Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Asean vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 98 - 99)

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực vào năm 1988 đến nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến ngày 20/9/2018, cả nước có 24.199 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 310,19 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt 167,35 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Trong tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam thì đầu tư ASEAN chiếm vị trí đáng kể và dao động từ 16-18,3% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và tỷ lệ này của năm 2019 là 18,31%.

97

Bên cạnh đó, theo báo cáo của WEF, khảo sát của Phòng Thương mại Hoa Kỳ về triển vọng đầu tư ở các nước ASEAN 2019 - 2020 trên 16 chỉ tiêu tác động đến môi trường đầu tư cho thấy Singapore được đánh giá tốt nhất với 12 chỉ tiêu đạt điểm mạnh. Việt Nam vẫn đứng sau các nước Malaysia, Philippines và Brunei, tương đương với Thái Lan và cao hơn các nước Lào, Cambodia, Myanmar và Indonesia. Về độ sẵn có của lao động giá rẻ, Lào được đánh giá tốt nhất, tiếp theo là Cambodia và Philippines, Việt Nam. Điều này cho thấy lao động giá rẻ cũng là một trong những nhân tố tác động tích cực đến thu hút FDI. Về độ sẵn có của lao động được đào tạo Việt Nam, Philippines, Singapore được đánh giá tốt, đây cũng được cho là điểm mạnh về thu hút FDI. Đa phần các doanh nghiệp hài lòng về sự ổn định chính trị tại các nước ASEAN, ngoại trừ Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lo ngại tham nhũng ở hầu hết các nước, ngoại trừ Brunei và Singapore. Về cơ sở hạ tầng, chỉ có 4 nước Brunei, Malaysia, Singapore và Thái Lan được đánh giá tốt. Về luật pháp và quy định, chỉ có Singapore được đánh giá tốt. Số liệu cho thấy các chỉ tiêu này của Việt Nam là rất thấp. Điều này ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư ASEAN vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)