Đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, Chính phủ cần tăng hơn nữa khối lượng và tỷ trọng tín dụng ngân hàng dành cho các DNKN. Hiện tại, hầu hết các DNKN đều gặp khó khăn về vốn, tuy nhiên chỉ một số trong đó được tiếp cận vốn vay ngân hàng và được đáp ứng đủ nhu cầu. Sự tăng lên về khối lượng và tỷ lệ tín dụng cho DNKN ở Việt Nam sẽ góp phần tạo ra môi trường tốt hơn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, tuy nhiên phải trên cơ sở nâng cao năng lực
109
đánh giá rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo không làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Chính phủ có thể quy định một tỷ lệ tín dụng nhất định mà các ngân hàng thương mại cam kết cho các DNKN vay hay tiến hành dàn xếp với với các ngân hàng thương mại để các ngân hàng này cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất khẩu vay dài hạn (10 năm) như trường hợp của Hàn Quốc.
Qũy bảo lãnh tín dụng được hình thành với mục đích cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây là biện pháp nhà nước san sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng nhằm mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời giúp các doanh nghiệp này vay được vốn tín dụng khi không đủ tài chính thế chấp. Việc ra đời quỹ tín dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là một biện pháp hỗ trợ rất thiết thực của Chính phủ. Nhưng để quỹ này hoạt động một cách có hiệu quả, các bộ ngành liên quan nên có những hướng dẫn chi tiết về cách góp vốn, mức góp vốn, vấn đề thẩm định quỹ cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận với nguồn quỹ này.
Nhà nước nên cải cách chính sách theo hướng:
- Xóa bỏ các quy định mang tính phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực tín dụng.
- Nhà nước để cho các ngân hàng tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của họ, do đó các ngân hàng tự đưa ra quy định vềđảm bảo tiền gửi phù hợp, các quy định về bán, cầm cố thế chấp tài sản.
Hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước, các cấp chính quyền vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam.
Nhà nước kiểm soát hoạt động của ngân hàng thông qua các hiệp hội, thông qua việc áp dụng hệ thống tài chính: áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực về kiểm toán quốc tế, tăng cường hiệu lực hoạt động kiểm toán, khuyến khích phát triển các dịch vụ bảo hiểm, hạn chế hình sự hóa các quan hệ dân sự trong lĩnh vực tín dụng.
Trong trường hợp nguồn vốn tiết kiệm dồi dào, những người có nhu cầu về thành tích cao hãy cứ khởi nghiệp mà không cần quan tâm đến các loại hình khác. Tuy nhiên, đây sẽ là một nhận thức sai lầm đáng tiếc trong trường hợp (và thường là)
110
nguồn vốn tiết kiệm còn hạn hẹp. Vì vậy, một mặt các nhà làm chính sách cần quan tâm giáo dục nhằm thay đổi nhận thức về sử dụng nguồn vốn trong khởi nghiệp. Mặt khác, cần chú trọng đến việc đa dạng hóa và khơi thông các loại hình nguồn vốn khác nhau, giúp người khởi nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn. Những người có nhu cầu thành tích đừng quá lo sợ việc mất quyền kiểm soát dự án mà bó hẹp tài chính bằng nguồn tiết kiệm. Họ nên thay đổi quan điểm của mình và tìm kiếm những loại hình khác như đầu tư hay vay. Tại các quốc gia nổi tiếng về khởi nghiệp như Isarel hay các nước Nam Mỹ, các quỹ đầu tư mạo hiểm sẳn sàng bỏ vốn theo mức độ tăng dần khi một ý tưởng khởi nghiệp vượt qua các vòng thi. Thêm vào đó, ưu điểm lớn nhất của loại hình đầu tư từ các quỹ mạo hiểm là họ còn hỗ trợ miễn phí các dịch vụ cố vấn từ các “mentor” nhằm giúp tối đa hóa khả năng thành công của doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn mở rộng, doanh nghiệp đứng trước lựa chọn duy trì hiện trạng hay phát triển, nguồn vốn thường do các quỹ mạo hiểm và quỹ cho vay tài trợ. Đây là giai đoạn nuôi dưỡng và tạo đà phát triển rất quan trọng cho doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách về vốn cần hướng tới khuyến khích cho các đối tượng doanh nghiệp giai đoạn này với sự thông thoáng và mạo hiểm hơn nhằm tạo bệ phóng cho việc khởi nghiệp. Giai đoạn cổ phần hóa doanh nghiệp thì vốn cổ phần cá nhân thường đóng vai trò quan trọng. Trong trường hợp này, việc xây dựng thị trường vốn dành riêng cho các DN khởi nghiệp là một giải pháp huy động vốn hay. DN khởi nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng với những tiêu chuẩn đặt ra ở mức thấp hơn với qui mô lớn hơn. Cuối cùng, các nhà làm chính sách cần sớm nghiên cứu và triển khai các ứng dụng trên nền tảng công nghệ để việc kết nối giữa người khởi nghiệp và các nguồn vốn được dễ dàng hơn.