Một số bài học Việt Nam có thể học tập từ kinh nghiệm triển khai kinh tế

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam. (Trang 89 - 92)

hoàn của Trung Quốc

Từ thực tiễn triển khai kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng cho việc triển khai kinh tế tuần hoàn như sau:

- Thứ nhất: về pháp luật và quy định: cần thiết lập hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể, phân cấp, phân quyền: Như đã phân tích ở trên, hành lang pháp lý cần phải đủ mạnh để dẫn dắt các chủ thể đi đến mục tiêu nền kinh tế định hướng tuần hoàn, đủ linh hoạt để các chủ thể trong nền kinh tế ấy có thể tuỳ biến phối hợp chặt chẽ trong từng bước đi sao cho phù hợp với thực tế nền kinh thế trong từng giai đoạn.

Từ hệ thống các văn bản luật liên quan đến kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc ta có thể thấy, một nền kinh tế chỉ có thể tiến tới Kinh tế tuần hoàn với điều kiện các hành lang pháp lý như luật và các chính sách, chủ trương phải được thể hiện rõ ràng để giúp việc thực hiện và chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn một cách hệ thống và đồng bộ. Cùng với đó là các hình thức khuyến khích khác như ưu đãi về cơ chế và thủ tục hành chính, về tài chính, về tiếp cận các nguồn lực cùng chế tài rõ ràng, minh bạch. Hành lang pháp lý cần đảm bảo tối thiểu đáp ứng các yêu cầu sau: Có thể hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động tháo gỡ các rào cản pháp lý, tài chính và quản lý ngăn cản sự đổi mới trong khai thác tài nguyên và mô hình kinh doanh; Xây dựng khung pháp lý phải kèm theo bộ quy tắc quy định nghĩa vụ và chi phí tuân thủ pháp luật; Các khái niệm trong hành lang pháp lý như phân loại chất thải cần được nêu chi tiết và chặt chẽ; yêu cầu đảm bảo tính an toàn trong quá trừng thực hiện các bước tiến tới Kinh tế tuần hoàn của từng chủ thể.

Hiện nay, Việt Nam còn thiếu các cơ chế chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển như: Quy định trách nhiệm của doanh nghiệp về thu hồi, phục hồi tài nguyên từ các sản phẩm đã qua sử dụng; các công cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…Việt Nam muốn tiến tới được nền Kinh tế tuần hoàn cần phải đặt việc xây dựng hành lang pháp lý lên làm trọng tâm, đây chính là nền tảng cốt lõi để các chủ thể kinh tế có thể vận hành theo mục tiêu Kinh tế tuần hoàn mà Chính phủ đưa ra. Việt Nam có thể xem xét việc xây dựng luật riêng về kinh tế tuần hoàn hoặc hoàn thiện, bổ sung các luật đã có theo hướng hệ thống và cụ thể hơn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Điều này là do một số yếu tố của nền kinh tế tuần hoàn đã được quy định trong các luật và chính sách hiện hành. Ví dụ như Việt Nam hiện cần sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường; quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường tương đương với nhóm các nước tiên tiến trong khu vực. Hoặc ở phạm vi một địa phương, có thể đi từ chính quyền thành phố, từ đó định hướng phát triển bắt buộc cho các doanh nghiệp và thay đổi dần ý thức người dân trong phát triển kinh tế tuần hoàn

- Thứ hai, xây dựng lộ trình cụ thể tiến tới Kinh tế tuần hoàn, bao gồm thiết lập được các mục tiêu gắn liền với thời hạn đạt được mục tiêu và có chi tiết thực thi kinh tế tuần hoàn chi tiết cho từng cấp độ trong nền kinh tế. Từ các chiến lược Kế hoạch 5 năm, các dự án “Mười, Trăm, Nghìn” của Trung Quốc cho thấy cần có lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn với những mục tiêu và quy định cụ thể trong từng giai đoạn, gắn với vai trò của các bên liên quan. Lộ trình cần đảm bảo giúp cho Chính phủ và các chủ thể kinh tế có đủ thời gian để thực hiện các kế hoạch, từ đó có các đánh giá, các cải giải pháp cải thiện và chứung minh được kết quả cuối cùng.

Từ lộ trình tổng thể, tất cả các bộ ban ngành và các chủ thể kinh tế như doanh nghiệp, nhà sản xuất, người tiêu dùng theo từng ngành cũng cần phải có một lộ trình riêng dựa trên lộ trình chung mà chính phủ đưa ra cho ngành của mình. Trong mỗi

lộ trình cần xác định rõ các yếu tố chính: Thời gian, nhiệm vụ cụ thể, chi phí và hiệu quả dự kiến để có cơ sở nghiệm thu, đánh giá về sau. Khi tất cả các chủ thể kinh tế cùng đi theo một lộ trình thống nhất, việc thực thi nền Kinh tế tuần hoàn sẽ có thể được thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn hơn. Đó là cách tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu và cách tiếp cận theo quy mô kinh tế, thành lập các không gian địa lý. Bên cạnh đó, lộ trình cần tiếp tục thực hiện các nội dung khác của kinh tế tuần hoàn như khuyến khích năng lượng tái tạo, thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hoàn thiện và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn đã có tại Việt Nam, thúc đẩy lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn trong các chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo chuyên môn và giáo dục. Hiện Việt Nam cũng đã hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Lộ trình tiến tới Kinh tế tuần hoàn của Việt Nam cần tận dụng được những kinh nghiệm hợp tác quý báu này.

Từ góc độ chia cấp thực hiện Kinh tế tuần hoàn, Việt Nam có thể áp dụng các mô hình “Khu công nghiệp sinh thái”; mô hình du lịch nông nghiệp, Phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,….

- Thứ ba, một trong những bước đầu tiên để triển khai kinh tế tuần hoàn là tập trung vào vấn đề chất thải của sản xuất và tiêu dùng với phương châm: tiết giảm, tái chế, tái sử dụng. Chất thải được phân loại và mỗi loại có cách tiếp cận giải quyết khác nhau. Đây là một kinh nghiệm cần tham khảo. Trong những bước đầu tiên triển khai kinh tế tuần hoàn, Việt Nam cũng nên tập trung vào vấn đề chất thải của cả sản xuất và đời sống, phân loại và có các biện pháp sát thực và phù hợp để giải quyết từng loại chất thải.

- Thứ tư, kiến thức và khoa học công nghê là nền tảng vững chắc cho tất cả các chủ thể tham gia nền kinh tế tuần hoàn. Mọi quá trình thực hiện kinh tế tuần hoàn đều đòi hỏi nền tảng cơ sở vật chất, như các hệ thống sản xuất sạch hơn của Trung Quốc, hệ thống EMS, mô hình liên hết giữa các EIP. Khoa học công nghệ càng cao sẽ càng rút ngắn quá trình triển khai kinh tế tuần hoàn. Hiện tại nguồn lực cho việc thực hiện chuyển đối sang phát triển kinh tế tuần hoàn của Việt Nam còn yếu, nên càng cần phải học tập các công nghệ về xử lý xả thải, tái chế,… của Trung Quốc để từ đó cải thiện, áp dụng một cách phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam. (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)