Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông

Một phần của tài liệu TRẦN-NGUYỄN-TUẤN-ANH-1906020207-QTKD-Ban cuoi (Trang 59 - 63)

đội Viettel giai đoạn 2016 – 2020

Năm 2009, Viettel chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Việt Nam. Năm 2013, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội chính thức vượt qua Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) về quy mô doanh thu và lợi nhuận. Kể từ đó, Viettel vẫn luôn được cho là một trong những doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả và giữ được vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu ngành. Cụ thể, luận văn sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel giai đoạn 2016 – 2020:

4.1.2.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

Bảng 4.1 Bảng thống kê hiệu quả sử dụng tài sản của Viettel giai đoạn 2016 - 2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng Doanh thu (1) (tỉ VNĐ) 225,800 251,471 234,000 253,048 264,100 Lợi nhuận sau thuế (2) (tỉ VNĐ) 30,282 35,076 28,836 29,809 30,924 Tài sản bình quân (3) (tỉ VNĐ) 388,231 412,659 351,659 359,145 359,581

Sức sản xuất của tài sản = (1)/(3) 0.58 0.61 0.67 0.7 0.73

Sức sinh lời của tài sản = (2)/(3) 0.078 0.085 0.082 0.083 0.086

Nguồn: Báo cáo nội dung công bố thông tin của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, giai đoạn 2016 – 2020

Dựa vào bảng thống kê hiệu quả sử dụng tài sản của Viettel giai đoạn 2016 - 2020, có thể thấy được sức sản xuất của tài sản có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng nhiều hơn tại thời điểm năm 2018 so với năm 2017 (tăng 9.8%). Từ năm 2016, mỗi đồng tài sản đem lại 0.58 đồng doanh thu, đến năm 2020 thì mỗi đồng tài sản đã đem lại 0.73 đồng doanh thu, tăng gần 30%. Lý do có sự thay đổi đột phá này

là do Tài sản bình quân năm 2018 giảm xuống so với năm 2017 và không thay đổi quá nhiều trong năm 2019 và 2020, đồng thời Tổng doanh thu giảm nhẹ ở năm 2018 và tăng mạnh trở lại ở năm 2019 và 2020.

Đối với sức sinh lời của tài sản, biến thiên của chỉ số này cũng vận động theo xu hướng tăng từ năm 2016 đến 2017 và giảm từ 2017 đến 2018 rồi lại tăng trở lại trong những năm 2019, 2020 của Tài sản bình quân và Lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy khi sức sinh lời giảm, mức độ giảm của lợi nhuận thấp hơn mức độ giảm của tài sản bình quân, còn khi sức sinh lời tăng, mức độ tăng của lợi nhuận cao hơn mức độ tăng của tài sản bình quân, chứng tỏ Viettel đã có năng lực tạo ra lợi nhuận từ tài sản tốt hơn thời kỳ trước đó.

4.1.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Bảng 4.2 Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Viettel giai đoạn 2016 - 2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng Doanh thu (1) (tỉ VNĐ) 225,800 251,471 234,000 253,048 264,100 Lợi nhuận sau thuế (2) (tỉ VNĐ) 30,282 35,076 28,836 29,809 30,924 Vốn chủ sở hữu bình quân (3) (tỉ

VNĐ) 116,459 127,692 132,924 145,879 156,842

Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu =

(1)/(3) 1.94 1.97 1.76 1.73 1.68

Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu =

(2)/(3) 0.260 0.275 0.217 0.204 0.197

Nguồn: Báo cáo nội dung công bố thông tin của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, giai đoạn 2016 – 2020

Dựa vào bảng thống kê hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Viettel giai đoạn 2016 - 2020, có thể thấy được sức sản xuất của vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng nhiều hơn tại thời điểm năm 2018 so với năm 2017 (tăng 15.4%). Từ năm 2016, mỗi đồng vốn chủ sở hữu đem lại 1.94 đồng doanh thu, đến

năm 2020 thì mỗi đồng vốn chủ sở hữu đã đem lại 1.68 đồng doanh thu, giảm gần 14%. Lý do có sự thay đổi lớn này là do Vốn chủ sở hữu bình quân của Viettel có xu hướng tăng mạnh theo thời gian, nhưng doanh thu lại không tăng tương ứng. Điều này là có thể hiểu được khi đây là giai đoạn Viettel có giai đoạn mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực mới cũng như chuẩn bị đầu tư phát triển dịch vụ 5G.

Đối với sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, biến thiên của chỉ số này cũng vận động theo xu hướng giảm. Điều này là hợp lý vì các kế hoạch kinh doanh mới của Viettel đều là dài hạn và chưa đáp ứng đầy đủ doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn bắt đầu đầu tư.

4.1.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 4.3 Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Viettel giai đoạn 2016 - 2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng Doanh thu (1) (tỉ VNĐ) 225,800 251,471 234,000 253,048 264,100 Lợi nhuận sau thuế (2) (tỉ VNĐ) 30,282 35,076 28,836 29,809 30,924 Tổng số lao động bình quân (3) 61,027 64,481 66,857 68,391 67,718

Sức sản xuất của lao động = (1)/(3) 3.7 3.9 3.5 3.7 3.9

Sức sinh lời của lao động = (2)/(3) 0.496 0.544 0.431 0.436 0.457

Nguồn: Báo cáo nội dung công bố thông tin của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, giai đoạn 2016 – 2020

Dựa vào bảng thống kê hiệu quả sử dụng lao động của Viettel giai đoạn 2016 - 2020, có thể thấy được sức sản xuất của lao động có xu hướng biến động qua các năm. Sức sản xuất của lao động tăng nhiều hơn tại thời điểm năm 2017 và năm 2020 so với các năm trước đó (tăng 54%). Trong năm 2018, chỉ tiêu này có sự sụt giảm lớn nhưng đã tăng trở lại vào 2019 và 2020, do giai đoạn này Viettel tăng trưởng nhân sự để triển khai các mảng kinh doanh mới mà chưa kịp ghi nhận doanh thu.

Xu hướng tương tự cũng được thể hiện ở chỉ tiêu sức sinh lời của lao động, nhưng khác biệt ở điểm giai đoạn 2018 – 2020, chỉ tiêu đã tăng trưởng trở lại, nhưng chưa đạt được cột mốc như năm 2017. Điều này cũng phù hợp và hợp lý với bối cảnh kinh doanh khi mà các mảng kinh doanh mới mặc dù đã bắt đầu mang lại doanh thu, nhưng phải bù đắp lại khoảng chi phí lớn trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư, khiến lợi nhuận chưa có sự tăng trưởng tương xứng.

4.1.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

Bảng 4.4 Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của Viettel giai đoạn 2016 - 2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng chi phí (1) (tỉ VNĐ) 186,709 207,193 196,518 214,873 220,300 Lợi nhuận sau thuế (2) (tỉ VNĐ) 30,282 35,076 28,836 29,809 30,924

Lợi tức đầu tư (ROI) = (2)/(1) 0.162 0.169 0.147 0.139 0.140

Nguồn: Báo cáo nội dung công bố thông tin của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, giai đoạn 2016 – 2020

Dựa vào bảng thống kê hiệu quả sử dụng lao động của Viettel giai đoạn 2016 - 2020, có thể thấy được lợi tức đầu tư (ROI) của doanh nghiệp này có sự biến động qua các năm. Tương tự các chỉ tiêu khác, 2017 là năm Viettel sử dụng chi phí hiệu quả nhất, khi mỗi đồng chi phí mang lại 1169 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu của 2017 cao hơn năm thấp nhất (2019) tới 21.5%. Mặc dù vậy, năm 2020 Viettel đã tăng trưởng trở lại về chỉ tiêu này khi đạt mức 0.140, cao hơn 7% so với 2019.

Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể thấy giai đoạn 2016 – 2020, năm 2017 là thời điểm Viettel đạt được hiệu quả cao nhất. Mặc dù có sự sụt giảm nhất định sau mức đỉnh này, Viettel đã ghi nhận được sự tăng trưởng trở lại – đặc biệt trong năm 2020, khi mà các mảng kinh doanh mới đã bắt đầu cho thấy sự hiệu quả. Tổng kết lại, có thể thấy Tập đoàn Công nghiệp - Viễn

thông Quân đội là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh, có xu hướng và được kỳ vọng sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.

Một phần của tài liệu TRẦN-NGUYỄN-TUẤN-ANH-1906020207-QTKD-Ban cuoi (Trang 59 - 63)