theo dõi, đôn đốc các Tổ công tác thực hiện các công việc được giao theo chỉ đạo.

Tổ Kiểm soát tuân thủ:

Thường xuyên rà soát, đánh giá các thông tin thu thập được, xác định doanh nghiệp, hàng hóa có rủi ro cao, nhận diện rủi ro có thể xảy ra, phát hiện nguy cơ đề xuất biện pháp chuyển Tổ Kiểm soát rủi ro để áp dụng các biện pháp trực tiếp nhằm kiểm soát tuân thủ;

Tiếp nhận các thông tin về kết quả từ Tổ Kiểm soát rủi ro cung cấp, theo dõi, đánh giá, thiết lập tiêu chí lựa chọn kiểm tra đánh giá tuân thủ.

Tổ Kiểm soát rủi ro:

Thường xuyên rà soát trên hệ thống nghiệp vụ Hải quan (online trên Hệ thống), đánh giá, phân tích, nhận diện nguy cơ rủi ro hiện hữu qua các thông tin thu thập được liên quan đến hàng hóa XNK, phương tiện vận tải, hành khách XNC, đề xuất Cục trưởng biện pháp cụ thể với từng trường hợp để kiểm soát rủi ro (tổ chức xác minh thông tin, tiếp cận hồ sơ, biện pháp trinh sát, phối hợp với các đơn vị...);

Cung cấp, phản hồi thông tin về tổ chức, cá nhân XNK vi phạm, rủi ro cao cho Tổ kiểm soát tuân thủ để theo dõi, quản lý.

Một phần của tài liệu THÁI THÀNH TRUNG - 1906020290- QTKD- K26 (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w