Phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi số của Ngân hàng TMCP Quân đội – MB Bank. (Trang 94 - 100)

Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch, tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng số.

Nhiều dịch vụ ngân hàng số được phát triển trên cơ sở những tiến bộ về công nghệ thông tin. Nhờ có sự tiến bộ về công nghệ thông tin mới có sự hiện diện của thẻ điện tử, Home Banking, Phone Banking, Internet Banking,... Công nghệ thông tin còn là cơ sở cho việc toàn cầu hóa một số dịch vụ ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách phát triển công nghệ thông tin để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển các dịch vụ ngân hàngsố, đặc biệt là phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin Internet, thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí, tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh.

Công nghệ thông tin – truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Với định hướng này, Ngân hàng Nhà nước triển khai nhanh hơn nữa các giải pháp để đưa ngành công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam thực sự phát triển, có tác động tích cực đối với sự phát triển của những ngành có sử dụng công nghệ cao. Trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, Ngân hàng Nhà nước cần phải tập trung phát triển hơn nữa công nghệ thông tin – truyền thông, tiếp tục triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng, ưu tiên bố trí ngân sách cho các dự án công nghệ thông tin. Ngoài ra, cũng cần đầu tư xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và thực thi các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng và các hoạt động liên quan trong ngành ngân hàng như vấn đề về bảo vệ người sử dụng các dịch vụ ngân hàng liên quan đến công nghệ thông tin, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện giao dịch điện tử trong ngân hàng.

KẾT LUẬN

Mặc dù nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã triển khai hệ thống Internet Banking và Mobile Banking nhưng hệ thống này chỉ đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu giao dịch của khách hàng, còn lại rất nhiều khâu trong quá trình kinh doanh, nhất là công tác bán hàng, quy trình tạo sản phẩm chưa được số hóa. Vì vậy, việc chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức để mỗi ngân hàng tạo ra bước đột phá, đổi mới vượt trội trong lĩnh vực công nghệ, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường cũng như thu hút, nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng đến với ngân hàng.

Trong luận văn này, tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng chuyển đổi số của MB Bank thông qua các nội dung: quản lý chuyển đổi số, các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng số, số hoá quy trình và quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng số của MB Bank. Luận văn cũng đưa ra các đánh giá về kết quả chuyển đổi số của Ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, MB Bank đã và đang triển khai khá đầy đủ các kênh phân phối theo hướng phát triển đa kênh và dự kiến sẽ phát triển bán chéo kênh. Ngân hàng cũng đã xây dựng được một hệ thống các quy trình, quy định cơ bản trong quản lý dịch vụ ngân hàng số, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động sau này và tạo được niềm tin cho khách hàng. Cùng với đó, Ngân hàng có đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin có trình độ cao, được tuyển dụng và đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; ngày càng làm chủ các hệ thống công nghệ, không ngừng cải tiến, nâng cấp các sản phẩm dịch vụ, quy trình nhằm mang lại sự hài lòng tốt nhất cho các khách hàng. Hoạt động quản trị điều hành, kiểm tra, kiểm soát, quản lý rủi ro được cải tiến tích cực theo các chuẩn mực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn cũng chỉ ra những hạn chế trong chuyển đổi số của MB Bank. các kênh của MB Bank còn tương đối độc lập, chưa có sự liên kết, tích hợp với nhau, ảnh hưởng đến việc trải nghiệm dịch vụ của khách hàng và năng suất lao động của cán bộ. Một số tính năng của dịch vụ ngân hàng số chưa thân thiện với khách hàng. Cùng vói đó, đội ngũ nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của dịch vụ, khó khăn trong việc giải quyết các sự cố. Từ những phân tích trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh

chuyển đổi số tại ngân hàng trong thời gian tới như: Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đa dạng hóa, phát triển các dịch vụ ngân hàng số, đa dạng các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng số tăng cường thu thập, phân tích dữ liệu để hỗ trợ quá trình ra quyết định và tự động hóa quy trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng việt

1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2020), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2021, Hà Nội.

2. Chính phủ (2007), Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Hà Nội.

3. Chính phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử, Hà Nội.

4. Chính phủ (2014), Nghị định số 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao, Hà Nội.

5. Lê Công và Đàm Nhân Đức, (2016), Xu hướng ngân hàng số và các sáng kiến ngân hàng di động, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và những khuyến nghị đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, Banking Việt Nam 2016, ISBN 978- 604-946-122.

6. Nguyễn Thị Thu Hiền và Đỗ Bích Hồng, (2017), Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Tạp chí Tài chính số tháng 6/2017, 13-18.

7. Phạm Thu Hương, (2014), Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Phạm Bích Liên và Trần Thị Bình Nguyên, (2018), Phát triển ngân hàng số - kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động đến ngành tài chính ngân hàng, ISBN 978-604-9460490.

9. MB Bank (2016 – 2020), Báo cáo thường niên MB Bank các năm 2016, 2017, 2018, 2019 và 2020, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước (20160, , Thông tư số 35/2016/TT-NHNN về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet, Hà Nội.

11. Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Hà Nội.

12. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.

13. Vũ Hồng Thanh, (2016), Ngân hàng số - hướng phát triển mới cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 21, tháng 12/2016.

II. Tài liệu Tiếng Anh

14. Anisa A. (2018), Factors affecting the adoption of internet banking in mogadishu somalia commercial banks, 2018.

15. Dan M. (2010), Principal, Key trends in online banking, Treasury strategies.

16. Dwumfuo G.O. and Dankwah B.A. (2013), Adopting Internet Banking in Ghana, Current Research Journal of Social Sciences, Vol.5, No. 4.

17. Lal D. (2015), Customer perceptions and satisfaction levels toward internet banking services of indian banking companies. Scholedge International Journal of Management and Development, Vol.2, No.6.

18. Moinuddin Q.M. (2013), The Impact of the Internet on Service Quality in the Banking Sector. International Conference on Innovations in Engineering and Technology, Dec. 25-26, 2013, Bangkok, Thailand.

19. Mohsina K. (2016), A Study of Awareness and Perspective of Mobile Banking in Southern Rajasthan, Mohan Lal Sukhadia University.

20. Madmood Shah and Steve Clarke (2009), Ebanking management: Issues, solutions, and stratergies, Information Science reference, USA.

21. Nimako S.G. et al. (2013), Customer Satisfaction With Internet Banking Service Quality In the Ghanaian Banking Industry, International Journal of Scientific and Technology Research, Vol.2, No.7.

22. Safeena R. et al. (2011), Internet Banking Adoption in an Emerging Economy: Indian Consumer's Perspective, International Arab Journal of eTechnology, Vol.2, No.1.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi số của Ngân hàng TMCP Quân đội – MB Bank. (Trang 94 - 100)