Cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 117 - 119)

Để cho thuê tài chính được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, cơ chế, chính sách cần thiết lập theo hướng đảm bảo an toàn cho bên thuê và bên cho thuê, nhưng không hình sự hóa các quan hệ vay - cho vay. Cùng với đó, cần mạnh dạn cấp phép cho các liên doanh giữa tổ chức tín dụng trong nước với các tổ chức cho thuê tài chính hoạt động chuyên nghiệp ở nước ngoài.

Trước hết, nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới khối DNVVN để họ có thể hiểu và nắm rõ hình thức mới mẻ này. Song song bên cạnh đó, cần hướng dẫn những quy chế, cách thức để doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Phân tích những lợi ích mà doanh nghiệp có được từ hoạt động thuê mua tài chính cũng như cách khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn hình thức này thay vì vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước với những thủ tục phức tạp để mua sắm trang thiết bị sản xuất.

Miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản cho thuê cũng là một biện pháp khuyến khích hoạt động thuê mua tài chính hoạt động có hiệu quả hơn. Công nghệ luôn thay đổi từng ngày từng giờ và không phải bất kỳ một tổ chức cho thuê tài chính nào cũng đủ tiềm lực để xuất khẩu những máy móc thiết bị hiện đại với chi phí cao từ đó tiến hành cho thuê lại cho các đối tượng là doanh nghiệp. Như vậy, thông qua miễn thuế nhập khẩu, nhà nước cũng có thể hỗ trợ một phần kinh phí để giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh.

Để hoàn thiện và phát triển loại hình dịch vụ đầy tiềm năng phát triển này trong thời gian tới cần một số giải pháp cụ thể như sau:

116

Thứ nhất, từng bước sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động liên quan đến dịch vụ cho thuê tài chính trong Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chỉ có một hệ thống pháp luật đồng bộ mới giúp hoạt động cho thuê tài chính đi vào nề nếp, có định hướng. Điều đó cũng sẽ góp phần giúp cho chủ sở hữu, các doanh nghiệp cho thuê tài chính và các doanh nghiệp thuê tài chính tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền và lợi ích được pháp luật ghi nhận, bảo vệ.

Thứ hai, Nhà nước, các hiệp hội và chính các Doanh nghiệp cho thuê tài chính cần phải quảng bá rộng rãi hơn nữa dịch vụ cho thuê tài chính của mình đến cộng đồng doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông, các hội nghị, hội thảo chuyên đề... Nội dung, quy trình cho thuê tài chính phải được phổ biến hết sức dễ hiểu, đơn giản, toát lên ý nghĩa, lợi ích và mục đích mà doanh nghiệp hướng tới đối với loại hình cho thuê tài chính này.

Thứ ba, bằng các biện pháp khác nhau, các doanh nghiệp cho thuê tài chính phải giảm cho được các chi phí làm tăng giá thuê. Bởi vì, chỉ có giảm giá thuê thì dịch vụ cho thuê tài chính mới hấp dẫn được doanh nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có xu hướng đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu cho nguồn nhân lực, thiết bị, máy móc, đầu tư công nghệ, đầu tư quản trị... nhng vốn tự có của doanh nghiệp thường bị hạn chế và không phải bao giờ cũng sẵn. Ngoài các kênh cấp vốn phổ biến từ ngân hàng, thì kênh cấp vốn từ dịch vụ cho thuê tài chính có xu hướng phát triển và ngày chiếm vị trí quan trọng trên thị trường tài chính thế giới. Việc phát triển nền kinh tếở tốc độ cao đã làm xuất hiện nhu cầu vốn lớn cho đầu tư, đồng thời các loại thị trường cũng có cơ hội được mở rộng, thị trường dịch vụ cho thuê tài chính cũng vậy. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập này, thị trường Việt Nam là một bộ phận của thị trường thế giới, do đó, khi mà thị trường dịch vụ cho thuê tài chính thế giới phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường dịch vụ này ở Việt Nam trong tương lai gần.

• Tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế trong hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp

117

Tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế tuy thách thức nhiều nhưng cơ hội mở ra cho Việt Nam cũng không ít. Một trong những cơ hội đó là tăng cường hợp tác liên kết với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường... Đặc biệt hợp tác để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong nước cũng là một mục tiêu quan trọng trong liên kết hợp tác quốc tế của mỗi quốc gia. Các DNKN Việt Nam với năng lực cạnh tranh yếu kém so với các công ty nước ngoài, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Trước tình hình đó, tranh thủ các nguồn lực tài chính bên ngoài, hỗ trợ cho các DNKN là một trong số nhiều biện pháp hiệu quả cho phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam.

Trong thời gian qua, đã có rất nhiều chương trình hợp tác, liên kết giữa Chính phủ Việt Nam với các chính phủ, tổ chức tín dụng các nước trên thế giới nhằm hỗ trợ phát triển DNKN. Tăng cường hơn nữa các mối quan hệ hợp tác quốc tế, nhằm tìm kiếm các nguồn lực tài chính hỗ trợ cho các DNKN ở Việt Nam là một điều rất cần thiết; vừa tận dụng hiệu quả lợi ích từ hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, vừa giảm bớt khó khăn cho ngân sách Nhà nước dành cho các DNKN ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)