Thưong mại cổ phần Phương Nam - Chi nhánh Hà Nội:
2.3.1. Đánh giá về hoạt động cho vay tại Chi nhánh Hà Nội – Ngân hàng Phương Nam:
Hoạt động cho vay tại PNB HN trong những năm vừa qua đã tăng trưởng liên tục cả về số lượng và chất lượng, tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay ngắn hạn, cụ thể là cho vay tài trợ tài sản lưu động, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay mua nhà, sửa nhà. Chúng ta có thể nhìn một cách tổng quát tình hình cho vay của PNB HN qua các năm thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Tổng dư nợ theo thành phần kinh tế 0 50 100 150 200 250 300 350 400
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Quèc doanh Ngoµi quèc doanh
Qua biểu đồ trên chúng ta có thể thấy các khách hàng trong hoạt động cho vay của PNB HN chủ yếu thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cụ thể là trong năm 2004 tỷ lệ cho vay khách hàng ngoài quốc doanh là 96,16%, năm 2005 tỷ lệ này là 95% và năm 2006 là 93,61%. Tỷ lệ này đang có xu hướng giảm nhưng tốc độ giảm chậm, chứng tỏ PNB HN đang từng bước tạo dựng quan hệ giao dịch và uy tín với các doanh nghiệp nhà nước và đã thu được kết quả, tăng số lượng và tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước trong tổng dư nợ.
Biểu đồ 2: Tổng dư nợ phân theo thời hạn tín dụng
0 50 100 150 200 250 300 350
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Ng¾n h¹n
Có thể thấy dư nợ của PNB HN tập trung phần nhiều vào cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn (năm 2003 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 72%, năm 2004 tỷ lệ này là 77,5% và năm 2005 là 81,77%), điều này cho thấy trong hoạt động cho vay chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, cụ thể là cho vay tài trợ tài sản lưu động, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay sửa nhà và cho vay mua ôtô. Bảng sau thể hiện rõ hơn tỷ trọng của từng loại hình cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ:
Tình hình cho vay ngắn hạn của chi nhánh Hà Nội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2003 2004 2005
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay mua tài sản lưu động 54,6 32,5 156,32 51,59 256,58 36,64 Cho vay phục vụ xuất nhập khẩu 65,2 38,8 102,5 33,82 305,50 55,05 Cho vay tiêu dùng 32,4 19,28 37,64 12,42 114,0 26,27 Các loại hình cho vay khác 15,8 9,4 6,54 2,15 24,19 3,45 Tổng cho vay ngắn hạn 168 100 391 100 700,27 100
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức NHTMCP Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội
2.3.2. Đánh giá về khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội : Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội :
2.3.2.1. Đánh giá tổng quát về cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam :
Do đặc điểm của thị trường và điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các NHTM ở Việt Nam có các đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, cùng với việc dỡ bỏ từng bước những quy định về kiểm soát lãi suất, tỷ giá…trao qụyền tự chủ cho các ngân hàng trong việc đàm p hán, ký kết với khách hàng, các ngân hàng đã bước đầu có sự chủ động hơn trong
việc triển khai các nghiệp vụ và các hình thức cạnh tranh mới, do đó đã làm cho việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên sôi động hơn, minh bạch hơn. Thứ hai, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay chưa thật sự gay gắt, sự thống trị của các NHTM nhà nước vẫn là nét chủ đạo nhờ dựa vào uy tín lâu năm và sự hỗ trợ của nhà nươc. Tuy nhiên, cùng với việc nhà nước từng bước tách các hoạt động chính sách ra khỏi hoạt động thương mại, xoá bỏ dần bao cấp trong tín dụng và trao quyền tự do kinh doanh đầy đủ cho các NHTM nhà nước, môi trường cạnh tranh giữa các NHTM nhà nước cũng như ngân hàng nước ngoài sẽ bình đẳng hơn. Điều này cũng làn tăng mức độ cũng như tính chất cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.
Thứ ba, mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện nay chưa gay gắt một phần là do tiềm năng phát triển còn rất lớn của thị trường. Có thể thấy rằng thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn p hát triển ở thời kỳ đầu, còn xa mới đạt đến độ chín muồi và bão hoà. Nhiều p hân đoạn thị trường còn bỏ ngỏ. Sự đổ vỡ của một số ngân hàng chủ yếu là những yếu kém nội tại chứ không phải do áp lực cạnh tranh.
Thứ tư, sự nới lỏng dần các quy định đối với các TCT D có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang và sẽ làm gia tăng mức độ cũng như tính chất cạnh tranh trên thị trường. Những nỗ lực gần đây của các NHTM nhà nước cũng như các NHTM cổ phần Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn 2002 -2005, thời kỳ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, đã chứng tỏ sự gia tăng của những áp lực đó. Áp lực này sẽ rất mạnh mẽ khi các hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài được dỡ bỏ hoàn toàn. Sự thâm nhập của các ngân hàng lớn trên thế giới có thể nhanh chóng làm bão hoà thị trường, tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt đẩy những ngân hàng ít lợi thế cạnh tranh hơn ra khỏi thị trường.
Với cấu trúc cạnh tranh ngành như vậy chúng ta có thể thấy giai đoạn từ nay đến 2010 (trước khi các ngân hàng nước ngoài, cụ thể là t rước khi các
kỳ mà các ngân hàng Việt Nam còn có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ tiềm năng. Có thể nói đây là thời kỳ rất quan trọng để các ngân hàng Việt Nam vươn lên bứt phá. Tuy nhiên, phải nhận thức rõ là, những lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ này trước hết là nhờ vào chính sách bảo hộ của Chính phủ, chúng rất quan trọng nhưng chỉ mang tính tạm thời và ngắn hạn. Điều cốt yếu là các ngân hàng Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế này như thế nào, có tạo ra được những lợi thế cạnh tranh dài hạn này trong tương lai hay không . Để làm được việc đó, điều quan trọng trước hết là phải làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh hiện tại của các ngân hàng. Chúng ta sẽ đánh giá thực trạng cạnh tranh của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Phương Nam nói riêng (trong hoạt động cho vay) qua các mặt sau: Năng lực tài chính, chất lượng hoạt động cho vay, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức, mức độ đa dạng hoá sản p hẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng.
Về năng lực tài chính:
Thứ nhất là về năng lực tài chính của ngân hàng: Năng lực tài chính trước hết thể hiện ở vốn tự có của mỗi ngân hàng. Có thể nói, quy mô vốn tự có của các NHTM Việt Nam còn rất nhỏ bé, thể hiện qua chỉ tiêu quy mô vốn điều lệ, thành phần chính của vốn chủ sở hữu.
Quy mô này nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô của các NHTM trong khu vực ASEAN và càng nhỏ bé hơn nếu so sánh với các NHTM lớn ở khu vực châu Á. Có thể nói quy mô vốn như là tấm đệm đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng như những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng chống đỡ cao hơn với những “cú sốc” của môi trường kinh doanh. Điều này ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều biến động khôn lường, khi sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng gia tăng trong điều kiện hội nhập như hiện nay những rủi ro bất ngờ luôn tiềm ẩn. Vốn tự có còn
ảnh hưởng đến mức đầu tư vào công nghệ ngân hàng vì ngân hàng chỉ có thể sử dụng vốn tự có để đầu tư vào công nghệ . Vì thế, có thể nói, quy mô vốn tự có nhỏ sẽ là một bất lợi lớn trong lĩnh vực ngân hàng.Ngoài ra các ngân hàng còn phải đảm bảo một hệ số an toàn vốn nhất định, được tính bằng hệ số COOK, là tỷ số giữa vốn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro, trong đó, tổng tài sản “Có” rủi ro bao gồm tài sản của ngân hàng, các khoản cho vay, các khoản đầu tư, các khoản phải đòi đối với các tổ chức tín dụng khác. Theo Quyết định số 457/2005/ QĐ – NHNN ban hành ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN thì các ngân hàng phải đảm bảo một hệ số COOK đạt từ 8% trở lên.. Tính đến thời điểm này tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMNN cũng chỉ đạt trung bình khoảng 4,5%, thấp hơn nhiều so với quy định.
Bên cạnh việc khuyến khích các ngân hàng chủ động nâng cao vốn tự có như các ngân hàng có thể giữ lại phần thu thuế sử dụng vốn để tăng vốn tự có, cho phép chuyển phần vốn vay từ WB và IMF theo chương trình tái cơ cấu cho các NHTMNN và cho phép các ngân hàng không phải rnộp thuế sử dụng vốn hàng năm để các ngân hàng dùng khoản thuế đó hoàn trả khoản vay theo điều kiện của WB và IMF, cho phép tăng vốn bằng phương thức cổ phần ưu đãi (không tham gia quản lý) cho cán bộ công nhân viên với cổ tức cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm… theo đề án tái cơ cấu các NHTMNN cỉa Chính phủ cho giai đoạn từ 2001 đến 2010, Chính phủ sẽ trợ giúp các NHTMNN thông qua việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng bằng trái phiếu đặc biệt, qua 3 đợt cấp vốn, tuy nhiên lộ trình cấp vốn còn rất chậm so với kế hoạch. Có thể nói với tỷ lệ an toàn vốn thấp như vậy, hoạt động của các NHTMNN Việt Nam hiện vẫn rất rủi ro. Thêm vào đó, trái phiếu đặc biệt cảu Chính phủ chưa thể coi là nguồn vốn thực (hàng năm, loại trái phiếu này chỉ biến dần thành vốn thực khoảng trên 3% do cách trả lãi trái phiếu đặc biệt của Bộ Tài chính). Vì vậy, trái phiếu này trong thời gian trước mắt là nguồn vốn bổ sung mang tính hình thức. Nguồn vốn bổ sung này có giá trị làm lành mạnh hơn bảng cân đối tài sản của các ngân hàng, đồng thời nó được coi như
là một phần cam kết trực tiếp của Chính phủ trong việc bảo đảm cho sự an toàn của hoạt động ngân hàng thông qua việc cam kết trả tiền trái phiếu trong tương lai. Điều này có ý nghĩa trong việc tạo dựng lòng tin của công chúng cũng như các đối tác của các ngân hàng. Tuy nhiên nếu xét đến khía cạnh về nguồn lực để đầu tư cho đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh thì nguồn vốn bổ sung từ trái phiếu đặc biệt của Chính phủ chưa thực hiện được đầy đủ chức năng đó. Hiện nay nguồn vốn này chuiếm khoảng trên 50% tổng vốn điều lệ của các NHTMNN.
Tình trạng tăng trưởng cao về tín dụng cũng làm cho tình trạng mất an toàn về vốn trở nên trầm trọng hơn. Trong khi mức tăng vốn điều lệ không đạt kế hoạch thì mức tăng trưởng tín dụng của các NHTMNN vẫn đạt khoảng 22 – 25% mỗi năm. Đây cũng là vấn đề các chuyên gia WB chú ý khi đánh giá các NHTMNN Việt Nam. Theo ý kiến của các chuyên gia này, mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế được tăng nhanh thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng tài sản có và mức độ mở rộng tín dụng ngày càng cao khiến cho nhu cầu tăng vố chủ sở hữu sẽ cao hơn. Cùng với mức độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng cao, các ngân hàng có thể có thêm lợi nhuận tích luỹ để bổ sung cho vốn điều lệ nhưng mức bổ sung này thường không đủ để có thể đảm bảo hệ số an toàn vốn.
Quy mô vốn tự có nhỏ cùng với tỷ lệ an toàn vốn thấp còn hạn chế khả năng các NHTMNN cho vay đối với những dự án lớn như dầu khí, điện lực, hàng không, bưu chính viễn thông, vì phải đảm bảo tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có theo quy định về đảm bảo an toàn tong hoạ động ngân hàng và do đó đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHTMNN trong nước. Quy mô nhỏ bé của các NHTMNN Việt Nam so với các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới cũng khiến cho việc mở rộng, vươn ra thị trường quốc tế của các NHTMNN Việt Nam càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên một số NHTMNN đang từng bước cổ phần hoá và tiến tới niêm yết trên sàn giao dịch thị trường chứng khoán, đây sẽ là kênh
huy động vốn hiệu quả vì cổ phiếu ngân hàng có sức hấp dẫn rất lớn với các nhà đầu tư.
Về phía các NHTM cổ phần, quy mô vốn của các ngân hàng này còn nhỏ bé hơn rất nhiều. Cuối thập kỷ 90, cả nước có tới 50 NHTMCP với số vốn điều lệ của mỗi ngân hàng chỉ khoảng vài chục tỷ VNĐ. Trong các năm 200 – 2002, sau một thời gian thực hiện cơ cấu lại, số lượng NHTMCP đã giảm 13 ngân hàng. Trong năm 2003, số lượng này tiếp tục giảm 2 ngân hàng, tuy nhiên những vụ sáp nhập này mang tính tự nguyện nhằm tăng cường năng lực hoạt động. Đến năm 2004, cả nước chỉ còn lại 37 NHTMCP. Mặc dù số lượng giảm rất lớn nhưng năng lực và chất lượng hoạt động của các NHTMCP đã được cải thiện đáng kể, các NHTMCP chuyển hướng sang tập trung nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hoá công nghệ, tăng sức cạnh tranh. Trong năm 2003, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của các NHTMCP tăng lên khá nhanh và đến năm 2006 hầu hết các NHTMCP đều có dự định tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ của các NHTMCP được cho trong bảng sau:
Vốn pháp định của các NHTMCP Việt Nam
Đơn vị: triệu VNĐ STT Tên ngân hàng Số đăng ký Vốn pháp định Ngày cấp 1 NHTMCP Á Châu 0032/NHGP 948.000 24/04/1993 2 NHTMCP Đông Á 0009/NHGP 500.000 27/03/1992 3 NHTMCP Đông Nam Á 0051/NHGP 250.000 25/03/1994 4 NHTMCP Đệ Nhất 0033/NHGP 98.163 27/04/1992 5 NHTMCP Bắc Á 0052/NHGP 155.000 1/9/1994
22/08/1992 7 NHTMCP Hàng hải 0001/NHGP 109.310 8/6/1991 8 NHTMCP Kỹ Thương 0040/NHGP 617.000 6/8/1993 9 NHTMCP Nam Đô 0049/NHGP 27.060 29/12/1993 10 NHTMCP Nam Á 0026/NHGP 150.000 22/08/1992 11
NHTMCP Ngoài quốc doanh
0042/NHGP 198.409 12/8/1993 12 NHTMCP Nhà Hà Nội 0020/NHGP 300.000 6/6/1992 13 NHTMCP Phát triển Nhà TPHCM 0019/NHGP 200.259 6/6/1992 14 NHTMCP Phương Đông 0061/NHGP 300.000 13/04/1996 15 NHTMCP Phương Nam 0030/NHGP 580.420 17/03/1993 16 NHTMCP Quân Đội 0054/NHGP 450.000 14/09/1994 17 NHTMCP Quốc tế 0060/NHGP 510.000 25/01/1996 18 NHTMCP Sài Gòn 0018/NHGP 271.788 6/6/1992 19
NHTMCP Sài gòn công thương
0034/NHGP 450.000 4/5/1993 20 NHTMCP Sài gòn thương tín 0006/NHGP 1.250.000 5/12/1991 21 NHTMCP Tân Việt 0028/NHGP 102.167 22/08/1992 22 NHTMCP Vũng Tàu 0004/NHGP 58.000
28/08/1991 23 NHTMCP Việt Á 12/NHGP 250.341 9/5/2003 24 NHTMCP Việt Hoa 0027/NHGP 72.910 15/08/1992 25 NHTMCP Xuất nhập khẩu 0011/NHGP 700.000 6/4/1992 26 NHTMCPNT Đại Á 0036/NH-GP 42.000 23/09/1993
Nguồn : Website của NHNN Việt Nam (http:// www.sbv.gov.vn)
(Trên đây chỉ là số liệu về các NHTMCP đô thị, vì xét trên địa bàn hoạt động của NHTMCP Phương Nam thì các đối thủ chủ yếu là các NHTMCP