2.4.1.1. Kế hoạch mua bán nợ xấu bám sát được mục tiêu đề ra
Từ thực tiễn hoạt động của VAMC và xuất phát từ những kỳ vọng về sự hoạt động của tổ chức này hiệu quả hơn, qua đó giúp xử lý triệt để vấn nạn nợ xấu diễn biến phức tạp trong hệ thống các TCTD Việt Nam thời gian qua, VAMC đã có kế hoạch mua bán nợ xấu bám sát với mục tiêu, nhiệm vụ được giao, bước đầu tập trung thực hiện mua nợ xấu, giúp các ngân hàng khơi thông dòng chảy tín dung, quá trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng sẽ được đẩy mạnh về chất trong giai đoạn 2020- 2030. Theo định hướng của NHNN trong 5 năm tới, hệ thống các TCTD sẽ tiếp tục được cơ cấu triệt để và toàn diện, kiên quyết xử lý dứt điểm các TCTD yếu kém theo nguyên tắc thị trường có sự quan tâm của nhà nước.
2.4.1.2. Trong quá trình tổ chức thực hiện mua bán nợ xấu tại VAMC đã đảm bảo sự phù hợp để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao
Trong giai đoạn vừa triển khai các hoạt động nghiệp vụ mới, vừa phải xây dựng các văn bản pháp lý để tổ chức thực hiện nhiệm vụ VAMC đã xây dựng được về cơ bản các quy định nội bộ phục vụ công tác quản trị, điều hành đối với các hoạt động nghiệp vụ của VAMC như: hoàn thiện/ban hành các quy định về phân công, phân cấp thẩm quyền trong hoạt động điều hành, các quy định, quy trình về mua nợ bằng TPĐB, cơ cấu nợ, xử lý nợ và nhiều quy định, quy trình khác để đảm bảo tổ chức thực hiện công việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật. VAMC đã chủ động, tích cực tham gia đóng góp ý kiến nhằm xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện các quy định tại các nghị định, thông tư… để đảm bảo phù hợp với thực tiễn trong công tác xử lý nợ.
VAMC đã tuyển dụng và sử dụng nhân sự phù hợp để triển khai có hiệu quả công tác mua nợ xấu của các TCTD bằng TPĐB. Bộ máy nhân sự quản lý và các cán bộ nghiệp vụ đều được lựa chọn từ những người có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng nói chung, và công tác tín dụng, xử lý nợ xấu nói riêng từ NHNN, từ các TCTD.
2.4.1.3. Quá trình kiểm soát mua bán nợ xấu tại VAMC đã đảm bảo được kết quả thực hiện theo kế hoạch đề ra
Kiểm soát để có được đánh giá và điều chỉnh kịp thời trong mua bán nợ xấu nhằm đạt mục tiêu đề ra, kết quả là VAMC đã mua được nợ xấu của hầu hết các TCTD, góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% như mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó còn đưa ra các góp ý, sửa đổi các văn bản pháp luật như Luật Kinh doanh bất động sản, chính sách thuế, chính sách tín dụng, quy định về phân loại nợ; đồng thời, các quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC đã được xây dựng và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Thêm nữa, thông tin về nợ xấu, hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC đã dần dần được công khai, việc tuyên truyền, trao đổi, cung cấp thông tin đã rõ ràng hơn góp phần làm cho các định chế tài chính, các nhà đầu tư trong và ngoài nước hiểu và nhận thức đầy đủ hơn về chủ trương mua bán nợ, biện pháp tái cơ cấu TCTD, xử lý nợ cũng như vai trò của VAMC. Hiện có nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước có ý định tham gia mua lại nợ xấu của VAMC. Thậm chí có những Tập đoàn tài chính lớn như Black Stone, chưa bao giờ xuất hiện ở Việt Nam vì không có hợp đồng nào đủ lớn để họ tham gia, nay cũng muốn mua nợ xấu.