Vai trò huy động vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 27)

Các doanh nghiệp dù hoạt động theo mô hình nào, to hay nhỏ thì một nhu cầu không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp đó là vốn. Nó là tiền đề cho quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Việc huy động vốn sẽ giúp doanh nghiệp giải được bài toán về tài chính cho phát triển doanh nghiệp:

Về mặt pháp lý: Mỗi doanh nghiệp khi muốn có giấy phép để hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải chứng minh được một trong các yếu tố cơ bản đó là vốn (điều này đã được nhà nước quy định cho từng loại hình doanh nghiệp), khi đó thì địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện để hoạt động. Tuy nhiên không phải khi đã có được giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp muốn kinh doanh như thế nào cũng được mà trong thời gian đó thì

26

doanh nghiệp luôn phải đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo quy định nếu không thì doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép hay tuyên bố giải thể, phá sản, sát nhập... Như vậy có thể coi việc huy động vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các vấn đề của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật.

Về mặt kinh tế: Khi các doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu về vốn thông qua việc huy động vốn thì doanh nghiệp đó có khả năng chủ động trong các hình thức kinh doanh, thay đổi công nghệ, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho kinh doanh, điều này khá quan trọng vì nó sẽ giúp doanh nghiệp hạ được giá thành sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.

Có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của huy động vốn đối với các doanh nghiệp. Nhờ có nó mà các doanh nghiệp có thể thay đổi được trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất... trong thời gian ngắn. Nó mang lại cho doanh nghiệp được nhiều lợi thế như; cải tiến được mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm, giảm được sức lao động cho nhân công... mà vẫn đáp ứng được chất lượng của sản phẩm và nhu cầu của thị trường điều mà các doanh nghiệp luôn mong muốn. Nhờ đó mà các doanh nghiệp sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của mình trên thương trường mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà đầu tư.

1.1.3.Khái niệm về startup và mô hình gọi vốn

1.1.3.1 Khái niệm startup

Trong những năm gần đây, khởi nghiệp được nhắc đến như một phần của nền kinh tế và là đề tài luôn nóng hổi. Người ta dùng từ “khởi nghiệp” để mô tả về những người trẻ tuổi liều lĩnh, nhiều ý tưởng sáng tạo hay những công ty công nghệ mới xuất hiện. Khởi nghiệp hay còn gọi là Startup có thể hiểu là giai đoạn bắt đầu của một quá trình kinh doanh của một cá nhân hoặc một doanh nghiệp nào đó. Những năm gần đây, từ khi có phong trào dot – com thì Startup thường gắn với công nghệ cao.

Trong luận văn này, khởi nghiệp được hiểu theo nghĩa: Startup là quá trình bắt đầu một quá trình kinh doanh về công nghệ cao, với các ý tưởng sáng tạo, để tạo ra một sản phẩm giá trị cao và cũng gắn với rủi ro cao. Công ty Startup (hay nói gọn Startup) là một loại hình Doanh nghiệp có thể dưới dạng một công ty, một hiệp hội

27

hay thậm chí một tổ chức tạm thời được thành lập để mưu tìm một mô hình kinh doanh ăn khách và linh hoạt. Những Startup này là Doanh nghiệp mới thành lập, ở giai đoạn đang phát triển và đang nghiên cứu thị trường.

Dù khác nhau về quy mô và lĩnh vực, các Doanh nghiệp khởi nghiệp thực chất lại có chung đặc điểm về không khí làm việc, một yếu tố vô hình nhưng lại rất quan trọng trong công việc. Những Doanh nghiệp được đánh giá là “thân thiện, trẻ trung, năng động, sáng tạo”, hay đa số nhân viên là những người trẻ tuổi, phần lớn đều là các tên tuổi bắt đầu hoặc đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Mô hình phổ biến hiện nay mà các Doanh nghiệp khởi nghiệp lựa chọn là Công ty TNHH và Công ty Cổ phần vì loại hình này giúp giảm thiểu trách nhiệm của các thành viên sở hữu, và do mô hình tổ chức, cơ cấu quản lý của loại hình này lại gọn nhẹ, hợp với những nhà khởi nghiệp khi phải tập trung nhiều vào các hoạt động kinh doanh. Đồng thời với mô hình này các Doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn và tăng vốn nhanh hơn.

Startups có thể chia làm ba loại. Đầu tiên là các Doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, không chỉ dừng lại ở quy mô khởi nghiệp mà vươn tầm trở thành những tập đoàn hùng mạnh phát triển có thể ở quy mô toàn cầu. Thứ hai là các Doanh nghiệp khởi nghiệp thành công nhưng chỉ dừng lại ở quy mô khởi nghiệp. Thứ ba là các Doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng thất bại. Động cơ của mỗi người đưa đến việc thành lập Doanh nghiệp rất khác nhau. Có thể là lý do cá nhân, kinh tế và/hoặc xã hội, sau đây là các động cơ thường thấy nhất ở những người khởi nghiệp:

+ Lý do cá nhân:

- Muốn tìm sự độc lập, sự tự chủ. Khởi nghiệp yêu cầu bản thân người khởi nghiệp phải độc lập, tự chủ, có những rủi ro sẽ đến. Chỉ có như thế Doanh nghiệp mới có thể phát triển và mang đến những lợi ích cho chủ doanh nghiệp.

- Cần sự hoàn thiện bản thân

- Thể hiện quyền lực, những thách thức, khó khăn trong cuộc sống - Thể hiện ước mơ và mong muốn có địa vị xã hội

+ Động lực kinh tế:

Muốn làm giàu và nuôi sống bản thân mình. Đây chính là động lực mà bất cứ ai cũng có, đặc biệt là những người trẻ, có ước muốn khẳng định bản thân thông qua

28

mong muốn được tự nuôi sống mình. Chỉ có khởi nghiệp mới có thể giúp họ tất cả những điều này và sử dụng những kiến thức đã được học.

+ Tự đảm bảo việc làm:

Tự tạo ra việc làm là cách hữu hiệu nhất để đảm bảo một công việc ổn định cho mình mà ai cũng mong muốn. Nhưng đi liền với nó là những khó khăn không thể tránh khỏi đối với những bạn muốn khởi nghiệp, bởi những yêu cầu và cạnh tranh trên thị trường rộng lớn không hề dễ dàng chút nào.

Khái niệm mô hình gọi vốn

Hệ sinh thái khởi nghiệp là một hệ thống được tạo ra bởi chính các DNKN và các tổ chức, cá nhân liên quan nhằm thúc đẩy sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp này. Trong hệ sinh thái đó, nguồn lực tài chính là một trong những cấu phần rất quan trọng. Đối với các DNKN, nguồn lực tài chính đầu tiên thường xuất phát từ vốn của chính họ và của các cộng sự, người thân. Sau giai đoạn này, ngoài nội lực thì các DNKN bắt đầu tìm kiếm tới nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân chuyên nghiệp khác, trong đó đặc biệt là thị trường vốn dành cho DNKN. Thị trường vốn truyền thống cho DNKN được tổ chức theo hình thức phi tập trung, thỏa thuận trực tiếp giữa bên đầu tư và nhận đầu tư. Với tính chất giao dịch thỏa thuận, chủ yếu thương lượng song phương, các chủ thể tham gia thị trường vốn cho DNKN thường là những định chế, cá nhân có mạng lưới quan hệ rộng, đóng vai trò trung gian kết nối giữa các nhà đầu tư tiềm năng (bên mua) và các DNKN hoặc nhà đầu tư hiện tại (bên bán). Nội dung của phần này sẽ trình bày và phân tích một số mô hình gọi vốn khởi nghiệp hiện đang phổ biến trên thế giới.

Công ty khởi nghiệp

Công ty khởi nghiệp (hay nói gọn Startup) là một loại hình doanh nghiệp có thể dưới dạng một công ty, một hiệp hội hay thậm chí một tổ chức tạm thời được thiết lập để mưu tìm một mô hình kinh doanh ăn khách và linh hoạt. Những Startup này là doanh nghiệp mới thành lập, ở pha “đang phát triển” và đang nghiên cứu thị trường. Cái tên Startup, ngày nay trở nên phổ biến trên thế giới, được khởi đi từ thời bong bóng dot – com (.com), thời mà vô vàn công ty dot – com (công ty kinh doanh trên internet với trang web có đuôi .com) được thành lập. Vì nguồn gốc như thế, nhiều

29

người coi Startup chỉ là dạng công ty công nghệ. Ở hiện tại, khi công nghệ trở thành yếu tố đương nhiên, thì khi nói đến công ty Startup ta phải nhấn mạnh đến 3 tính chất quan trọng của chúng: có sáng kiến đổi mới, quy mô linh hoạt, tăng trưởng nhanh.

Steve và Bob (chuyên gia phát triển khách hàng, nhà sáng lập nhiều Startup) giải thích chữ “mưu tìm” trong định nghĩa startup có hai ý: một là từ doanh nghiệp nhỏ, chẳng hạn một quán ăn, trong một thị trường thành thục, đầy quán xá, hướng đến trở thành công ty khác biệt lớn, hay giá trị cao. Hai là tìm cách thực hiện một chiến lược kinh doanh đổi mới để có thể khoan thủng thị trường hiện tại, như trường hợp của Amazon, Uber hay Google. Thêm nữa, Startup không phải là phiên bản nhỏ của công ty lớn. Một Startup là một tổ chức tạm thời, được thiết lập để mưu tìm một mô hình kinh doanh và thăm dò mức độ hút thị trường của sản phẩm/dịch vụ. Ngược lại, một công ty lớn là một tổ chức đã tồn tại lâu dài và đáp ứng tốt thị trường, nó đã được thiết kế để vận hành một mô hình kinh doanh đã được xác định rõ, được công nhận hoàn toàn, đã vượt qua thử thách, đã được thẩm tra chứng minh tính ổn định, rõ ràng, không tham vọng, luôn ăn khách và linh hoạt.

Quá trình đi tìm một mô hình kinh doanh ăn khách và linh hoạt của một Startup chủ yếu là quá trình đi từ thất bại này đến thất bại khác để rút ra bài học từ mỗi thất bại cái gì là không nên làm. Paul Graham, chuyên gia lập trình, nhà đầu tư rủi ro, nhận định: “Startup là một công ty được thiết lập để kỳ vọng tăng trưởng nhanh. Việc mới thành lập, thậm chí thuộc ngành công nghệ, được quỹ đầu tư rủi ro tài trợ hoặc có chiến lược thoát hiểm tốt cũng không làm cho một công ty trở thành một Startup. Điều chính yếu để một công ty có là một Startup hay không là tốc độ tăng trưởng của nó. Ông chủ Startup phải đối đầu với loại vấn đề khó khăn hơn doanh nghiệp thông thường, đó là phải tìm cho ra một trong ít ý tưởng hiếm hoi nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh”.

Aswath, giáo sư tài chính Đại học New York, chuyên gia xác định giá trị doanh nghiệp, cho rằng giá trị của một hãng Startup “nằm hoàn toàn ở tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của nó”. Việc xác định một doanh nghiệp mới có là Startup hay không được Aswath nhấn mạnh vào giai đoạn đang phát triển hơn là vào cấu trúc hay ngành nghiệp của hãng đó. Từ đó ông rút ra một số đặc trưng mà Startup phải có: là tổ chức

30

không có lịch sử, không có báo cáo tài chính quá khứ, phụ thuộc vốn tư nhân (chứ không phải vốn chứng khoán) và xác suất sống không cao.

1.2. Một số mô hình gọi vốn khởi nghiệp trên thế giới

1.2.1.Huy động vốn đầu tư mạo hiểm

Vốn đầu tư mạo hiểm (Venture Capital - VC) là tiền được đầu tư bởi những doanh nghiệp quỹ đầu tư vốn mạo hiểm vào những doanh nghiệp mới khởi nghiệp, quy mô nhỏ những có tiềm năng phát triển nổi bật. Đây là một ngành kinh doanh trong đó các quỹ đầu tư tài chính tiến hành các hoạt động đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Với khách hàng thông thường, doanh nghiệp bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thì với các VC, doanh nghiệp bán ý tưởng kinh doanh; thành công của việc tiếp cận nguồn vốn này chính là thuyết phục được các nhà đầu tư chuyên nghiệp bỏ tiền ra.

Quỹ được huy động từ những cá nhân có tài sản, quỹ của các trường đại học, nhà đầu tư nước ngoài và những nguồn tương tự. Nhà đầu tư đầu tư vào quỹ mạo hiểm được gọi là những thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn. Nhà đầu tư vốn mạo hiểm, người quản lý quỹ, được gọi là thành viên chịu trách nhiệm chung. Những nhà đầu tư vốn mạo hiểm quản lý quỹ nhận được một khoản phí quản lý hàng năm khoảng 20% đến 25 % của lợi nhuận kiếm được từ quỹ. Phần trăm lợi nhuận mà nhà đầu tư vốn mạo hiểm nhận được gọi là “carry”. Vậy nếu một doanh nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm huy động một khoản 100 triệu đô và quỹ tăng lên đến 500 triệu đô, thì khoản 20% mà doanh nghiệp sẽ nhận, sau khi trả tiền gốc 100 triệu, sẽ là 20% của 400 triệu, tương đương 80 triệu.

Những nhà đầu tư mạo hiểm biết rằng họ thực hiện việc đầu tư mạo hiểm và trong số họ sẽ có người không thành công. Thực tế, hầu hết những doanh nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm cho rằng chỉ có khoảng 20% hoặc ít những hơn khoản đầu tư của họ có thể thành công, 40% sẽ thu hồi được tối thiểu lượng vốn đầu tư, và 40% sẽ thất bại. Như vậy, những khoản đầu tư thu được lợi nhuận phải đủ để bù đắp cho những thương vụ còn lại.

Thực chất các VC cũng ít khi thật sự mạo hiểm do phần lớn những người điều hành không phải là nhà đầu tư và phải chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư của họ. Một

31

phần quan trọng để nhận được vốn đầu tư mạo hiểm là phải trải qua một quá trình thẩm định đầu tư, đây là quá trình liên quan đến việc điều tra những đặc điểm của một doanh nghiệp tiềm năng và xác minh những vấn đề mấu chốt trong bản kế hoạch kinh doanh.

Do đó, một mặt, nếu doanh nghiệp chuẩn bị các bản báo cáo rõ ràng và kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ có cơ hội nhận được khoản đầu tư cao hơn. Sự có mặt của VC trong hội đồng quản trị có thể sẽ gây những rắc rối trong quá trình kinh doanh vì VC sẽ hành động vì mục tiêu lợi nhuận, họ có thể không hiểu hoặc cố tình lờ đi triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Khi VC rút vốn, họ cũng có thể chuyển nhượng số cổ phần của mình cho các đối tác còn kém thiện chí hơn.

Các cam kết đầu tư vốn sẽ không được thực hiện một cách đơn giản và dễ dàng, vốn sẽ được giải ngân từ từ và căn cứ trên kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp nhận vốn.

1.2.2.Huy động vốn từ cộng đồng

Huy động vốn từ cộng đồng (Crowdfunding) là một phương thức cho phép doanh nghiệp hoặc các tổ chức dựa trên mạng internet có thể thu được nguồn tài chính - thông thường từ khoảng 1.000 lên đến 1.000.000 USD - dưới hình thức cho tặng hoặc các khoản đầu tư từ nhiều cá nhân. Hình thức này thực ra đã tồn tại từ hơn hai thập kỷ trước dưới nhiều dạng khác nhau. Năm 1997, người hâm mộ của một ban nhạc rock tại Mỹ đã phát động một chiến dịch quyên góp trên internet và thu được 60.000 USD để tài trợ cho một chuyến lưu diễn của thần tượng của họ. Sau này, ban nhạc đó, Marillion cũng đã sử dụng huy động vốn từ cộng đồng để đầu tư cho quá trình thu âm, marketing và phát hành các album của họ. Năm 2003, ArtistShare được ghi nhận là website huy động vốn từ cộng đồng liên quan đến âm nhạc đầu tiên tại Mỹ, theo sau là một loạt những tên tuổi khác ra đời như Indiegogo (2008), Kickstarters (2009) và các tên tuổi khác xuất hiện tại khắp nơi quốc gia trên thế giới. Năm 2012, tổng thống Obama cũng ký một Nghị định mang tên JOBS (The Jumpstart Our Business Startups), gỡ bỏ rất nhiều cản trở liên quan đến việc cho phép một doanh nghiệp gây quỹ trong cộng đồng. Huy động vốn từ cộng đồng khởi đầu như

32

là sự mở rộng của thu hút tài chính thông qua bạn bè và gia đình: các cộng đồng góp vốn để tài trợ cho thành viên có ý tưởng kinh doanh. Trong giai đoạn đầu của huy động vốn từ cộng đồng, vốn được đưa ra dưới hình thức đóng góp, nhưng ngày càng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)