Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Quản lý mua bán là hoạt động của doanh nghiệp, dựa trên sự phân công và hợp tác để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Quản lý mua bán nợ xấu là việc tạo lập và duy trì hoạt động mua bán nợ xấu trong đó những người cùng làm việc với nhau có thể hoàn thành các mục đích, mục tiêu chung trong thực hiện mua bán nợ xấu.
Quản lý mua bán nợ xấu nhằm đạt tới mục đích của tổ chức một cách có hiệu lực và có hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch mua bán nợ xấu, tổ chức thực hiện việc
mua bán nợ xấu, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức trong quá trình thực hiện mục tiêu trong mua bán nợ xấu.
Quản lý mua bán nợ xấu chịu tác động của các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ xấu, các văn bản quy định, các chính sách, chủ trương của Chính phủ, NHNN, các Bộ Ngành liên quan đến hoạt động mua bán nợ xấu. Vì vậy, quá trình quản lý mua bán nợ xấu cần đánh giá được hoạt động mua bán nợ xấu, phát huy tiềm năng, hiệu quả đạt được và điều chỉnh những thiếu sót, tồn tại để có các giải pháp tăng cường quản lý mua bán nợ xấu.
Như vậy: Quản lý mua bán nợ xấu là quá trình lập kế hoạch mua bán nợ xấu, tổ chức thực hiện hoạt động mua bán nợ xấu, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của TCTD nhằm đạt được mục đích của TCTD với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện thị trường mua bán nợ xấu luôn biến động.
1.2.2. Các nội dung chủ yếu của quản lý mua bán nợ xấu
Quá trình quản lý bao gồm lập kế hoạch mua bán nợ xấu, tổ chức thực hiện hoạt động mua bán nợ xấu và kiểm soát quá trình thực hiện. Nội dung này được nhìn nhận theo từng khâu trong doanh nghiệp, cần được thực hiện nhất quán, xuyên suốt để đạt được mục tiêu quản lý mua bán nợ xấu.
1.2.2.1. Lập kế hoạch mua bán nợ xấu
Trong hệ thống công cụ quản lý, lập kế hoạch là một trong những chức năng quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
Kế hoạch mua bán nợ xấu là việc xác định các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra của hoạt động mua bán nợ xấu trong một giai đoạn nhất định thường là định kỳ hàng năm. TCTD/ DN đều phải đưa ra các giải pháp và xác định nguồn lực có thể sử dụng để đạt được mục tiêu hoàn thành kế hoạch mua bán nợ xấu đã đặt ra. Quy trình của lập kế hoạch mua bán nợ xấu như sau:
Nguồn: Tổng hợp
Sơ đồ 1.1. Quy trình lập kế hoạch mua bán nợ xấu
Xét cả về mặt lý thuyết và thực tiễn, hoạt động mua bán nợ đang được xem là một lối thoát cho doanh nghiệp đang gặp phải nhiều khó khăn về tài chính trong sản xuất kinh doanh hiện nay. Nếu không có tổ chức nào tham gia vào việc mua các khoản nợ đó thì các công ty/ doanh nghiệp vay nợ quá hạn sẽ lâm vào sản xuất, kinh doanh cầm chừng, hoặc thu hẹp, thậm chí chờ xin phá sản. Rõ ràng, để kế hoạch mua bán nợ xấu được thực thi thì điều tiên quyết là phải có chính sách hỗ trợ phát triển cho các công ty chuyên mua bán nợ và tài sản tồn đọng của các thành phần kinh tế. Các công ty mua bán nợ với sứ mệnh cao cả là mua các tài sản, khoản nợ của các công ty sản xuất, kinh doanh đang gặp rủi ro lớn về vốn, sẽ tạo điều kiện cho các công ty nợ tái vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, cũng phải có những công ty do nhiều nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan) dẫn đến nảy sinh những khoản nợ không thể tự mình trả được, sẵn sàng bán các tài sản, khoản nợ đó cho các công ty mua bán nợ. Cũng như mọi hoạt động mua bán khác, mua nợ xấu sẽ có các lực lượng của thị trường: các công ty mua nợ là bên cầu, còn các công ty chuyển nhượng nợ là bên cung. Khi đã có cung và cầu thì phải xây dựng cơ chế vận hành, quản lý; phải có sự cạnh tranh nếu không sẽ làm cho thị trường mua bán nợ bị méo mó. Để bên cầu và bên cung hợp tác thuận lợi, hiệu quả thì cần phải có hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách vĩ mô tạo hành lang pháp lý cho mua bán nợ trôi chảy. Nguồn cung chủ yếu trên thị trường mua bán nợ xấu là các tổ chức tín dụng. Vì vậy khi lập
Quyết định kế hoạch
Đánh giá và lựa chọn các phương án Xây dựng các phương án
Xác định mục tiêu Phân tích môi trường
kế hoạch mua bán nợ xấu phải phân tích đánh giá các yếu tố nêu trên, để đưa ra được mục tiêu thực thi và mang lại hiệu quả khi thực hiện.
1.2.2.2. Tổ chức thực hiện mua bán nợ xấu
Tổ chức thực hiện là chức năng thứ hai của quá trình quản lý. Trong thực tế, khi kế hoạch đã được xác lập thì phải bảo đảm các nguồn lực cho thực hiện kế hoạch, biến kế hoạch thành thực tế thông qua việc xác lập các kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động này. Quá trình này bao gồm cả việc xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu đã chọn của mua bán nợ xấu, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra quá trình mua bán nợ xấu và quản lý sự thay đổi trong quá trình tổ chức thực hiện.
Việc mua bán nợ xấu phải tuân thủ nguyên tắc sau: - Công khai, minh bạch.
- Tuân thủ đúng quy định của pháp luật và hợp đồng mua, bán nợ. - Hạn chế rủi ro và chi phí trong mua nợ xấu.
- Việc mua bán nợ xấu được thực hiện đối với từng khoản nợ xấu hoặc theo từng khách hàng vay trong trường hợp khách hàng vay có nhiều khoản nợ xấu tại một tổ chức tín dụng hoặc theo từng nhóm khách hàng vay trong trường hợp một tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu của nhiều khách hàng vay tại một tổ chức tín dụng hoặc theo hình thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Quá trình quản lý mua bán nợ cần các chuyên gia có kinh nghiệm của các nước tư vấn hỗ trợ, đồng thời lãnh đạo phải đi đúng hướng và mục tiêu đề ra. Mua bán nợ xấu là nhiệm vụ quan trọng nhất với các AMC, để thực hiện mục tiêu này cần xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý, phân các phòng ban theo chuyên môn, nguồn nhân lực có kinh nghiệm, đã công tác tại các tổ chức tín dụng, đồng thời đánh giá cơ cấu tổ chức hiện tại để hoàn thiện cơ cấu tổ chức.
Nguồn: Tổng hợp
Sơ đồ 1.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Môi trường có thể tạo nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong mua bán nợ xấu, tuy nhiên cần xem xét, ưu tiên đến các yếu tố chủ yếu như chính sách pháp lý, biến đổi của môi trường kinh tế, trình độ kinh nghiệm nguồn lao động để có những đánh giá sự phù hợp của cơ cấu hiện tại cho mua bán nợ xấu, trên cơ sở đó hoàn thiện như bổ sung thêm nhân lực là các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm tín dụng, pháp luật Việt Nam để hoàn thiện mô hình tổ chức.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin trong mua bán nợ xấu
Để mua bán nợ xấu phát triển cần có cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ tin học. Trong thời đại hiện nay, việc quản lý mua bán nợ xấu cần áp dụng công nghệ tin học hiện đại nhằm kết nối thông tin cho cả người mua, người bán. Liên quan đến vấn đề này, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán cho hoạt động mua bán nợ xấu cần phải thống nhất và phù hợp.
1.2.2.3. Kiểm soát quá trình thực hiện mua bán nợ xấu
Các tổ chức muốn đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong năm kế hoạch, tất yếu tổ chức đó phải kiểm soát tốt quá trình thực hiện kế hoạch. Nói cách khác lập kế hoạch và kiếm soát là những công việc không thể tách biệt, phải được kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình quản lý. Thông qua kiểm soát để bảo đảm những hành động sẽ được thực
hiện theo kế hoạch. Kiểm soát để đánh giá quá trình thực hiện mua bán nợ xấu theo các nhóm tiêu chí nêu ra như sau:
Nhóm tiêu chí đo lường số lượng các chủ thể tham gia mua bán nợ xấu
Đây là nhóm tiêu chí đo lường số lượng các chủ thể tham gia mua bán trong một giai đoạn nhất định. Số lượng của các chủ thể tham gia vào mua bán nợ xấu sẽ quyết định sự phát triển của hoạt động này. Nhóm tiêu chí này gồm:
Số lượng các TCTD bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ
Về số lượng các TCTD bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ có thể xem xét, đánh giá trên nhiều góc độ. So sánh về số tuyệt đối giữa số lượng các TCTD bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ năm sau so với năm trước.
Xét về số lượng, tỷ lệ tính toán ở trên càng cao càng khẳng định vai trò quan trọng của quản lý mua bán nợ xấu và ngược lại.
Số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu
Về số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu khi tổ chức thực hiện mua bán nợ xấu có thể xem xét, đánh giá về số tuyệt đối năm sau so với năm trước:
Số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên thị trường (tăng/giảm) năm “n” = Số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên thị trường năm
“n”
-
Số lượng khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên thị trường năm
“n-1” Đánh giá mức độ hiệu quả quản lý mua bán nợ xấu có xem xét số tương đối như tỷ lệ % giữa số khách hàng được hỗ trợ xử lý nợ xấu trên thị trường so với số khách hàng có nợ xấu trên thị trường:
Nhóm tiêu chí đo lường hiệu quả mua bán nợ xấu
Đây là nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ rủi ro hay khả năng thu hồi gốc và lãi của các khoản nợ xấu của TCTD mà công ty mua bán nợ đã mua về. Có thể thấy, công ty mua bán nợ chỉ thu hồi được chi phí từ việc mua nợ xấu của các TCTD khi đã bán được khoản nợ xấu đó. Điều đó có nghĩa, sau khi công ty mua bán nợ mua nợ xấu từ các TCTD thì công ty mua bán nợ chưa thấy được hiệu quả kinh tế mà hiệu quả kinh tế của việc mua nợ phụ thuộc vào mức độ rủi ro hay khả năng thu hồi chi phí đã bỏ ra và khoản lợi nhuận dự tính đối với việc xử lý nợ xấu đã mua. Vì vậy, chỉ
khi nợ xấu được xử lý dứt điểm, hàng hóa nợ xấu được luân chuyển thì quản lý mua bán nợ xấu mới đạt được mục tiêu, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế. Nhóm tiêu chí này gồm:
Số nợ xấu được công ty mua bán nợ xử lý: Phản ánh số liệu công ty mua bán
nợ đã thu hồi, xử lý được trong một giai đoạn nhất định bằng cách đôn đốc thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản bảo đảm,…
Tỷ lệ thu hồi nợ: Dùng để đánh giá hiệu quả thu hồi nợ của công ty mua bán
nợ trong một giai đoạn nhất định. Tiêu chí này càng cao càng tốt.
Tỷ lệ thu hồi nợ năm “n” = Giá trị thu hồi nợ năm “n” x 100% Giá vốn mua nợ năm “n”
Tiêu chí đánh giá chất lượng của khoản nợ xấu
Có nhiều tiêu chí đánh giá chất lượng của khoản nợ xấu, luận văn này đánh giá trên góc độ TSĐB cho khoản nợ xấu, với các khoản nợ có TSĐB là BĐS tính thanh khoản cao, khả năng thu hồi lớn so hơn nhiều so với các TSĐB là giấy tờ có giá, hay quyền sở hữu tài sản.
Tỷ lệ theo từng loại TSĐB = Giá trị theo từng loại TSĐB x 100% Tổng giá trị TSĐB
bán nợ
Nhóm tiêu chí phản ánh kết quả kinh doanh của các công ty mua bán nợ xấu
Tiêu chí này phản ánh kết quả từ hoạt động mua bán nợ của các công ty mua Tỷ lệ doanh thu mua bán
nợ năm “n”
Doanh thu mua bán nợ năm “n”
= Tổng doanh thu năm “n” x 100%
Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động mua bán nợ cho biết tỷ lệ % doanh thu có được từ hoạt động mua bán nợ xấu trên tổng doanh thu từ tất cả hoạt động của công ty mua bán nợ. Tiêu chí này cũng cho biết mức đóng góp vào doanh thu của công ty mua bán nợ từ hoạt động mua bán nợ xấu.
Hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu thông thường là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho các công ty mua bán nợ. Tuy nhiên, đây là doanh thu, chưa trừ đi chi phí hoạt động của công ty mua bán nợ. Do đó, cần phải có sự so sánh, tính toán về các chi phí bỏ ra để có được doanh thu này để xác định hiệu quả thực sự của các công ty mua bán nợ.
Nhóm tiêu chí định tính
Tính đa dạng của phương thức mua bán nợ xấu: Tiêu chí này phản ánh các
phương thức mua bán nợ do các công ty mua bán nợ thực hiện khi mua nợ xấu tại các TCTD. Phương thức mua bán nợ xấu sẽ quyết định nguyên tắc xác định giá mua bán nợ xấu. Sự đa dạng trong phương thức mua bán nợ xấu cũng ảnh hưởng đến quản lý mua bán nợ xấu. Trong đó, phương thức mua bán nợ theo giá trị thị trường, thanh toán bằng tiền, thông thường là phương thức được quan tâm hơn cả do có lợi cho cả hai bên (TCTD và công ty mua bán nợ), mặt khác cũng giúp các công ty mua bán nợ chủ động trong việc xử lý nợ xấu đã mua.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý mua bán nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Hoạt động quản lý mua bán nợ xấu của tổ chức tín dụng đều chịu sự tác động của các yếu tố môi trường, trong khi đó các yếu tố môi trường luôn luôn biến đổi. Môi trường quản lý gồm hai nhóm: Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô, môi trường vĩ mô gồm các yếu tố ở ngoài tổ chức nhưng có khả năng ảnh hưởng mạnh đến tổ chức, mà không có liên quan rõ rệt như môi trường chính trị-pháp luật, môi trường kinh tế- văn hóa xã hội. Môi trường vi mô liên quan đến sự hoàn thành mục tiêu mua bán nợ xấu của tổ chức, đó là môi trường tác nghiệp của tổ chức, nó có được sự thay đổi với những yếu tố như nhu cầu xã hội, khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý.
1.2.3.1. Yếu tố môi trường chính trị - pháp luật
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý mua bán nợ xấu. Một khung pháp lý đầy đủ với những chính sách rõ ràng, minh bạch mang tính khuyến khích sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý mua bán nợ xấu như chính sách thuế, chính sách liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm (như chính sách về đất đai, định giá tài sản), các quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp, quy định về xử lý nợ xấu (như thủ tục pháp lý thu hồi nợ xấu, bán nợ xấu). Nếu các quy định này tạo điều kiện cho việc mua bán nợ thì sẽ là nhân tố tích cực để quản lý mua bán nợ đạt được mục tiêu đề ra.
Trong hàng loạt các quy định, thì các quy định hướng dẫn tiến hành các thương vụ M&A cả về cơ chế giao dịch, thông tin minh bạch, lẫn những quy định về kế toán, kiểm toán cũng cần rất cụ thể. Trong khi cơ chế hoạt động chưa rõ ràng, thông tin về nợ xấu
chưa minh bạch, doanh nghiệp lại có nhiều loại báo cáo tài chính, cáo bạch khác nhau,