XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội trong thời gian tới
3.1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa nền kinh tế tiếp tục trở thành xu thế chung và tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường trong nước và thế giới là yêu cầu đặt ra hàng đầu. Ngoài ra, nhiều mô hình dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ mới cũng sẽ xuất hiện trong lĩnh vực thương mại quốc tế; các giao dịch thương mại sẽ trở lên phức tạp hơn. Thương mại điện tử ngày một phổ biến và trở thành một xu thế trong thương mại quốc tế. Chính vì thế, nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của ngành hải quan là tìm ra giải pháp nhằm thông quan hàng hóa nhanh, với chi phí thấp nhất. Chỉ có như vậy, cơ quan hải quan mới thực sự góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức; chủ nghĩa dân túy, bảo hộ có xu hướng tăng lên; sự điều chỉnh chính sách, quan hệ đối ngoại của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới diễn biến khó lường. Tăng trưởng kinh tế thế giới và thương mại, đầu tư quốc tế có xu hướng giảm; nợ công toàn cầu tăng, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, gây ra suy thoái trầm trọng và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, có khả năng kéo dài sang đầu thập niên 20; làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của thể giới. Điều đó đòi hỏi cơ quan Hải quan cần quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề an ninh thương mại thế giới; vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, ma tuý,... gây nguy hại cho cộng đồng cũng như môi trường thương mại quốc tế. Đồng thời, cần chủ động triển khai ngay các giải pháp, biện pháp hỗ trợ cho
cộng đồng doanh nghiệp trước, trong và sau dịch Covid; đồng hành và tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh, tạo ổn định hoạt động XNK cho doanh nghiệp sau dịch Covid (Tuấn Dũng, 2021).
Các hiệp định thương mại đa phương và song phương với nhiều các quy định phức tạp, mang tính ràng buộc hơn trong thương mại quốc tế có xu hướng gia tăng. Chính vì thế, việc tuân thủ các tiêu chuẩn trong thương mại quốc tế và quản lý của Hải quan ngày càng trở nên phổ biến. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT và truyền thông cùng các ứng dụng CNTT vào lĩnh vực quản lý Hải quan sẽ góp phần làm thay đổi phương pháp quản lý và phương thức tiến hành các hoạt động thương mại. Hiện nay, cùng với sự vào cuộc của Chính phủ với nhiều quyết sách được đưa ra, quy trình, thủ tục hành chính đã được cải cách mạnh mẽ, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, thu hút đầu tư, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong xu thế đó, Hải quan Việt Nam phải tiếp tục mở rộng triển khai thủ tục hải quan điện tử, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng đồng bộ, toàn diện phương pháp quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan tại cả ba khâu trước, trong và sau thông quan, tăng cường tuân thủ tự nguyện của DN... để tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan.