Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý mua bán nợxấu của các tổ chức tín

Một phần của tài liệu HÀ THÙY DUNG- 1906012008- KDTM26 (Trang 37 - 41)

Hoạt động quản lý mua bán nợ xấu của tổ chức tín dụng đều chịu sự tác động của các yếu tố môi trường, trong khi đó các yếu tố môi trường luôn luôn biến đổi. Môi trường quản lý gồm hai nhóm: Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô, môi trường vĩ mô gồm các yếu tố ở ngoài tổ chức nhưng có khả năng ảnh hưởng mạnh đến tổ chức, mà không có liên quan rõ rệt như môi trường chính trị-pháp luật, môi trường kinh tế- văn hóa xã hội. Môi trường vi mô liên quan đến sự hoàn thành mục tiêu mua bán nợ xấu của tổ chức, đó là môi trường tác nghiệp của tổ chức, nó có được sự thay đổi với những yếu tố như nhu cầu xã hội, khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý.

1.2.3.1. Yếu tố môi trường chính trị - pháp luật

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý mua bán nợ xấu. Một khung pháp lý đầy đủ với những chính sách rõ ràng, minh bạch mang tính khuyến khích sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý mua bán nợ xấu như chính sách thuế, chính sách liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm (như chính sách về đất đai, định giá tài sản), các quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp, quy định về xử lý nợ xấu (như thủ tục pháp lý thu hồi nợ xấu, bán nợ xấu). Nếu các quy định này tạo điều kiện cho việc mua bán nợ thì sẽ là nhân tố tích cực để quản lý mua bán nợ đạt được mục tiêu đề ra.

Trong hàng loạt các quy định, thì các quy định hướng dẫn tiến hành các thương vụ M&A cả về cơ chế giao dịch, thông tin minh bạch, lẫn những quy định về kế toán, kiểm toán cũng cần rất cụ thể. Trong khi cơ chế hoạt động chưa rõ ràng, thông tin về nợ xấu

chưa minh bạch, doanh nghiệp lại có nhiều loại báo cáo tài chính, cáo bạch khác nhau, vì vậy hoạt động quản lý mua bán nợ xấu sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ.

Để đảm bảo tính khách quan, minh bạch, việc định giá khoản nợ xấu thường được tiến hành bởi một tổ chức trung gian có chức năng định giá tài sản, định giá khoản nợ xấu. Việc định giá khoản nợ xấu được nhanh chóng, chính xác, phù hợp với thị trường sẽ mang lại hiệu quả trong quản lý mua bán nợxấu.

Ngoài ra, khả năng tiếp cận thông tin về khoản nợ xấu là yếu tố quan trọng cho sự bắt đầu các hoạt động mua bán nợ xấu. Do vậy, sự tồn tại của các công ty xếp hạng tín nhiệm có uy tín hay các trung tâm độc lập cung cấp thông tin đánh giá về nợ xấu là nhân tố hết sức quan trọng và có ảnh hưởng tích cực đến quản lý mua bán nợ xấu. Nếu thiếu vắng các đơn vị này thì hoạt động quản lý mua bán nợ xấu khó có thể đạt được mục tiêu. Các văn bản pháp luật chính phủ ban hành về hướng dẫn điều chỉnh hoạt động mua bán nợ xấu, tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch thuận lợi và đủ mạnh để điều chỉnh, quản lý hoạt động mua bán nợ xấu. Hệ thống văn bản pháp quy cần được ban hành trước mở đường cho quản lý mua bán nợ xấu đúng hướng. Phải có các biện pháp thích hợp trong quản lý, tránh thủ tục rườm rà, kéo dài qua nhiều tầng nấc.

1.2.3.2. Yếu tố môi trường kinh tế

Thể chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành nhu cầu giao dịch các khoản nợ xấu khác nhau. Quản lý mua bán nợ xấu phải tuân theo thuộc tính của thị trường tài chính nói chung và thị trường mua bán nợ xấu nói riêng. Kinh tế thị trường với những hệ giá trị và quy luật kinh tế của nó sẽ là nền tảng quan trọng nhất để hình thành một cách tự phát hoặc có tổ chức nhu cầu mua bán nợ xấu. Ví dụ, cơ chế xác định giá dựa trên cơ sở cung cầu và sự tự nguyện trao đổi giữa các bên tham gia; các tin tức có tác động đến sự thay đổi giá cả của vốn nói chung và nợ xấu nói riêng cần phải công khai cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ xấu nhằm tạo cho họ có cơ hội đầu tư như nhau, đồng thời cũng là biện pháp quan trọng để ngăn chặn các hành vi gian lận trong mua bán nợ xấu; hoặc thị trường vốn hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và hiện thực hóa các loại hình hợp đồng mua bán nợ xấu khác nhau. Vì thế, việc tiếp tục kiên trì thúc

đẩy và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường sẽ tạo ra môi trường tốt cho quản lý mua bán nợ xấu.

1.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung- cầu của loại hàng hóa nợ

Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến “cầu” của loại hàng hóa nợ

Nợ xấu là một loại hàng hóa đặc biệt, do đó, cầu mua nợ xấu được xem là khả năng mua loại hàng hóa đặc biệt của các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp, nhà đầu tư (người mua nợ xấu) có quy mô và tiềm lực tài chính tốt.

Quản lý mua bán nợ xấu gắn với sự thúc đẩy hoạt động mua bán nợ xấu, năng suất của tổ chức được nâng cao khi có số lượng các nhà đầu tư, công ty có nhu cầu mua nợ xấu lớn và ngược lại. Trên thực tế, do đặc thù của hàng hóa là nợ xấu của doanh nghiệp nên số lượng các đơn vị tham gia thị trường với tư cách là bên mua thường không nhiều. Một yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu mua bán nợ xấu là khả năng chứng khoán hóa các khoản nợ để bán lại trên thị trường tài chính. Ngoài ra, khả năng huy động các nguồn tài chính cho mua bán nợ xấu cũng là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu mua nợ xấu. Do vậy, nếu thị trường tài chính phát triển, khả năng chứng khoán hóa nợ dễ dàng, khả năng huy động vốn thuận lợi với nhiều mô hình quỹ đầu tư sẽ tạo điều kiện tốt cho mua bán nợ xấu phát triển.

Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến “cung” của loại hàng hóa nợ

Trước hết, về các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chủ nợ, có thể thấy hiện tại các doanh nghiệp thông thường có chủ nợ là các tổ chức tín dụng (đối với các khoản doanh nghiệp vay tổ chức tín dụng), là Nhà nước (thường là các khoản nợ thuế đối với ngân sách nhà nước (NSNN), chủ nợ của doanh nghiệp cũng có thể là các đối tác của doanh nghiệp (như nợ nhà cung cấp, nợ khách hàng, nợ cán bộ, nhân viên, nợ các đối tác khác). Các chủ nợ là tổ chức tín dụng dường như đã và đang quan tâm tới việc mua bán các khoản nợ xấu của họ tại doanh nghiệp hơn cả. Điều đáng chú ý là đối với ngân hàng thì các khoản nợ xấu nằm tại các DNNN thường cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.

Nhìn tổng thể thì chủ nợ là tổ chức tín dụng vẫn là nhóm chủ nợ có nhiều ưu thế nhất trong việc bán nợ xấu vì thường các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng cho doanh

nghiệp vay đã có những đánh giá liên quan đến chất lượng nợ, khả năng trả nợ của doanh nghiệp khách nợ, như vậy sẽ thuận lợi hơn cho công tác định giá mua - bán khoản nợ xấu là hàng hóa của doanh nghiệp. Đối với chủ nợ là Nhà nước, nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên doanh nghiệp,… thì gần như đây là các khoản nợ chủ yếu ngắn hạn, có tính thời vụ mà doanh nghiệp “tranh thủ”, có tính chu kỳ cứ trả nợ rồi quay vòng vay nợ cho chu kỳ mới rồi lặp lại. Do đó, chỉ khi nào doanh nghiệp không thể cân đối trả nợ được và nợ thành nợ khó đòi, quá hạn, các chủ nợ loại này mới tính tới việc mua bán nợ xấu. Tuy nhiên, trên thực tế đây không phải là đối tượng “cung” hàng hóa - nợ xấu lớn ra thị trường mua bán nợ xấu. Vì vậy, trong luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu vào chủ nợ là các TCTD. Khi số lượng các TCTD tham gia bán nợ xấu trên thị trường càng cao thì đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tích cực tới quản lý mua bán nợ xấu của doanh nghiệp.

Các nhân tố gắn với công ty khách nợ tác động tới chất lượng của nợ xấu tại doanh nghiệp. Các nhân tố gắn với công ty khách nợ gồm giá trị vô hình, hữu hình, năng lực tài chính của công ty, các nguồn lực của công ty, lợi thế kinh doanh, các lợi thế vô hình khác, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nợ. Nói về “cung” hàng hóa nợ xấu gắn với doanh nghiệp khách nợ thì đây đang là nhóm nhân tố tác động tiêu cực theo hướng “tăng cung” bởi khi nền kinh tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ kéo dài, dẫn đến khó có khả năng trả nợ đúng hạn và làm tăng các khoản nợ xấu. Vì vậy, cần có nhiều giải pháp đồng bộ mới xử lý được vấn đề này.

Trên thực tế, hoạt động mua bán nợ xấu chỉ có thể diễn ra nếu như bên mua và bên bán có thể đo lường ở mức độ nhất định về “giá” mua bán hàng hóa nợ xấu, nghĩa là phải đo lường được chất lượng nợ xấu. Điều này yêu cầu bên mua, bên bán có được cơ sở để đánh giá chất lượng cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, có được thông tin minh bạch về doanh nghiệp, thông tin minh bạch về phương thức vay - cho vay, quy trình đánh giá rủi ro gắn với các khoản nợ xấu, các định chế trung gian như các công ty định mức tín dụng, tư vấn mua bán nợ, là các bên thứ ba có vai trò khách quan mà bên mua và bên bán nợ có thể tham vấn trong hoạt động mua bán nợ xấu.

1.2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực của công ty mua bán nợ

Năng lực tài chính công ty mua bán nợ

Nhằm đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch mua bán các khoản nợ xấu, các công ty mua bán nợ phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Vì vậy, nâng cao năng lực tài chính là điều kiện quan trọng giúp cho công ty mua bán nợ chủ động hơn trong công tác quản lý nợ xấu của mình. Ở các quốc gia đang phát triển còn cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ nhằm nâng cao năng lực tài chính cho Công ty mua bán nợ.

Nguồn nhân lực của công ty mua bán nợ

Sự phát triển của mọi doanh nghiệp luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên và họ luôn là nhân tố quan trọng trong công tác quản lý cũng như là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực phải phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của công việc. Mua bán nợ xấu đòi hỏi nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đặc biệt là am hiểu về nghiệp vụ cho vay và xử lý nợ xấu để có thể đánh giá, đưa ra quyết định mua các khoản nợ về thực hiện các biện pháp như cơ cấu, tái cấu trúc doanh nghiệp, hoàn thiện dự án… để thực hiện bán cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới là thuê các chuyên gia để thực hiện điều hành và quản lý tại các công ty mua bán nợ, không những chỉ thực hiện nghiệp vụ mua bán nợ xấu mà còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài chính ngân hàng, bán đấu giá tài sản. Nhiệm vụ trong quản lý mua bán nợ xấu đặt ra có các nhà lãnh đạo, nhà quản lý là làm sao để bố trí sắp xếp nhân sự hợp lý, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch công việc trong từng giai đoạn, đồng thời phải nắm bắt được những thay đổi để làm sao người lao động cảm thấy thỏa mãn, hài lòng và gắn bó với công ty bởi thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau.

Một phần của tài liệu HÀ THÙY DUNG- 1906012008- KDTM26 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w