6. Bố cục đề tài, nội dung nghiên cứu
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài sản dài hạn
1.3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu suất sử dụng vốn: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau một kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn =
- Hiệu quả sử dụng vốn ROI- Return on Investment: Về cơ bản ROI là công cụ giúp nhà đầu tư có thể kiểm tra mức hiệu quả khi kinh doanh một mặt hàng hay lĩnh vực nào đó. Khi tính toán được ROI của mình, nhà đầu tư sẽ biết sử dụng nguồn vốn của mình, mức độ chi tiêu cho nhân công, mặt bằng, quảng cáo… nhằm tăng mức độ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình.
Lợi nhuận
Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng vốn bq
1.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng TSDH
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSDH = TSDH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ trung bình một đồng TSDH thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Nó thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định, khả năng sinh lời của tài sản kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH của công ty càng tốt và ngược lại.
- Số TSDH bình quân trong kỳ
TSDH đầu kỳ + TSDH cuối kỳ
TSDH bq trong kỳ = 2
- Tỷ suất lợi nhuận TSDH Lợi nhuận sau thuế 100%
Tỷ suất lợi nhuận TSDH = TSDH bq trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSDH trong kỳ có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ Công ty sử dụng TSDH càng có hiệu quả.
- Hiệu quả sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận Hiệu quả sử dụng TSCĐ = TSCĐ bq - Tài sản cố định bình quân: Đầu kỳ + Cuối kỳ TSCĐ bq = 2
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của TSCĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tăng và ngược lại.
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
TSCĐ bq
- Sức sinh lời của TSCĐ: Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lời càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao và ngược lại.
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lời của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bq - Tỷ suất hao phí TSCĐ: Qua chỉ tiêu ta thấy để có được một đồng doanh thu
thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân.
Nguyên giá TSCĐ
Tỷ suất hao phí TSCĐ = Doanh thu thuần
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Vốn điều lệ là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng... Đây là hình thái biểu hiện của TSNH tại doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng TSNH được đo bằng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển TSNH. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển TSNH còn gọi là hiệu suất luân chuyển TSNH.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu:
Hiệu suất sử dụng TSNH
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSNH =
TSNH bq
Chỉ tiêu này cho biết TSNH quay được mấy vòng trong kỳ, nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển.
Thời gian của một vòng luân chuyển
360 ngày
Kỳ luân chuyển TSNH bq = Tốc độ luân chuyển TSNH Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho TSNH quay được một vòng. Thời gian của 1 vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.
Hệ số đảm nhiệm TSNH:
TSNH bq
Hệ số đảm nhiệm TSNH = Doanh thu thuần Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu trên ta biết được để có một đồng doanh thu thì cần mấy đồng TSNH.
Sức sinh lợi của TSNH
Lợi nhuận
Sức sinh lợi TSNH =
TSNH bq
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSNH đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận thuần.
1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Sức sinh lợi của một lao động
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lời của một lao động = Số lượng lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ nhất định.
Doanh thu bình quân của một lao động
Doanh thu thuần Doanh thu bình quân của một lao động =
Số lượng lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
1.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí là một chỉ tiêu bằng tiền của tất cả các chi phí trong doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu giảm chi phí sẽ làm tốc độ TSNH quay nhanh hơn và biện pháp quan trọng để hạ giá thành sản phẩm.
Hệ số chi phí
Tổng doanh thu thuần
Hệ số chi phí = Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó thể hiện mỗi đồng chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả tốt.
Tỷ suất lợi nhuận chi phí
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận chi phí = Tổng chi phí
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí kinh doanh trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.6. Một số chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán (H)
Khả năng thanh toán chính là tỷ số giữa các khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng được các nhà quản trị quan tâm liệu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán với các khoản nợ tới hạn hay không.
Tổng tài sản
H = Tổng nợ phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Nó cho biết một đồng cho vay thì có mấy đồng đảm bảo.
Nếu H > 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Song nếu H > 1 quá nhiều thì lại được xem là không tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng hết cơ hội chiếm dụng vốn.
Nếu H < 1 quá nhiều báo hiệu doanh nghiệp đang trên đà phá sản do vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải trả.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Hn)
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hóa. Tùy theo mức độ của việc thanh toán nợ, hệ số thanh toán nhanh có thể được xác định bằng cách sau:
TSNH và đầu tư ngắn hạn – HTK
Hn= Tổng nợ ngắn hạn
Nếu Hn = 1: tỷ lệ này là hợp lý nhất vì như vậy nghĩa là doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán vừa có nhiều cơ hội do khả năng thanh toán mang lại.
Nếu Hn < 1: tình hình thanh toán nợ của công ty gặp nhiều khó khăn. Nếu Hn > 1: tình hình thanh toán nợ của công ty không tốt do tài sản tương đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định. Nguồn để trả nợ là lợi nhuận sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, so sánh giữa nguồn để trả lãi vay phải trả sẽ cho ta thấy doanh nghiệp đã sẵn sàng để trả lãi vay đến mức độ nào.
LNTT và lãi vay
Hlv = Lãi vay
Chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng đảm bảo vốn kinh doanh của doanh nghiệp, thấy được hiệu quả của việc sử dụng vốn.
Các chỉ tiêu về hoạt động
- Vòng quay khoản phải thu: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh.
Doanh thu bán chịu thuần Vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu bình quân
- Số ngày một vòng quay khoản phải thu: Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng. Thời gian thu tiền càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng và ngược lại.
360 ngày
Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay khoản phải thu
1.3.7. Các giải pháp thường áp dụng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
1.3.7.1. Tập trung đẩy mạnh tăng ROS, ROE
1.3.7.2. Giảm hệ số chi phí (tỷ lệ chi phí trên doanh thu giảm)
1.3.7.3. Tăng hiệu suất sử dụng lao động- chi phí cho 1 nhân sự tốt nhất (so với đóng góp vô hình và hữu hình- doanh số)
1.3.7.4. Giải pháp về nhân sự, mô hình 3-5-4 tức 3 người làm việc bằng 5 người và hưởng chế độ của 4 người. Từ đó đưa ra chính sách thu hút con người, nhất là cấp quản lý để vận hành hệ thống theo đúng định hướng mục tiêu đã định nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
1.3.7.5. Xây dựng các KPI theo từng thời điểm- tháng, quý để có chính sách xuyên suốt, tạo sự ổn định cho hệ thống nhân viên kinh doanh cũng như đảm bảo quyền lợi cho khách hàng với chính sách gắn kết
1.3.7.6. Ứng dụng các công cụ phần mềm như ERP để nắm được nguồn doanh thu hàng tuần, tháng phục vụ cho các hoạt động phải chi. DMS để quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh (định tuyến làm việc, công cụ đặt đơn hàng, báo cáo tỷ trọng sản phẩm theo KPI đã định). APP bán hàng- 1 công cụ nối dài hỗ trợ cho Sale gia tăng tương tác với khách hàng là nhà thuốc trong việc tiếp thị, lấy đơn với những dòng sản phẩm dẫn, bán chạy. Trong đại dịch CoV này thì công cụ này là cần thiết khi việc gặp gỡ khách hàng ngày một khó khăn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KÊNH OTC NGÀNH DƯỢC PHẨM VÀ CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á
TRONG GIAI ĐOẠN 2018- 2020
2.1. Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh kênh Pharmacy/OTC Dược phẩm Pharmacy/OTC Dược phẩm
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Dược phẩm Đông Á
- Tên công ty: Công ty TNHH TM Dược phẩm Đông Á - Tên tiếng Anh: Dong A Pharmaceutical Company (DAP)
- Trụ sở chính: Lô A2- CN3 Cụm công nghiệp Từ Liêm, Phường Minh Khai, Q Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
CN tại Đà nẵng: Đường 4, KCN Hòa Khánh, P. Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, Tp Đà nẵng
CN tại Tp.HCM: Lô 1 - 2, Cụm 1, Đường M14, Khu công nghiệp Tân Bình mở rộng, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân
- Website: http://dap.vn
Công ty Dược phẩm Đông Á với số vốn điều lệ: 65.000.000.000 đồng. Mã số doanh nghiệp: 0100 274 124. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Sản xuất, mua bán thuốc đông dược và tây dược, …
Được thành lập tháng 12/1996, Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Đông Á sau gần 25 năm không ngừng tăng trưởng và phát triển, đã trở thành một tập đoàn được xếp hạng trong số 10 nhà phân phối dược phẩm hàng đầu Việt Nam với tổng số khoảng 500 nhân viên, trong đó lực lượng Sales & Marketing lên tới 250 nhân viên. Giám đốc là Dược sĩ Tốt nghiệp đại học Dược Hà Nội.
Công ty Dược phẩm Đông Á (DAP) là một đơn vị phân phối độc quyền các sản phẩm Đông dược truyền thống và hiện đại của nền Y học cổ truyền Trung hoa tại Việt nam, DAP có nhiều bước tiến trong hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm này- có 1 số sản phẩm nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế
(Danh mục sản phẩm được bảo hiểm chi trả),… tạo được nền tảng tốt cho kênh Pharmacy/OTC phát triển khi sản phẩm được bác sĩ tin dùng, bệnh nhân/người tiêu dùng khẳng định chất lượng và hiệu quả điều trị.
Trong 3 năm gần đây xu hướng kinh doanh có sự thay đổi theo xu thế thị trường, tức chuyển từ gián tiếp sang trực tiếp- tức hoạt động kinh doanh tiếp cận đến từng điểm bán lẻ trong hệ thống phân phối B2B, từng bước nắm chắc hệ thống và kiểm soát hoạt động. Tuy nhiên, từ quý 4/2019 và năm 2020- đại dịch COVID xảy ra, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình- doanh số vào kênh Bệnh viện/ETC giảm sút do lượng bệnh nhân đến bệnh viện giảm sút, xu hướng đặt hàng, mua hàng của nhà thuốc và người tiêu dùng (NTD) mua hàng tại kênh pharmacy/OTC thay đổi (xu hướng chuyển dần sang online để hạn chế tiếp xúc khi bán hàng, …) khó dự báo được xu thế làm cho doanh thu, dòng tiền của doanh nghiệp luôn thay đổi, nhân sự không có sự ổn định (cắt giảm, kiêm nhiệm,…), đó là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty Dược phẩm Đông Á trong bối cảnh hiện nay”, tập trung vào nghiên cứu hoạt động kinh doanh của kênh Pharmacy/OTC để tìm cách thúc đẩy hoạt động trong kênh phân phối này.
Hình 2.1 Các mốc lịch sử của Dược phẩm Đông Á trong gần 25 năm qua
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy làm việc tại Dược phẩm Đông Á
Nguồn: Hồ sơ năng lực của Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Phòng kinh doanh:
- Đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong Công ty. Đảm bảo đầu vào và đầu ra của Công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng.
- Lập và phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho Công ty, hàng quý và hàng tháng cho các phân xưởng sản xuất. Lập lệnh sản xuất cho các phân xưởng, duy trì và nâng cao nguồn hàng cho Công ty. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác marketing trong từng thời điểm.
- Tham mưu xây dựng chính sách bán hàng, bao gồm chính sách về giá, khuyến mãi, chiết khấu và các chương trình quảng bá, tiếp cận đến khách hàng để trình Giám đốc phê duyệt.
- Tìm kiếm và phát triển khách hàng mới thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của Công ty.
- Tìm kiếm, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Chăm sóc khách hàng theo chính sách của Công ty.
Phòng hành chính- nhân sự:
Phòng Hành chính- Nhân sự là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng (PR) của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
Chức năng Hành chính:
- Giao dịch công tác hành chính với các cơ quan chức năng. - Tiếp đón khách đến thăm hoặc liên hệ công tác với Công ty.