Phân tích phương trình cấu trúc tuyến tính và kiểm định các giả thuyết

Một phần của tài liệu TRẦN-NGUYỄN-TUẤN-ANH-1906020207-QTKD-Ban cuoi (Trang 88 - 90)

cứu

Phương trình cấu trúc tuyến tính (SEM - Structural Equation Modeling) cho phép đánh giá cả các sai số đo lường (thông qua các phần dư ei) và hợp nhất các khái niệm nghiên cứu khó đo lường và trừu tượng (Hair và cộng sự, 2006; Kline,

2011)

Hình 5.2 Kết quả phân tích phương trình cấu trúc tuyến tính

Bảng 5.19 Hệ số ước lượng hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số ước lượng hồi quy chưa chuẩn hóa S.E. C.R. P Label FP <--- IC .459 .094 4.901 ***

Nguồn: Kết quả phân tích từ AMOS 20

Trong bảng này, chúng ta sẽ tập trung nhận xét vào 2 chỉ số P (sig) và Estimates (hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa).

Sử dụng tiêu chuẩn độ tin cậy 95%, giá trị sig của tất cả quan hệ có giá trị < 0.05, như vậy mối quan hệ trong mô hình có ý nghĩa. Nói cách khác, chấp nhận giả thuyết đặt ra trong mô hình.

Đối với giá trị Estimate, hệ số cho kết quả dương, như vậy biến có tác động thuận chiều

Bảng 5.20 Hệ số ước lượng hồi quy chuẩn hóa

Hệ số ước lượng hồi quy chuẩn hóa

FP <--- IC .301

Nguồn: Kết quả phân tích từ AMOS 20

Trong bảng hệ số ước lượng hồi quy chuẩn hóa, giá trị Estimate cho thấy thứ tự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trị tuyệt đối hệ số càng lớn, tác động càng mạnh.

Bảng 5.21 Giá trị R bình phương mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc

Giá trị R bình phương

FP .571

Nguồn: Kết quả phân tích từ AMOS 20

Giá trị R bình phương của biến phụ thuộc FP là 0.571. Như vậy, biến độc lập giải thích được 57.1% sự biến thiên của biến FP.

Ta có phương trình hồi quy sau: FP = 0.301IC

Một phần của tài liệu TRẦN-NGUYỄN-TUẤN-ANH-1906020207-QTKD-Ban cuoi (Trang 88 - 90)