Cải cách hơn nữa môi trường tài chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 114 - 116)

Bên cạnh việc chú trọng vào các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, Nhà nước cũng cần quan tâm xây dựng và phát triển hơn nữa môi trường tài chính ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của các định chế tài chính cũng như đơn giản hóa hệ thống báo cáo tài chính của các DNVVN. Nhờ đó, các yêu cầu về báo cáo tài chính của ngân hàng cũng giảm đi sự phức tạp, đã gây phiền hà cho không ít doanh nghiệp khi vay vốn. Đồng thời, Nhà nước cần kết hợp với việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay tín dụng của các ngân hàng như: xử lý nợ tồn đọng, nới lỏng quy chế về tài sản thế chấp khi vay vốn, xóa bỏ các hạn chế phân biệt đối xử với các ngân hàng nước ngoài khi mở cửa thị trường tài chính... nhằm đảm bảo sự an toàn cho hệ thống tín dụng trong nước.

Ngoài nguồn vốn vay ngân hàng là nguồn tín dụng chủ yếu cho các DNVVN hiện nay, các kênh tài chính khác cũng có vai trò quan trọng góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp. Hiện tại, quy mô của tài trợ phi ngân hàng chính thức (dịch vụ cho thuê tài chính, bao thanh toán, quỹ đầu tư mạo hiểm) vẫn còn tương đối nhỏ ở Việt Nam. Điều này đòi hỏi cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý thông thoáng cho các công ty cho thuê tài chính nhằm thực hiện hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp trong mục tiêu trung và dài hạn, dịch vụ bao thanh toán chủ yếu hỗ trợ cho các DNVVN trong hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, Nhà nước cần xem xét sửa đổi, bổ sung, có những hướng dẫn rõ ràng cho hoạt động của các công ty cho thuê tài chính, bao thanh toán độc lập như mở rộng đối tượng cấp dịch vụ, mở rộng đối tượng tài sản được cho thuê chỉ là các động sản. Hiện nay, phần lớn các công ty cho thuê tài chính hay dịch vụ bao thanh toán đều nằm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại mà ít có những công ty nào chuyên biệt cung cấp dịch vụ này nên quy mô có phần bị hạn chế. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng sẽ đẩy mạnh việc cho vay, cho thuê và các sản phẩm tài chính khác với nhiều dịch vụ liên quan hỗ trợ phát triển kinh doanh, nhằm thu hút các khách hàng là các DNVVN. Ngoài ra, Nhà nước và các cơ quan ban ngành cần tăng cường thu thập thông tin về tín dụng doanh nghiệp, vừa giúp các ngân hàng dễ dàng đánh giá, chấp nhận cho doanh nghiệp vay vốn, vừa trên cơ sở đó, giúp Chính phủ

113

hoạch định những chính sách đúng đắn, kịp thời giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Để cho cơ chế huy động vốn từ cộng đồng được phát triển tại Việt Nam cần nhiều nhân tố, ngoài các nhân tố doanh nghiệp khởi sự và nhà đầu tư. Huy động vốn từ cộng đồng cũng cần các hệ sinh thái hỗ trợ và cho phép các sáng kiến và hành động được thực hiện, bao gồm các quy định về tư duy tiến bộ, các giải pháp công nghệ hiệu quả và nền tảng văn hóa có thể thích nghi với phương tiện đầu tư mới này. Các yếu tố chính tạo điều kiện cho sự phát triển của một hệ sinh thái huy động vốn từ cộng đồng bao gồm:

Thúc đẩy sự phát triển của vườn ươm tạo doanh nghiệp, các không gian làm việc chung giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Niềm tin và mối quan hệ là nền tảng của huy động vốn từ cộng đồng, các vườn ươm và trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp có vai trò quan trọng trong những vấn đề này.

Cần có những quy định nhằm cho phép đăng ký dễ dàng hơn cho huy động vốn từ cộng đồng dựa trên vốn cổ phần trên thị trường chứng khoán, tốt nhất là có thể đăng ký theo quy trình trực tuyến hoàn toàn. Nếu chi phí huy động, kết hợp với chi phí và nỗ lực hoàn thành chiến dịch là cao, các doanh nghiệp khởi sự vẫn sẽ thường hoạt động trong nền kinh tế thị trường ngầm hơn là sử dụng nền tảng huy động vốn từ cộng đồng.

Về mặt chiến lược, sẽ rất tốt nếu gắn được huy động vốn từ cộng đồng với văn hoá và tinh thần yêu nước. Việt Nam nên tạo ra những thông điệp thích hợp về văn hoá và đưa lên các phương tiện truyền thông xã hội, cho thấy rằng huy động vốn từ cộng đồng là một phương thức mới và sáng tạo trong việc huy động tài chính các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần tạo thêm công ăn việc làm và phát triển đất nước.

Hình thành một liên minh thị trường huy động vốn từ cộng đồng. Để huy động vốn từ cộng đồng thành công sẽ đòi hỏi sự tham gia tích cực của những người ủng hộ, những người sẽ quảng bá tích cực nhất vai trò của huy động vốn từ cộng đồng. Hình thành liên minh có thể cung cấp các sản phẩm (như các khoản đóng góp dưới dạng công nghệ hoặc bữa ăn cho các sự kiện), dịch vụ (thuê địa điểm, dịch vụ kế toán

114

hoặc pháp lý miễn phí) hoặc đóng góp vốn góp phần thúc đẩy hệ sinh thái. Đồng thời,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)