Điều kiện để áp dụng thành công bài học của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam. (Trang 92 - 94)

Chuyển đổi sang Kinh tế tuần hoàn là giải pháp bền vững đối với các thách thức kinh tế xã hội và môi trường ở Việt Nam hiện nay. Kinh tế tuần hoàn là một khái niệm vẫn còn khá mới và Việt Nam cũng chưa có bất kỳ thuật ngữ cụ thể cũng như khung chính sách về nền kinh tế tuần hoàn mà mới dừng lại ở công đoạn tái sử dụng, tái chế chất thải mang lại lợi ích về tài chính cho cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, lợi ích và sự cần thiết của mô hình kinh tế tuần hoàn và tạo vòng tuần hoàn tài nguyên thiên nhiên đã được đề cập trong một số văn bản pháp luật và cũng được tìm thấy trong mô hình tái chế và tái sử dụng chất thải như Chỉ thị số 36/CT- TW năm 1998 đã đề cập tới áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng, sau đó là Nghị quyết 41 đưa ra các định hướng về khuyến khích tái chế, sử dụng sản phẩm tái chế, thu hồi và xử lý sản phẩm đã qua sử dụng. Từ các chủ trương đó của Đảng, Nhà nước đã ban hành Luật và các chính sách liên quan tới khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên, sử dụng năng lượng tái tạo, 3R, thay thế túi ni lông, sản xuất và tiêu dùng bền vững, chuỗi cung ứng xanh, tiêu dùng xanh.

Việc chuyển đổi sang nền Kinh tế tuần hoàn, trong đó nguyên vật liệu được sử dụng hiệu quả hơn và chất thải không còn được tạo ra, đòi hỏi sự thay đổi ở cấp độ hệ thống trong các nền kinh tế quốc gia. Để áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể dài hạn trong đó của nhà nước đóng vai trò kiến tạo và doanh nghiệp là động lực trung tâm. Từ bài học rút ra ở trên, để áp dụng thành công và triển khai chuyển đổi nền kinh tế sang mô hình Kinh tế tuần hoàn một cách bền vững và hiệu quả, Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Thứ nhất, cần phải có nhận thức đúng và đầy đủ về bản chất của kinh tế tuần hoàn; tính cấp thiết phải chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn của nhà lãnh đạo, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Từ đó, có quyết tâm chính trị của nhà lãnh đạo trong việc đề ra chủ trương, chính sách chuyển đổi, phát triển kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, quá trình này cần có sự tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Nhận thức đúng về kinh tế tuần hoàn cần được thực hiện từ việc thiết kế tới triển khai đối với từng ngành, từng lĩnh vực và cần được đồng thuận, thống nhất từ lãnh đạo, các cấp quản lý tới từng doanh nghiệp và

người dân.

- Thứ hai, đầu tư nghiên cứu khoa học, đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, kinh tế số,… làm nền tảng vững chắc cho sự triển khai bền vững của kinh tế tuần hoàn. Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả, giảm thải ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức tài nguyên; đồng thời, tạo được cơ hội việc làm mới… đảm bảo mục tiêu của mô hình này. Sự phát triển nền tảng kiến thức, giáo dục và tăng cường trao đổi kiến thức liên quan đến kinh tế tuần hoàn là rất cần thiết để thúc đẩy sự chuyển đổi. Đổi mới, cập nhật kiến thức liên tục và tăng cường trao đổi thông tin sẽ giúp làm gìau tư duy của nhiều tầng lớp trong xã hội, qua đó điều chỉnh phương thức vận hành và tiêu dùng. Việc xây dựng nền tảng và phổ biến các kiến thức, thông tin về nền kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi. Chính phủ cũng cần đưa nền kinh tế tuần hoàn vào chương trình giáo dục, phân bổ mức độ cho từng cấp bậc từ tiểu học tới đại học.

- Thứ ba, như đã phân tích, cách tiếp cận và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn ở các nước rất khác nhau, vì vậy, tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là các quốc gia đã và đang thực hiện thành công kinh tế tuần hoàn, từ đó chuyển giao và áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam là một việc làm cần thiết. Bên cạnh đó để phát triển kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, để giải quyết tốt các vấn đề, từ khâu đầu đến khâu cuối của cả quá trình; Việt Nam còn thiếu các DN đủ năng lực về công nghệ về tái chế, tái sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng; khó thay đổi ngay thói quen sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội hiện nay đối với nhiều sản phẩm dễ sử dụng như túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần sang chỉ sử dụng những vật liệu, sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng hoàn toàn; các DN Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ khó khăn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, do đó việc tăng cường hợp tác học hỏi chuyển giao công nghệ lại càng cấp thiết hơn.

Chuỗi giá trị và dòng luân chuyển chất thải hoạt động trên phạm vi toàn cầu, do vậy các biện pháp thúc đẩy chuyển đổi về kinh tế và pháp lý cần phải thiết lập trên phạm vi toàn cầu. Có rất nhiều công ty hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực nước, nông

nghiệp, hàng hải, hậu cần, quản trị,… có kinh nghiệm và công nghệ cần thiết cho nền kinh tế tuần hoàn, cũng đang mong muốn tìm kiếm các đối tác hợp tác. Theo đó, chính phủ cần tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tạo ra các cơ hội hợp tác và kinh doanh quốc tế cho doanh nghiệp bằng cách tổ chức các phái đoàn thương mại và đưa ra chính sách thúc đẩy ngoại giao kinh tế trong lĩnh vực chất thải và tái chế, tái sử dụng nguyên liệu thô, thiết kế và sản xuất tuần hoàn, đổi mới xã hội và tạo ra giá trị gia tăng thông qua hợp tác chuỗi cung ứng.

- Thứ tư, xây dựng Chiến lược truyền thông về kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và công chúng về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng. Cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về việc phân loại rác thải tại nguồn, tạo điều kiện cho công tác thu gom, vận chuyển đưa vào tái sử dụng, tái chế được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm triển khai Kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam. (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)