Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định đường lối phát triển của tất cả các bộ, ngành. Do đó, mọi hoạt động của ngành hải quan đều dựa trên những định hướng do Quốc hội đề ra. Vì thế, luận văn đưa ra một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, hoàn thiện nhanh hệ thống pháp luật về hải quan theo hướng hội nhập với các chuẩn mực hải quan quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý nhất quán cho xây dựng, hoàn thiện và khai thức có hiệu quả hệ thống QTRR trong lĩnh vực hải quan, nhất là về các lĩnh vực bảo mật, thông tin tình báo và hoạt động của hải quan Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ hai, hoàn thiện Luật Hải quan và các luật liên quan, nhất là Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, theo hướng liên kết, nhất quán, có sự tham chiếu lẫn nhau nhằm loại bỏ sự quy định chồng chéo và nặng nề quá mức cần thiết trong hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quản lý hải quan, tạo ra môi trường pháp lý minh bạch, dễ hiểu, dễ tuân thủ, hạn chế sự vận dụng tùy tiện mang tính chủ quan của các cơ quan nhà nước.
Thứ ba, Quốc hội cần tăng khả năng truy cập của mọi chủ thể kinh tế đến các văn bản pháp luật chính thức để họ có thể tự tìm hiểu các quy định của Pháp luật về hải quan và tự giác tuân thủ. Cần có phiên bản dịch ra các ngôn ngữ nước ngoài thông dụng của các văn bản Pháp luật về hải quan đăng trên các phương tiện thông tin có thể truy cập và tải về sử dụng thuận tiện.
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ
công đoạn quản lý hải quan đối với hàng hóa XNK, kiến nghị Chính phủ một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, tạo cơ chế và hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục, ngoại giao để ngành Hải quan có thể thu thập được thông tin từ nước ngoài phục vụ hoạt động phân tích và phòng ngừa rủi ro, nhất là hỗ trợ của các cơ quan của chính phủ ở nước ngoài.
Thứ hai, hỗ trợ ngành hải quan đào tạo và xây dựng đội ngũ CBCC hải quan có trình độ học vấn và tri thức khoa học cao làm việc trong hệ thống đảm bảo thông tin cho công tác QTRR.
Thứ ba, tăng kinh phí cho các hoạt động hiện đại hóa hải quan, nhất là mở rộng áp dụng TTHQĐT nhằm tạo tiền đề QTRR hiệu quả.
Thứ tư, hỗ trợ ngành hải quan tái cơ cấu bộ máy và xây dựng thêm một số đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm thông tin cho hoạt động Hải quan nói chung, công tác QTRR nói riêng.
Thứ năm, tạo cơ chế để hải quan Việt Nam có thể hợp tác với hải quan các nước trong lĩnh vực hài hòa thủ tục QTRR.
3.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài chính và TCHQ
Trong giai đoạn hiện nay TCHQ phải đảm đương quá nhiều công việc nhằm hiện đại hóa và hội nhập, trong khi đó QTRR chỉ là mảng nhỏ, lại đòi hỏi đầu tư lớn nên kiến nghị Tổng cục quan tâm đến mảng công việc này hơn nữa trên các phương diện sau:
Giảm thiểu rủi ro ngay từ khâu soạn thảo và ban hành quy định pháp lý liên quan đến hải quan. Cần ban hành nhanh, kịp thời các văn bản quy định áp dụng QTRR trong lĩnh vực nghiệp vụ thông quan hàng hóa XNK, trong thu thập, xử lý thông tin tình báo, trong phối hợp liên ngành cung cấp trao đổi thông tin và phối hợp phòng chống hành vi vi phạm pháp luật.
- Gắn thực hiện nhanh QTRR với việc xây dựng nền tảng khung QTRR do Hiệp ước Kyoto khuyến nghị và hòa nhập với tiến trình hiện đại hóa hải quan Việt Nam. Theo định hướng này bộ tiêu chí rủi ro và quy trình QTRR của hải quan Việt Nam nên xây dựng theo chuẩn mực quốc tế. Chỉ có các vận dụng cụ thể là nên mang sắc thái Việt Nam. Đồng thời, QTRR không thể đi nhanh hoặc đi chậm hơn
việc phân đoạn khác của hiện đại hóa Hải quan Vệt Nam, nhất là phân đoạn điện tử hóa và đào tạo nhân lực, cải cách bộ máy quản lý hải quan.
- Nhanh chóng hoàn thiện các quy trình để có cơ quan phụ trách QTRR chuyên trách ở cấp cục và chi cục. Đưa nội dung áp dụng QTRR vào hoạt động hải quan thành một tiêu chí trong bình xét thi đua toàn ngành.
- Ưu tiên bố trí cán bộ có trình độ cho hoạt động phân tích và thu thập thông tin rủi ro. Ưu tiên đầu tư phương tiện hiện đại cho các khâu thông quan hàng hóa, nhất là khâu xử lý tờ khai trên cơ sở nguồn thông tin về rủi ro và khâu kiểm tra hàng hóa trực tiếp để đảm bảo tốc độ thông quan nhanh. Cần rà soát lại các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan kiến nghị cấp trên cập nhật tiêu chí quy định vào hệ thống, giảm tỷ lệ chuyển luồng tờ khai, tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh cho doanh nghiệp.
Hiện tại khung pháp lý cơ bản để áp dụng QTRR trong quy trình TTHQ đối với hàng hóa XNK cơ bản đã hình thành, nhưng vẫn cần phải thường xuyên cụ thể hóa hơn nữa cho từng lĩnh vực và sửa chữa bổ sung kịp thời cho tương hợp với các với các lĩnh vực và văn bản pháp lý liên quan khác. Để có thể sử dụng được nguồn lực thông tin hiệu quả trong toàn ngành, cần chú trọng đầu tư có chọn lọc hạ tầng mạng công nghệ thông tin sao cho vừa có thể đáp ứng yêu cầu truyền tải thông tin thông suốt, đồng thời có khả năng đảm bảo an ninh, an toàn mạng. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng cần xây dựng và hoàn thiện quy chế vận hành, bảo trì, bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống bảo đảm thông tin trong ngành sao cho đạt mức thực hiện 90% kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính: Hải quan, Thuế, Kho bạc; Đảm bảo các Trung tâm dữ liệu của Ngành hoạt động thông suốt tới các cấp Hải quan với mức độ an ninh, an toàn cao; hình thành được tổ chức mạng lưới giá trị gia tăng (VAN) có năng lực để đảm bảo làm khâu trung gian kết nối dữ liệu điện tử giữa Hải quan và bên ngoài.
Kết luận chương 3
Ở chương 3, luận văn đã trình bày bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến QTRR đối với hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội trong thời gian tới, và dựa vào thực trạng QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK ở Chương 2
để đề xuất được những phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác QTRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội định hướng đến năm 2025.
KẾT LUẬN
Quá trình toàn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, văn hoá đến chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò trung tâm trong quá trình tạo thuận lợi cho thương mại. Quá trình cải cách tạo thuận lợi cho thương mại và giao lưu quốc tế đã mang lại nhiều lợi ích cho các nước phát triển và đang phát triển, do đó cải cách hải quan tại các quốc gia trên thế giới trong thời đại ngày nay là xu thế tất yếu. Do các hoạt động thương mại quốc tế đang gia tăng, nên tầm quan trọng của hoạt động hải quan cũng đồng thời tăng, vì thế vấn đề cấp bách đặt ra cho cơ quan hải quan là phải thực hiện các mặt nghiệp vụ một cách đồng bộ, mang tính chuyên nghiệp cao, công bằng và minh bạch.
Công tác QTRR là một hoạt động nghiệp vụ cơ bản có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan hiện nay. Việc nhận thức đúng và khai thác có hiệu quả công tác nghiệp vụ này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nói chung, áp dụng QTRR nói riêng. Ngoài ra, QTRR cho phép hải quan tập trung nguồn lực kiểm soát các đối tượng có mức rủi ro cao, nhờ đó vừa tạo điều kiện cho hàng hóa thông quan nhanh, vừa thực thi được chức năng kiểm soát hiệu quả của Nhà nước.
Trong những năm vừa qua, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong công tác QTRR đối với quản lý hàng hóa XNK và đạt những kết quả tích cực. Nhiều doanh nghiệp đã hạn chế được rủi ro trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa nhờ những biện pháp quản trị rủi ro của Cục Hải quan TP. Hà Nội. Đồng thời, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã hoàn thành chức năng quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động quản lý rủi ro đối với hàng hóa XNK không tránh khỏi những hạn chế, bất cập do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Việc khắc phục những hạn chế, bất cập đó là hết sức cần thiết để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan, từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Ngọc Anh, 2010. “Nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.
Vũ Quốc Bảo, 2016. “Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan”, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Hải quan, Cục Quản lý rủi ro – Tổng cục Hải quan, Hà Nội.
Bộ Tài chính, 2008. Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/07/2008 quy định áp dụng QTRR trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan, Hà Nội.
Bộ Tài chính, 2015. Quyết định 464/QĐ-BTC ngày 29/06/2015 quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, Hà Nội.
Nguyễn Văn Chớp, 2009. “Phương pháp quản lý rủi ro vào hoạt động của ngành Hải quan Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ , TP. Hồ Chí Minh: Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Chính phủ, 2015. Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.
Cục Hải quan TP. Hà Nội, 2015-2020. Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ 2015-2020, Hà Nội: Cục Hải quan TP. Hà Nội.
Tuấn Dũng, 2021. Triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp năm 2021, đăng trên trang web < https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=30500&C ategory=Tin%20n%E1%BB%99i%20b%E1%BB%99>, ngày truy cập 15/04/2021.
Nguyễn Khánh Dư, 2018. Quản trị rủi ro với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục hải quan thành phố Hải Phòng, Hải Phòng: Trường Đại học dân lập Hải Phòng. Drobot, Elena and Klevleeva, Aziza, 2016. Risk management in customs control, Munich Personal RePEc Archive.
Hải quan Australia, 2005. Quy trình QTRR tuân thủ thương mại (Bản dịch Tiếng Việt).
Hải quan Hoa Kỳ, 2007. Hướng dẫn quản lý rủi ro – (Bản dịch Tiếng Việt). Hải quan Nhật Bản, 2005-2009. Giáo trình QTRR – các khóa đào tạo từ 2005-2009.
Quách Đăng Hòa, 2009. “Nghiên cứu xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.
Nguyễn Thị Phương Huyền, 2008. Quản lý rủi ro trong kiểm tra Hải quan: những vấn đề cơ bản. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 13.
Trần Thị Bảo Quế, 2016. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội: Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
Hoàng Thị Liệu, 2018. Quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội: Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mohamed, Anouche & Boumaaz, Younes, 2019. Customs risk management in developing countries: Foresight approach using big data. International Journal of Innovation and Applied Studies.
Phòng Quản lý rủi ro, 2018. Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019, Hà Nội: Cục Hải quan TP. Hà Nội.
Phòng Quản lý rủi ro, 2019. Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và phương hương nhiệm vụ năm 2020, Hà Nội: Cục Hải quan TP. Hà Nội.
Phòng quản lý rủi ro, 2020. Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021, Hà Nội: Cục Hải quan TP Hà Nội.
Tổ chức Hải quan thế giới WCO, 2013. Cẩm nang về quản lý rủi ro.
Thư viện pháp luật, 2020. Hải quan triển khai loạt giải pháp hỗ trợ doanh
nghiệp XNK sau Covid-19, đăng trên trang web
<
quan-trien-khai-loat-giai-phap-ho-tro-doanh-nghiep-xnk-sau-covid-19>, truy cập ngày 20/03/2021.
Widdowson, David., 2005. Managing risk in the custom context, World Bank.
Nguyễn Thị Hồng Xiêm, 2011. Áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội: Trường Đại học Ngoại thương.