Bộ tài chính cần nghiên cứu và có văn bản hướng dẫn việc thực hiện Thông tư số 209/2013/TT-BTC ngày 27/12/2013 về hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam theo hướng tạo quyền chủ động cho VAMC hoạt động nhằm đảm bảo thu nhập để thu hút cán bộ có trình độ nghiệp vụ tâm huyết với công việc.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tiếp tục trình chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Nghị định số 34/2015/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản; đồng thời tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động của VAMC, đảm bảo tính chủ động cho VAMC và tương xứng với yêu cầu, khối lượng công việc cần thực hiện của VAMC.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 luận văn đã nêu lên những định hướng, mục tiêu phát triển của VAMC giai đoạn 2020- 2030. Bên cạnh phương hướng tăng cường quản lý mua bán nợ xấu tại VAMC, tác giả đã đề ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý mua bán nợ xấu tại VAMC trong thời gian tới như: (i) Hoàn thiện mục tiêu, kế hoạch trong mua bán nợ xấu (ii) Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện mua bán nợ xấu (iii) Kiểm soát tốt hoạt động mua bán nợ xấu tại VAMC (iv) Nhóm các giải pháp khác. Bên cạnh đó, tác giả có một số kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Các Bộ/Ngành có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả quản lý mua bán nợ xấu trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Ra đời trong bối cảnh nợ xấu của hệ thống các TCTD Việt Nam tăng cao, việc thành lập VAMC là một quyết tâm to lớn của hệ thống chính trị, Chính phủ và NHNN trong vấn đề xử lý nhanh nợ xấu. Phát huy vai trò của VAMC là công cụ của Chính phủ, NHNN trong quá trình xử lý nợ xấu; góp phần ổn định hoạt động của hệ thống các TCTD; hỗ trợ có hiệu quả, khôi phục và tăng cường năng lực tài chính của khách hàng nhằm giảm thiểu nợ xấu phát sinh là nhiệm vụ hết sức cần thiết hiện nay.
Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, VAMC cũng gặp nhiều khó khăn thách thức. Bằng việc nghiên cứu sâu hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013-2019, đề tài: “Quản lý mua bán
nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản” đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm lý luận về nợ
xấu, xây dựng khung lý luận cơ bản về mua bán nợ xấu, Quản lý mua bán nợ xấu.
Thứ hai: Luận văn đã nêu ra nội dung của quản lý theo cách tiếp cận hệ thống,
đưa ra các tiêu chí kiểm soát, đánh giá thực hiện.
Thứ ba: Luận văn đã trình bày khái quát kinh nghiệm quản lý mua bán nợ xấu
của một số nước
Thứ tư: Luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý mua bán nợ xấu của VAMC
giai đoạn 2013-2019, áp dụng hệ thống các tiêu chí định tính và định lượng để từ đó có những nhận xét, đánh giá sát thực tế việc quản lý mua bán nợ xấu tại VAMC cả về quy mô và chất lượng, chỉ rõ những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại về quản lý mua bán nợ xấu tại VAMC giai đoạn 2013-2019.
Thứ năm: Bằng việc xác định kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế của VAMC, đề tài xây dựng các định hướng, quan điểm và mục tiêu xử lý nợ xấu đến năm 2025, định hướng 2030; đề xuất giải pháp đồng bộ, khả thi, có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC.
Tóm lại, những nội dung được đề cập trong 3 chương của Luận văn nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra. Mặc dù vậy, mua bán nợ xấu theo mô hình quản lý tập trung ở Việt Nam hiện nay trong giai đoạn mới hình thành, do đó Luận văn có thể chưa lường hết được những khó khăn, thách thức của việc quản lý mua bán nợ
xấu trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, tham gia ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới, đề tài cần tiếp tục được cập nhật, nghiên cứu những vấn đề mới nảy sinh, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của VAMC, đáp ứng những yêu cầu của các cơ quan quản lý.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức
tín dụng, Hà Nội;
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội;
3. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia https://vi.wikipedia.org;
4. Chính phủ (2013), Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam;
5. Chính phủ (2015), Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
6. Chính phủ (2016), Nghị định 18/2016/NĐ-CP ngày 18/3/2016 sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý
tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 18/5/2013 Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam;
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư 14/2015/TT-NHNN ngày 28/8/2015 sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN về mua, bán và xử lý nợ xấu
của Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng Việt Nam;
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 08/2016/TT-NHNN ngày 16/6/2016 sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý
nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư 09/2017/TT-NHNN ngày 14/8/2017 về sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo tổng kết, Báo cáo thường niên -
nhiều năm;
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức
tín dụng, Hà Nội;
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội;
15. Nguyễn Quốc Hùng (2014), Đánh giá sự phù hợp trong lộ trình, cách thức và hoàn thiện cơ cấu cho VAMC;
16. Nguyễn Quốc Hùng (2017), Kết quả hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị để nâng cao hiệu quả xử lý
nợ xấu của VAMC, Tạp chí Thanh tra Tài chính;
17. Nguyễn Tiến Đông (2018), VAMC – Thành quả sau một năm nỗ lực vươn lên; 18. Đường Thị Thanh Hải (2019), Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả
hoạt động của ngân hàng thương mại, Luận án Tiến sỹ;