Phương pháp phân tích sốliệu

Một phần của tài liệu Trung tâm học liệu đh cần thơ tài liệu học tập và nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của người dân quận ninh kiều đối với dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải của xí nghiệp môi trường đô thị cần thơ (Trang 27)

Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để phân tích thực trạng kinh doanh của xí nghiệp.

Mục tiêu 2:trải qua các bước nhưsau:

· Sử dụng phương pháp tần số, phương pháp phân tích bảng chéo (Cross- Tabulation), phương pháp thống kê mô tả để tóm tắt và trình bày những thông tin liên quanđến đề tài nghiên cứu.

· Sử dụng kiểm định Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Sau đó phương pháp phân tích nhân tố được được thực hiện để kiểm định mối tương quan giữa các biến, phân nhóm các biến và biến đổi tập hợp biến gốc

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thành các biến mới để từ đó tiếp tục phép phân tích hồi qui dựa trên bộ dữ liệu của các biếnmới này.

· Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ của xí nghiệp thông qua phương pháp Willingness To Pay (WTP) – đây chính là mức độ thỏa mãn thực sự của người dân.

Mục tiêu 3: tổng hợp các kết quả thu được từ mục tiêu trên,đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

2.2.4. Sơlược các phương pháp nghiên cứu

2.2.4.1. Thangđo chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải theo mô hình SERVQUAL

Thang đo chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải theo mô hình SERVQUAL gồm 16 biến quan sát để đo lường 5 thành phần của chất lượng dịch vụ. Trong đó, (1) thành phần tin cậy gồm 4 biến quan sát, (2) thành phần đáp ứng gồm 2 biến quan sát, (3) thành phần năng lực phục vụ gồm 6 biến quan sát, (4) thành phần phương tiện hữu hình gồm 2 biến quan sát, (5) thành phần đồng cảm gồm 2 biến quan sát, cụ thể nhưsau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 3: QUY ĐỊNH CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU

Biến số Kí hiệu Những thuộc tính dịch vụ

REL 1 Thu gomđúng giờ

REL 2 Thực hiện đúng tất cả cam kết trong hợp đồng REL 3 Khôngđể xảy ra sai sót.

Độ tin cậy (Reliability)

REL 4 Thời gian thu gom hợp lý

RES 1 Sự sẵn sàng giúpđỡ của nhân viên thu gom

Khả năng đápứng

(Responsiveness) RES 2

Nhân viên nhanh chóng thực hiện những yêu cầu của người dân

ASS 1 Nhân viên thu gom lịch sự ASS 2

Nhân viên thu gom làm việc ngăn nắp, sạch gọn đảm bảo vệ sinh môi trường sau khi thu gom

ASS 3 Phương tiện thu gom, vận chuyển hiện đại ASS 4 Trang phục nhân viên gọn gàng

ASS 5 Sự thông cảm của nhân viên với người dân

Năng lực phục vụ (Assurance)

ASS 6 Quan tâm giải quyết những yêu cầu của người dân TAN 1 Sự phân bố nhân viên thu gomở từng phường hợp lý

Phương tiện hữu hình

(Tangibles) TAN 2 Phí dịch vụ hợp lý

EMP 1

Địa điểm tập trung rác không gây ảnh hưởng đến người dân

Sự đồng cảm (Empathy)

EMP 2

Rác nhanh chóngđưađi xử lý không gây ô nhiễm môi trường

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.2.4.2. Phương pháp phân phối tần số (Frequency Distribution)

Đây là một phương pháp nhằm thống kê dữ liệu, phương pháp nàyđơn giản dễ thực hiện. Khi thực hiện phân tích theo phương pháp này ta sẽ có được bảng phân phối tần số, đó là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa vào bảng này ta sẽ xác định được tần số của mỗi tổ và phân tích dựa vào các tần số này.

Để lập một bảng phân phối tần số trước hết ta phải sắp xếp dữ liệu theo một trật tự nào đó - tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó thực hiện các bước sau:

· Bước 1: xác định số tổ của dãy số phân phối (number of classes): Số tổ (m) = [(2) x số quan sát (n)]0,3333

Chú ý: số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương

· Bước 2: xác định khoảng cách tổ (K) (Classes of interval)

m K  Xmax-Xmin

Trongđó:

Xmax: lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối Xmin: lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối

· Bước 3: xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (Classes boundaries)

· Bước 4: xác định tần số của mỗi tổ (Frequency): đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ.

Tiến trình thực hiện trong SPSS: nhập dữ liệu - Chọn menu Analyze - Chọn Descriptive Statistics - Chọn Frequencies - Chọn các chi tiết của các menu trong hộp thoại Frequencies như Statistics, Charts, Format, sau đó nhấp OK, ta có kết quả.

2.2.4.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện. Tác dụng của so sánh là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.

Tăng (+) Giảm (-) = chỉ tiêu thực tế - chỉ tiêu kế hoạch tuyệt đối

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: số tương đối là môt chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%)… phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu không thể nói lên được. Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp hay ngành của một địa phương, một quốc gia. Căn cứ vào nội dung và mục đích phân tích ta có năm loại số tương đối nhưsau:

· Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Trong hai mức độ đó, mức độ ở tử số (y1) là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo), và mức độ ở mẫu số (yo) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơsở so sánh).

· Số tương đối kế hoạch (%): dùng để lập kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp hay của ngành.

· Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỉ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể.

· Số tương đối cường độ: là so sánh hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhau nhưng có liên hệ nhau, đơn vị tính của số tương đối cường độ là đơn vị kép, nó phụ thuộc vàođơn vị tính của từ số và mẫu số trong công thức tính.

· Số tươngđối so sánh (lần, %): là xácđịnh tỉ lệ giữa các bộ phận trong tổng thể với nhau.

2.2.4.4. Phương pháp phân tích Cross - tabulation (Bảng chéo)

Là một kĩ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt.

Mô tả dữ liệu bằng Cross - tabulation được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại bởi vì: (1) phân tích Cross - tabulation và kết quả của nó có thể giải thích và hiểu một cách dễ dàng với những nhà quản lý không có chuyên môn thống kê, (2) sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp một sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý, (3) chuỗi phân tích Cross - tabulation cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phứctạp, (4) phân tích Cross - tabulation tiến hànhđơn giản.

Phân tích Cross - tabulation hai biến: bảng phân tích Cross - tabulation hai biến cònđược gọi là bảng tiếp liên, mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu loại của hai biến. Việc phân tích các biến theo cột hoặc theo hàng là tùy thuộc vào việc biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi xử lý biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.

Tiến trình phân tích trong SPSS: nhập dữ liệu - Chọn menu Analyze - Chọn Descriptive Statistics - Chọn Crosstabs đưa 2 biến vào - Chọn các chi tiết trong hộp thoại Crosstabs nhưStatistics, Cells, Format, nhấp OK.

2.2.4.5. Cronbach Alpha

Cronbach Alpha sẽ giúp loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thangđo chưađạt yêu cầu cho quá trình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để thang đo đạt yêu cầu khi Cronbach Alpha lớn hơn 0,6. Các nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach Alpha từ 0,8 đến 1 thì thang đo lường là tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

2.2.4.6. Phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis)

a) Khái niệm

Phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu Marketing, có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có quan hệ tương quan với nhau và thường được rút gọn để có thể dễ dàng quản lý. Mối quan hệ giữa những bộ khác nhau của nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một số biến). Trong phân tích ANOVA hay hồi quy, tất cả các biến nghiên cứu thì có một biến phụ thuộc còn lại là các biến độc lập, nhưngđối với phân tích nhân tố thì không có sự phân biệt này. Phân tích nhân tố có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến trong đó mối quan hệ phụ thuộc này được xác định. Vì những lý do trên, phân tích nhân tố thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

· Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến.

· Nhận dạng các biến mới thay thế cho các biến gốc ban đầu trong phân tích đa biến (hồi quy).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

b) Mô hình phân tích nhân tố

Mô hình phân tích nhân tố giống nhưphương trình hồi quy nhiều chiều mà trongđó mỗi biến đặc trưng cho mỗi nhân tố. Những nhân tố này thì không được quan sát một cách riêng lẻ trong mô hình. Nếu các biến được chuẩn hóa mô hình nhân tố có dạng nhưsau:

Xi= Ai1F1+ Ai2F2+ … + AimFm+ ViUi Trongđó:

Xi: biến được chuẩn hóa thứ i

Aij: hệ số hồi quy bội của biến được chuẩn hóa thứ i trên nhân tố chung j F: nhân tố chung

Vi: hệ số hồi quy của biến chuẩn hóa i trên nhân tố duy nhất i Ui: nhân tố duy nhất của biến i

m: số nhân tố chung

Mỗi nhân tố duy nhất thì tương quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân tố chung. Các nhân tố chung có sự kết hợp tuyến tính của các biến được quan sát

Fi= wi1x1 + wi2x2+ … + wikxk Trongđó:

Fi: ước lượng nhân tố thứ i

wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố k: số biến

Trong phân tích này có thể chọn trọng số (hay hệ số điểm nhân tố) để nhân tố thứ nhất có tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng phương sai. Các nhân tố có thể được ước lượng điểm nhân tố của nó. Theo ước lượng này, nhân tố thứ nhất có điểm nhân tố thấp nhất, nhân tố thứ hai có điểm nhân tố thấp thứ hai…

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Tiến trình phân tích nhân t

Hình 4: TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

Trong phân tích nhân tố, để xác định các biến có tương quan nhưthế nào, ta sử dụng kiểm định Barlett’s để kiểm định giả thuyết:

Ho: các biến không có tương quan H1: có tương quan giữa các biến

Các biến có tương quan với nhau khi giả thuyết Ho được chấp nhận. Điều này cóđược khi giá tri P sau khi kiểm định phải nhỏ hơn mức ý nghĩa xử lý ().

Tiến trình phân tích nhân tố trong phần mềm SPSS:nhập dữ liệu - Chọn menu Analyze - Chọn Data Reduction - Chọn Factor - Chọn các chi tiết trong hộp thoại như Descriptives, Extraction, Rotation, Scores and options, Chọn Ok, sauđó ta có bảng kết quả. Xácđịnh vấn đề Lập ma trận tương quan Xácđịnh nhân tố Giải thích nhân tố Xácđịnh mô hình phù hợp

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.2.4.7. Phương pháp Willingness To Pay (WTP)

Ý nghĩa:đánh giá mức độ thỏa mãn của người dân đối với dịch vụ. Sự thỏa mãn của người dân có thể đo lường bằng một giá trị cụ thể, giá trị đó được thể hiện qua công thức:

Mức độ thỏa mãn của người dân (C): chính là sự thỏa mãn về mặt chi phí của người dân, đó chính là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà người dân sẵn sàng chi trả (Willing to Pay - WTP) với mức thực chi của họ. Đây chính là mức độ thỏa mãn thật sự của người dân.

· (C)  0→ Người dân cảm thấy thỏa mãn. · (C) < 0→ Người dân cảm thấy không thỏa mãn.

Mức độ thỏa mãn của người dân

(C) Thực chi Mứcchi phí người dân sẵnsàng chi trả(WTP) = -

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ CẦN THƠ

3.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH QUẬN NINH KIỀU - THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Cần Thơ 3.1.1.1.Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơnằm giữa đồng bằng sông Cửu Long về phía Tây Sông Hậu, trên trục giao thông thủy - bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số là 1.112.121 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơtrực thuộc tỉnh; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xãĐông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.

Cần Thơ được chia làm 9đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện: · Quận Ninh Kiều · Quận Bình Thủy · Quận Cái Răng · Quận Ô Môn · Quận Thốt Nốt · Huyện PhongĐiền

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu · Huyện Cờ Đỏ

· Huyện Thới Lai · Huyện Vĩnh Thạnh

Tổng số thị trấn, xã, phường: 68, trong đó có 4 thị trấn, 30 phường và 34 xã. (Tính tới trước thời điểm ban hành Nghịđịnh số 12/NĐ-CP)

b)Đặc điểm địa hình

Địa hình thành phố Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam. Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũtháng 9 hàng năm.

c) Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Cần Thơ tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 270C và không chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm, cao nhất không vượt quá 280

C, thấp nhất không dưới 170

C, mỗi năm có khoảng 2.500 giờ nắng với số giờ nắng bình quân 7h/ngày, độ ẩm trung bình 82% và daođộng

Một phần của tài liệu Trung tâm học liệu đh cần thơ tài liệu học tập và nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của người dân quận ninh kiều đối với dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải của xí nghiệp môi trường đô thị cần thơ (Trang 27)