dập và được gạt khỏi quy trình sản xuất.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
Đầu tiên công nhân dựa trên mã nhôm mà chọn điều chỉnh mode phù hợp với kích thước và số lượng lỗ dập. Sau đó di chuyển cử chặn theo đúng kích thước của nhôm và tiến hành đặt 5 thanh nhôm vào khuôn, khi đã cấp đủ nhôm và sẵn sàng thì công nhân chỉ cần nhấn “Start” để máy tự động thực hiện quá trình dập. Sau khi dập xong thì
máy sẽ tự động đưa những thanh nhôm đã thành phẩm ra bên ngoài cơ cấu gạt nhôm, công nhân sẽ nhận được những thanh nhôm hoàn chỉnh từ cơ cấu đỡ nhôm và chuyển sang giai đoạn đóng gói. Trong khi máy đang hoạt động nếu có tay hoặc vật đụng vào vùng an toàn của máy lúc đang chạy thì để bảo đảm máy sẽ tự động dừng ngay lập tức, nếu muốn tiếp tục thì chỉ cần nhấn “Start” máy sẽ tiến hành dập tiếp mà vẫn không ảnh hưởng đến kích thước hay sai lỗ. Khi trường hợp công nhân dừng máy vì bảo trì hoặc chuyển ca thì chỉ cần nhấn “Emergency” và khi chạy lại chỉ cần nhấn “Start”
máy sẽ tiếp tục.
Hình 3.3: Lưu đồ giải thuật của hệ thống.
3.2. Tính toán và thiết kế cơ khí
3.2.1. Cụm cơ cấu dập lỗ nhôm và di chuyển- Cụm cơ cấu dập lỗ nhôm: - Cụm cơ cấu dập lỗ nhôm:
Phân tích động học: cụm này vận hành dựa trên các cơ cấu: 1) xi lanh dập lỗ cho 5 thanh nhôm; 2) Bộ 5 đinh dập được gắn với xi lanh dập có kích thước lỗ khi dập là
3.5mm; 3) Một động cơ AC servo điều khiển cơ cấu dập di chuyển theo kích thước các lỗ dập một cách chính xác.
Hình 3.4: Bản vẽ thiết kế và thực tế cụm cơ cấu dập.
Cơ cấu dập lỗ di chuyển theo trục x để thực hiện dập từng lỗ trên nhôm.