Thực trạng huy động vốn và hoạt động của các mô hình gọi vốn khở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 77 - 98)

nghiệp tại Việt Nam

Thực trạng Mô hình huy động vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại

Thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất đối với các lĩnh vực ưu tiên phát triển, trong đó có DNNVV được hưởng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Việt Nam Đồng thấp hơn 1-2%/năm so với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường (hiện nay là 6,5%/năm). Thậm chí với các doanh nghiệp tốt, ngân hàng cho vay với lãi suất 6%/năm. Đồng thời ban hành các Thông tư hướng dẫn tổ chức tín dụng phối hợp với Ngân hàng Phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương trong cho vay DNNVV có bảo lãnh của các tổ chức này.

76

Ngành Ngân hàng cũng triển khai các chương trình tín dụng đặc thù đối với một số ngành/lĩnh vực, trong đó có đối tượng thụ hưởng là các DNNVV như: Chính sách cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70-80% để phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP; Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn từ 0,5- 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn; Các DNNVV sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được vay vốn tối đa 70% vốn đầu tư tại các TCTD trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh; Chính sách ưu đãi về lãi suất cho các DNNVV hoạt động tại các địa bàn kinh tế khó khăn...

Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo các TCTD xây dựng quy trình thu thập, khai thác thông tin về đánh giá tín nhiệm, hoạt động của khách hàng để nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, qua đó tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; Xây dựng các chương trình, gói tín dụng với lãi suất hợp lý cho DNKN, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; Đơn giản hóa thủ tục hành chính để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành Ngân hàng đã, đang và tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhất là DNKN trong quan hệ tín dụng ngân hàng; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính vay được vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh.

77

Hình 2. 10. Lượng vốn Tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam giai đoạn 2017-2020

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020)

Đánh giá theo tiêu chí định lượng, theo số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), tính đến cuối tháng 12/2018, tín dụng đối với lĩnh vực DNKN đạt trên 1.312 tỷ đồng, tăng 15,57% so với cuối năm 2017. Theo số liệu báo cáo từ các TCTD, đến hết tháng 2/2019, tín dụng đối với lĩnh vực DNKN đạt trên 1.343 tỷ đồng, tăng 9,32% so với cùng kỳ năm 2018 và đến năm 2020 là 1.356 tỷ đồng.

Về quy trình cho vay của ngân hàng, ngân hàng phân chia các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ra làm 4 nhóm chính bao gồm: nhóm về pháp lý, nhóm về năng lực tài chính, nhóm chứng minh mục đích sử dụng vốn, nhóm hồ sơ về tài sản đảm bảo. Để tiếp cận được nguồn vốn cần thiết, hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp phải rất đầy đủ để thông qua đó ngân hàng có thể đánh giá khách hàng và lựa chọn ra các doanh nghiệp vay vốn ít rủi ro nhất đối với ngân hàng. Trong 4 nhân tố trên, nhóm hồ sơ về pháp lý yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải minh bạch rõ ràng theo đúng quy định của pháp luật, về năng lực tài chính yêu cầu phải kinh doanh có hiệu quả, có dòng tiền qua tài khoản ngân hàng, kê khai nộp thuế đầy đủ liên tục.

1120 1312 1343 1356 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2017 2018 2019 2020 Tín dụng DNKN

78

Doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi, có nguồn vốn đối ứng tham gia dự án đầu tư, kinh doanh; có tài sản hợp pháp, giá trị định giá của tài sản lớn hơn giá trị khoản vay, thường giới hạn là các bất động sản. Xuất phát từ việc kinh doanh của ngân hàng, thì việc đưa ra các điều kiện chặt chẽ khi cấp tín dụng là điều cần thiết của các nhà quản trị ngân hàng, nhằm bảo toàn đồng vốn kinh doanh của họ.

Thực trạng Mô hình gọi vốn từ các công ty đầu tư mạo hiểm

Quỹ Đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam năm 1991. Năm 1995 là thời điểm quan trọng của hoạt động ĐTMH khi có tới 5 quỹ với tổng số vốn đầu tư cam kết lên tới 303 triệu USD cho 56 doanh nghiệp. Theo thống kê từ Cục thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, tính đến năm 2019, Việt Nam có tổng cộng 72 Quỹ đầu tư mạo hiểm. Việt Nam đang được xem là một thị trường hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư, mặc dù khá nhiều quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhưng các quỹ mang tính chất vốn đầu tư mạo hiểm chưa thực sự hoạt động với đầy đủ chức năng vốn có.

Mặc dù xét về tính chất và phương thức đầu tư, thì các quỹ này được coi là quỹ ĐTMH. Tuy nhiên, đối tượng đầu tư của các quỹ này phần lớn là các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, có tiềm năng lợi nhuận lớn, đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, hoặc đã ở giai đoạn tăng trưởng ban đầu của quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp đã hoạt động từ 2 năm trở lên và có tốc độ tăng trưởng nhanh, hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại điện tử, truyền thông giải trí, mạng xã hội. Do vậy, có thể nói, hiện có rất ít các dự án công nghệ cao, công nghệ mới ở giai đoạn khởi nghiệp nhận được sự đầu tư của các quỹ trên.

Thời gian qua, Bộ KH&CN đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng quỹ Khởi nghiệp KH&CN theo mô hình của thung lũng Silicon. Quỹ Khởi nghiệp KH&CN chính thức được cấp phép và thành lập theo quyết định số 1286/QD-BNV ngày 16/12/2014. Chức năng cơ bản là sử dụng nguồn vốn của Quỹ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tài trợ, khuyến khích các tổ chức, nhà khoa học, cá nhân là công dân Việt Nam khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trên nền tảng ứng dụng, phát triển, đổi mới khoa học và công nghệ. Xét về phương thức đầu tư, có thể coi Quỹ Khởi nghiệp

79

khoa học và công nghệ là một dạng quỹ ĐTMH do tư nhân thành lập để đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, xét về mục đích, tôn chỉ hoạt động, Quỹ Khởi nghiệp khoa học và công nghệ đăng ký là quỹ xã hội, phi lợi nhuận lại khác xa so với mục đích của loại hình quỹ ĐTMH thông thường là tối đa hóa lợi nhuận khi rủi ro cao.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN còn có một số hình thức quỹ khác như Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia (NATIF) có những nội dung hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp để hoàn thiện công nghệ, sản phẩm của mình cũng như sản xuất thử nghiệm các sản phẩm đó trước khi đưa ra thị trường. Các quỹ này đều có các cấu phần hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp nhưng vẫn đang theo hướng hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp. • Quỹ IDG Venture Việt Nam (IDGVV)

Quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam và được thành lập bởi Tập Đoàn Dữ Liệu Quốc Tế IDG - công ty truyền thông về công nghệ thông tin lớn nhất thế giới. IDG Ventures bao gồm 5 quỹ đầu tư điều hành độc lập tại Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Ấn Độ, quản lý tổng số vốn xấp xỉ 3,7 tỷ USD. IDG Ventures đã đầu tư vào hơn 350 công ty trên toàn cầu. Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG bắt đầu có mặt tại Việt Nam từ năm 1992 nhưng chính thức khai trương Quỹ ĐTMH - Quỹ IDG Venture Vietnam vào năm 2004. Quỹ hoạt động theo mô hình có các nhà cung cấp vốn và có doanh nghiệp quản lý vốn chuyên nghiệp. Chi phí cho vận hành Quỹ hàng năm là 2,5% tổng số vốn của Quỹ. Hiện nay có 3 quỹ chịu sự quản lý của tập đoàn dữ liệu quốc tế (International Data Group – IDG).

Quỹ thứ nhất được thành lập từ năm 2004 với số vốn 100 triệu USD. Quỹ được thành lập dựa trên những kinh nghiệm và sự thành công của quỹ IDG tại Trung Quốc. Nhận thấy tiềm nằng về công nghệ thông tin truyền thông như: internet, xuất khẩu phần mềm, truyền thông giải trí... có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai, IDG mở rộng thị trường sang Việt Nam và thử áp dụng mô hình của Trung Quốc.

Quỹ thứ hai với số vốn 150 triệu USD, tập trung vào các doanh nghiệp mới nhưng hoạt động được 1-2 năm, có tiềm năng phát triển trong tương lai nhưng đang

80

gặp khó khăn về vốn. Quỹ thứ hai được thành lập một mặt hướng tới đối tượng đầu tư cụ thể hơn so với quỹ thứ nhất.

Quỹ thứ ba có thêm những lĩnh vực đầu tư mới và đầu tư vào các doanh nghiệp đã thành công và có sản phẩm.

Các lĩnh vực được đầu tư ước tính như sau: 35% Internet (E- Learning, E- Commerce, Content); 20% dịch vụ viễn thông; 15% công nghệ thông tin và phần mềm; 15% sản xuất công nghệ; 15% công nghệ sinh học.

Những dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp được rót vốn đầu tư chủ yếu là trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, mạng xã hội như YanTV, TV plus, TinhvanMedia, Webtretho, Vinabook.com, Peacesoft, socbay... Hoạt động đầu tư được thực hiện đối với các doanh nghiệp mới và tăng trưởng nhanh, phần lớn đã có thời gian từ 2 năm trở lên thông qua hình thức: rót vốn trực tiếp, mua chứng khoán; hỗ trợ phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, tạo giá trị gia tăng thông qua việc tham gia vào hoạt động quản lý. Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp nhận số vốn từ 500.000 đến 4.000.000 USD.

Chiến lược đầu tư của IDGVV là định hướng dài hạn, chịu rủi ro cao với mong muốn thu được lợi nhuận cao, dựa vào 20% các khoản đầu tư để mang về 80% tổng lợi nhuận cho Quỹ. Cơ chế tài trợ theo giai đoạn phát triển của doanh nghiệp; giai đoạn khởi động: trong giai đoạn này quỹ sẽ cấp 40% tổng số vốn cam kết đầu tư cho dự án nhằm giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm và xúc tiến các hoạt động tiếp thị khởi đầu. Trong giai đoạn tiếp theo, quỹ cũng dành 40% tổng số vốn cam kết tài trợ cho doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm và tung ra thị trường. Trong giai đoạn tăng trưởng, quỹ sẽ dành 20% số vốn còn lại để đầu tư cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, phạm vi thị trường, phát triển nâng cấp sản phẩm và hợp lý hóa cơ cấu sản xuất. • Quỹ Mekong Capital

Doanh nghiệp 4 quỹ con bao gồm:

Mekong Enterprise Fund (thành lập năm 2002) với tổng vốn cam kết là 18,5 triệu USD, và đã đầu tư hết vào 10 doanh nghiệp tính đến cuối năm 2005. Đây là quỹ vốn cổ phần chưa niêm yết đầu tiên tập trung đầu tư vào vốn tăng trưởng tại Việt Nam. Quỹ Mekong Enterprise Fund đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

81

chưa niêm yết, chủ yếu là các ngành sản xuất và xuất khẩu. Quỹ đã thoái vốn hoàn toàn 9 trong 10 doanh nghiệp trong danh mục đầu tư.

Mekong Enterprise Fund II (thành lập năm 2006) với số vốn 50 triệu USD. Chiến lược của Quỹ là đầu tư vào các ngành định hướng theo người tiêu dùng mang những giá trị chiến lược, bằng việc tập trung vào bán lẻ, phân phối, và các sản phẩm tiêu dùng. Quỹ đã thực hiện 10 khoản đầu tư kể từ khi khai trương, và hiện còn nắm giữ 2 sau khi hoàn toàn thoái vốn 8 doanh nghiệp.

Quỹ Mekong Enterprise Fund III (MEF III) là quỹ vốn cổ phần chưa niêm yết. Quỹ khai trương vào tháng 5 năm 2017 và đã chính thức hoàn tất huy động vốn với tổng vốn cam kết 112 triệu USD trong tháng 5 năm 2018. MEF III tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp tiêu dùng Việt Nam thuộc các lĩnh vực bán lẻ, nhà hàng, sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ tiêu dùng. Quỹ còn có thể đầu tư vào các doanh nghiệp có mô mình kinh doanh kết hợp giữa online (trực tuyến) và offline (truyền thống), đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ. MEF III thường tập trung vào các khoản đầu tư từ 8 đến 15 triệu USD cho cả các khoản đầu tư thiểu số hoặc đầu tư nắm quyền kiểm soát. MEF III dự kiến hoạt động trong 10 năm, và sẽ thực hiện tổng cộng 10 - 12 khoản đầu tư trong 4 năm đầu hoạt động.

Quỹ Vietnam Azalea Fund được khai trương vào tháng 6 năm 2007 và quản lý 64 triệu USD vốn cam kết. Các khoản đầu tư của Vietnam Azalea Fund được thực hiện vào giai đoạn cuối/rủi ro về tính thanh khoản thấp của hoạt động đầu tư vốn cổ phần chưa niêm yết và thực hiện những khoản đầu tư thiểu số tại những doanh nghiệp có thời gian niêm yết ít hơn 24 tháng. Quỹ đã thực hiện 10 khoản đầu tư kể từ khi khai trương và hiện còn nắm giữ 2 khoản đầu tư sau khi thoái vốn ở 8 doanh nghiệp. • Quỹ VinaCapital

VinaCapital là tập đoàn quản lý quỹ thành lập tháng 11/2003 tại Việt Nam với hơn 200 doanh nghiệp trong danh mục đầu tư. Phát triển từ một quỹ đầu tư với số vốn ban đầu là 10 triệu USD, hiện nay đã phát triển thành một tập đoàn quản lý quỹ với gần 2 tỷ USD tài sản. Vina Capital hiện có 4 quỹ đầu tư tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, công nghệ thông tin và viễn thông: Quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng (2007), Vietnam Opportunity Fund (VOF), Vinaland (2006) và DFJ Vina Capital

82 L.P (2006) - với tổng số vốn trên 1 tỷ USD. • Quỹ Dragon Capital

Dragon Capital được thành lập năm 1994, hiện tại là một trong những quỹ quản lý có bề dày kinh nghiệm nhất tại Việt Nam. Doanh nghiệp quản lý Quỹ có văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội (dưới sự kiểm soát của Ủy Ban Chứng khoán Việt Nam) và tại Vương quốc Anh (dưới sự kiểm soát của FSA). Quỹ đầu tư Dragon Capital có tổng tài sản tới 1,3 tỷ USD với 7 quỹ thành viên đang quản lý. Dragon Capital đã bỏ ra khoảng hơn 100 triệu USD để có hơn 40 thương vụ đầu tư với các doanh nghiệp trong nước.

• Quỹ CyberAgent Adventures

Quỹ CyberAgent Adventures (CAV - Nhật Bản) đang khẳng định là nhân tố tạo nên làn sóng đầu tư khi mà IDG Ventures và DFJ VinaCapital đang trong giai đoạn thoái vốn và hai năm qua hầu như chưa có dự án đầu tư nào nổi bật. Tính đến Quý I/2014, CAV tiếp tục tăng cường đầu tư vốn vào khu vực Đông Nam Á, từ 20 triệu USD lên 50 triệu USD, trong đó tại Việt Nam, Quỹ tìm kiếm đầu tư mới liên quan đến thương mại điện tử.

• Quỹ Seedcom

Quỹ Seedcom ưu tiên chọn các doanh nghiệp công nghệ vì đây là lĩnh vực có vốn đầu tư ban đầu thấp, trong khi tại Việt Nam, internet đang phát triển mạnh mẽ và sự tiếp cận công nghệ từ các smartphone đang hứa hẹn sự bùng nổ của ngành này. Mục tiêu của quỹ là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ về tài chính, kinh nghiệm quản lý và điều hành. Mặc dù chỉ mới tham gia thị trường nhưng Quỹ đã đầu tư vào 15 doanh nghiệp bán lẻ, chuỗi cung ứng và thương mại điện tử.

• Quỹ FPT Ventures

Đối với quỹ FPT Ventures, Quỹ ưu tiên đầu tư vốn hạt giống (Seed funding) và gọi vốn vòng 2 (Serie A) vào các doanh nghiệp đã trải qua giai đoạn phát triển ý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 77 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)