Nhóm giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ QTRR

Một phần của tài liệu THÁI THÀNH TRUNG - 1906020290- QTKD- K26 (Trang 96 - 100)

3.2.2.1. Xây dựng hệ thống thông tin phù hợp với yêu cầu phân tích rủi ro

Nhằm đáp ứng yêu cầu QTRR trong giai đoạn mới, Cục Hải quan TP. Hà Nội cần:

Thứ nhất, cần thiết kế dịch vụ cung cấp kết quả phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ hoạt động kiểm soát Hải quan trên cơ sở dữ liệu đã có và đáp ứng cơ bản các yêu cầu phân tích của các cấp quản lý, các đơn vị Hải quan tác nghiệp để đáp ứng được các yêu cầu của các lĩnh vực nghiệp vụ như đánh giá, phân loại rủi ro trong thông quan hàng hóa XNK thương giá; phương tiện vận tải, hành khách XNC; thông tin lược khai hàng hóa qua dữ liệu điện tử, thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan....

Thứ hai, cần phải có các bước đi phù hợp để triển khai đồng bộ QTRR trong quy trình thủ tục Hải quan điện tử về phương diện chủng loại hàng hóa XNK bao gồm các loại hình XNK theo hợp đồng thương mại, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu,hợp đồng gia công với nước ngoài... Từng bước áp dụng quản lý rủi ro đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, phương tiện vận tải trên tuyến hàng không lẫn về phương diện quy trình (xây dựng, quản lý và ứng dụng hồ sơ rủi ro, hồ sơ doanh nghiệp; xây dựng, bổ sung bộ tiêu chí; phương pháp chuẩn mực trong xử lý rủi ro. )

hệ thống và phổ biến trong toàn bộ quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XNK, phương tiện, hành khách XNC thông qua các địa bàn trọng điểm trên cơ sở áp dụng kỹ thuật QTRR, ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông và các trang thiết bị kỹ thuật khác với một số đặc trưng cơ bản sau: Phấn đấu đưa đa số hoạt động khai Hải quan đối với hàng hóa XNK vào thực hiện trên hệ thống mạng; Xử lý hồ sơ thông qua mạng máy tính để tăng tính khách quan, hạn chế sự lạm dụng chủ quan của nhân viên xử lý; vận hành hệ thống phân luồng tự động trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro; thiết lập kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng vận chuyển, cảng vụ, sân bay, đại lý, kho bạc, ngân hàng, các cơ quan cấp phép để tiếp nhận thông tin về hàng hóa, hành khách trước khi phương tiện nhập cảnh; Nếu có thể, tích cực thực hiện thông quan trước khi hàng đến cửa khẩu đối với các doanh nghiệp được đánh giá ở mức độ tuân thủ cao.

Thứ tư, xây dựng chương trình phần mềm máy vi tính phù hợp với hệ thống quy trình thủ tục Hải quan. Chương trình phần mềm này phải có khả năng kế thừa, tương thích và phát triển từ các hệ thống tin học nghiệp vụ đã triển khai trong ngành, có khả năng vận hành trên mạng diện rộng, với các chức năng phù hợp với các loại hình thủ tục cảng biển, hàng không, đường bộ... đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đa dạng của công tác quản lý Hải quan, được thiết kế đủ các chức năng cho các cơ quan có liên quan như doanh nghiệp, các đại lý khai thuế Hải quan, ngân hàng, cảng vụ, hãng vận chuyển. Thực hiện giao dịch trên mạng về thủ tục Hải quan.

Thứ năm, cần nhận thức rõ vai trò của công nghệ thông tin là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Quy trình Hải quan theo đúng chuẩn quốc tế mới là ưu tiên hàng đầu trong cải cách, nếu không lưu ý đến điều này thì ứng dụng công nghệ thông tin sẽ chỉ là một sự lãng phí.

Thứ sáu, đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị máy móc; thiết kế hệ thống dự phòng, huấn luyện đội ngũ cán bộ Hải quan cách xử lý các tình huống sai sót do phần mềm gây ra; cung cấp các dịch vụ tư vấn, nâng cấp phần mềm khai Hải quan cho doanh nghiệp; cũng như nâng cấp hệ thống an ninh thông tin trong quá trình quản lý Hải quan đối với hàng hóa XNK thương mại là những biện pháp quan trọng nhất đến hạn chế và giải quyết rủi ro.

XNK phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát hiện, ngăn chặn hàng cấm, hàng lậu. Trước mắt nên tập trung trang bị máy soi và hệ thống soi ngầm kiểm tra hàng hóa, hành lý tại các sân bay quốc tế; máy dò ma túy.

Thứ tám, nâng cấp mạng cáp quang để đảm bảo đường truyền tín hiệu ổn định, giúp doanh nghiệp có thể khai báo từ xa. Đồng thời cũng cần có đủ máy vi tính đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp có thể khai báo tại chỗ, ngay tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan thành phố.

Thứ chín, xây dựng hệ thống tự động tiếp nhận xử lý dữ liệu khai báo Hải quan về XNK hàng hóa, XNC phương tiện vận tải giữa cơ quan Hải quan - doanh nghiệp. Hệ thống HQĐT hiện nay đang được vận hành trên cơ sở điện tử hóa một số khâu nghiệp vụ trong quy trình thông quan hàng hóa và có nâng cấp tự động hóa một số bước trong tiếp nhận và phản hồi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hoàn thiện TTHQĐT theo 12 chuẩn mực Hải quan hiện đại thì cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao cấp độ đáp ứng về tiếp nhận khai báo 24/24 và tương tác tự động hai chiều giữa Hải quan - doanh nghiệp. Xây dựng mạng diện rộng riêng của Hải quan có khả năng chuyển tín hiệu kết nối giữa các đơn vị trong ngành với trung tâm tự dộng hóa. Từng bước xây dựng mạng kết nối của Hải quan với ngân hàng, kho bạc, hãng vận chuyển hàng không, cảng vụ để thực hiện các giao dịch xác nhận việc nộp thuế, giám sát kho hàng...

3.2.2.2. Thực hiện các biện pháp kiểm soát giảm thiểu rủi ro

Cục Hải quan TP. Hà Nội cần tiến hành những biện pháp sau đây nhằm kiểm soát giảm thiểu rủi ro:

Thứ nhất, kiểm tra, theo dõi trên hệ thống QTRR. Đây là hoạt động được tiến hành thường xuyên đối với cấp Cục. Nội dung kiểm tra bao gồm việc xác định số lượng các đối tượng rủi ro theo tiêu chí được cập nhật xử lý trên hệ thống; tính hợp lệ, tính phù hợp và phạm vi áp dụng của từng trường hợp cụ thể. Các thông tin được cập nhật, bổ sung trên hệ thống QTRR.

QTRR phải là yếu tố cấu thành của quản lý hải quan theo nguyên tắc tuân thủ. Nói cách khác, Hải quan Hà Nội cần nhất quán chuyển từ nặng về kiểm soát kết quả sang kiểm soát quá trình, nặng về kiểm soát hàng hóa, sang quản lý hoạt động XNK, nặng về kiểm soát từng chuyến hàng sang hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ luật

pháp Hải quan. Trong phương thức quản lý mới, QTRR phải được áp dụng trong tất cả các khâu của quá trình quản lý hải quan, từ khâu theo dõi, kiểm tra mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp thông qua hoạt động thu thập thông tin lẫn kiểm tra quá trình di chuyển của hàng hóa để có căn cứ ứng xử phù hợp khi quyết định cho hàng hóa thông quan đến quản lý sau thông quan. Như vậy trọng tâm của triển khai QTRR trong thời gian tới không phải là công chức kiểm soát ở cửa khẩu mà là công chức thu thập thông tin và công chức phân tích, xử lý và cung cấp thông tin thuận tiện.

Hơn nữa để nâng cao hiệu quả áp dụng QTRR trong quy trình TTHQĐT hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại cần mở rộng phạm vi áp dụng quản lý rủi ro áp dụng trong kiểm tra sau thông quan và kiểm tra đối với phương tiện hành khách XNC. Tập trung vào các hình thức kiểm tra linh hoạt khéo léo, giảm thiểu thời gian kiểm tra với sự hỗ trợ của phương tiện kiểm tra hiện đại.

Thứ hai, kiểm tra, đánh giá trên hồ sơ, trên thống kê báo cáo phân tích. Nội dung kiểm tra bao gồm trình tự, thủ tục và điều kiện xác lập hồ sơ; quá trình đăng ký, theo dõi và quản lý hồ sơ; các biểu mẫu thực hiện; kết quả rà soát, phân tích, đánh giá đối với rủi ro và đối tượng rủi ro; phương án, kế hoạch xử lý rủi ro, tình huống rủi ro được xác lập có phù hợp với thông tin được thu thập, phân tích; quá trình cập nhật thông tin hồ sơ rủi ro.

Thứ ba, kiểm tra kiến thức trình độ và cách thức thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, xây dựng phương án kế hoạch và tình huống rủi ro của công chức Hải quan; kinh nghiệm xử lý các tình huống rủi ro đối chiếu với thực tế công tác QTRR để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công tác QTRR.

Thứ tư, kiểm tra quá trình tiến hành xử lý rủi ro tại các đơn vị tác nghiệp, bao gồm các nội dung: kiểm tra kiến thức của công chức tác nghiệp về rủi ro và tình huống rủi ro; kiểm tra việc giải quyết thực tế các tình huống rủi ro; cách thức tiến hành; kiểm tra việc cập nhật thông tin sau khi xử lý tình huống rủi ro; ý thức trách nhiệm, kỹ năng của từng công chức trong việc thực hiện các hoạt động trên qua đó đánh giá mức độ đáp yêu cầu xử lý rủi ro.

Thứ năm, tổ chức rút kinh nghiệm và khắc phục ngay những tồn tại, sau đó tổ chức kiểm tra đánh giá lại phần đã bổ khuyết. Việc tổ chức kiểm tra đánh giá

không chỉ tập trung ở trọng điểm yếu kém mà còn ở cả các đơn vị tiên tiến, có nhiều thành tích trong công tác QTRR để tổ chức học tập, rút kinh nghiệm, tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho các đơn vị còn yếu trong công tác QTRR.

Một phần của tài liệu THÁI THÀNH TRUNG - 1906020290- QTKD- K26 (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w