Khái niệm Chuyển đổi số

Một phần của tài liệu TRẦN-NGUYỄN-TUẤN-ANH-1906020207-QTKD-Ban cuoi (Trang 39 - 40)

Patel và McCarthy (2000) là một trong những người đầu tiên đề cập đến chuyển đổi số nhưng họ đã không đi sâu để hình thành lên khái niệm về thuật ngữ này. Sau đó, một số nhà nghiên cứu cũng đã tiếp tục nghiên cứu về chuyển đổi số và đưa ra được một số định nghĩa đáng chú ý. Stolterman và cộng sự (2006) định nghĩa về chuyển đổi số như sau: chuyển đổi số có thể được hiểu là những thay đổi mà công nghệ số gây ra hoặc ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống con người. Nghiên cứu của George Westerman (2011) chỉ rõ chuyển đổi kỹ thuật số là: Việc sử dụng công nghệ để cải thiện triệt để hiệu suất hoặc phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp.

Theo Công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin Gartner (2020), chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ trong thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp gia tăng tốc độ tăng trưởng và đạt doanh số tốt hơn.

Còn theo Microsoft (2020), chuyển đổi số chính là tái cấu trúc tư duy trong phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.

Tuy nhiên, cũng có định nghĩa cho rằng, chuyển đổi số không chỉ ứng dụng công nghệ trong thay đổi mô hình kinh doanh, mà còn tham gia vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, chuyển đổi số sẽ thay đổi toàn diện cách thức doanh nghiệp hoạt động, từ đó tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.

Từ các các cách hiểu trên và quan điểm của tác giả, chuyển đổi số là:

- Thay đổi phương thức làm việc trong hoạt động thường ngày, quy trình sản xuất, kinh doanh với sự hỗ trợ của các công nghệ số.

- Sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một đơn vị, một doanh nghiệp nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những hiệu quả cao hơn, những giá trị mới hơn cho doanh nghiệp.

- Sự thay đổi về văn hóa của đơn vị, của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, liên tục học hỏi theo cái mới, cái hiện đại và phải chấp nhận cả thất bại bên cạnh những thành công mà sự đổi mới đem lại.

Một phần của tài liệu TRẦN-NGUYỄN-TUẤN-ANH-1906020207-QTKD-Ban cuoi (Trang 39 - 40)