VI. Phát triển tổ chức 1 Cơ cấu tổ chức
8. Đội ngũ quản lý
Để có được sự thành công vượt bậc như ngày hôm nay của Amazon, hơn hết là nhờ cả vào sự lãnh đạo tài ba của cả một đội ngũ quản lý có năng lực vững chắc, đặc biệt là dưới sự dẫn dắt có hiệu quả của Jeff Bezos. Thế họ đã làm như thế nào ? Câu trả lời nằm ở những yếu tố dưới đây:
Rất nhiều thủ thuật cạnh tranh của Amazon được xây dựng dựa trên cái gọi là “Nguyên tắc Lãnh đạo” của công ty.
14 nguyên tắc dưới đây được coi như là kim chỉ nam cho nhân viên trong cách thức đưa ra các ý tưởng mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ám ảnh về khách hàng
Các lãnh đạo sẽ lấy khách hàng làm điểm bắt đầu và từ đó tìm ra các công việc cần làm. Họ làm việc một cách đầy nhiệt huyết để đạt được và giữ được sự tin tưởng của khách hàng. Mặc dù các nhà lãnh đạo vẫn luôn để tâm đến các đối thủ khác, họ vẫn mang trong mình một nỗi ám ảnh về khách hàng.
Quyền làm chủ
Nhà lãnh đạo là người làm chủ. Họ có tư duy dài hạn và sẽ không hi sinh “con cá rô” để bắt “con săn sắt”. Họ coi hành động của mình không chỉ là của một cá nhân hay một phòng ban, họ hành động với tư cách là đại diện của toàn thể công ty. Các nhà lãnh đạo đó không bao giờ nói rằng “đấy không phải việc của tôi”
Sự phát minh và đơn giản hóa
Các nhà lãnh đạo luôn mong đợi và yêu cầu sự sáng tạo từ đội ngũ của họ cũng như luôn tìm cách để đơn giản hóa điều đó. Họ có tư duy hướng ngoại, tìm tòi các ý tưởng mới từ khắp mọi nơi, và không bao giờ bị giới hạn bởi suy nghĩ “phát minh đó đã không ra đời ở đây”. Khi họ dám làm những điều mới lạ, họ chấp nhận việc sẽ bị hiểu nhầm trong một thời gian dài.
Đúng, và đúng nhiều
Lãnh đạo thường xuyên có các quyết định đúng. Họ có khả năng đánh giá rất tốt cùng với một bản năng nhạy bén. Họ thường nhìn ra góc khuất của một vấn đề và tìm cách để phản biện lại chính những quan điểm của mình.
Tuyển dụng và phát triển những người giỏi nhất
Các nhà lãnh đạo sẽ nâng tiêu chuẩn công việc sau mỗi lần tuyển dụng và đào tạo. Họ phát hiện và sẵn sàng dìu dắt những tài năng đặc biệt trong tổ chức. Các lãnh đạo sẽ đào tạo ra các lãnh đạo tiếp nối và hoàn toàn nghiêm túc trong việc chỉ đường dẫn lối cho thế hệ sau. Họ làm việc vì nhân viên của mình để tạo ra một cơ chế phát triển nghề nghiệp tương lai cho nhân viên.
Luôn yêu cầu một quy chuẩn cao nhất
Lãnh đạo luôn có những tiêu chuẩn tăng cao dần - nhiều người cho rằng các tiêu chuẩn đó thật là “trên trời dưới biển”. Các nhà lãnh đạo không ngừng nâng cao tiêu chuẩn và thúc đẩy đội ngũ nhân viên tạo ra những quy trình làm việc, sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao. Lãnh đạo sẽ đảm bảo rằng không có chuyện rò rỉ những thông tin không chính xác xuống các cấp dưới, phát hiện lỗi ở đâu thì phải xử lý ngay ở đó.
Tư tưởng lớn
Những người không nghĩ lớn thì sẽ rất dễ tự hài lòng với bản thân. Các nhà lãnh đạo dẫn lối các nhân viên theo một định hướng rõ ràng và truyền cảm hứng công việc cho họ. Lãnh đạo luôn nghĩ khác và tìm mọi cách có thể để phục vụ khách hàng
Chớp thời cơ
Trong kinh doanh, tốc độ là một yếu tố quan trọng. Có nhiều quyết định và hành động có thể làm lại được và không cần đến các nghiên cứu chuyên sâu. Việc dám đương đầu với những rủi ro đã được lường trước luôn được đánh giá cao.
Tính tiết kiệm
Làm nhiều mà tốn ít là điều luôn được khuyến khích. Làm việc với nguồn lực hạn chế sẽ giúp thúc đẩy khả năng xoay sở, tính độc lập và sự sáng tạo. Không có lý do gì để phải tăng thêm số lượng nhân viên, tăng ngân sách hay các chi phí cố định.
Có tinh thần học hỏi và cầu tiến
Các nhà lãnh đạo sẽ không bao giờ ngừng học hỏi và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Họ tò mò về những sáng kiến có tính khả thi và tìm cách để nghiên cứu chúng.
Xây dựng lòng tin
Các nhà lãnh đạo sẽ lắng nghe chăm chú, nói chuyện thẳng thắng, và đối xử tôn trọng với người khác. Họ có thể tự đưa ra những lời phê bình bản thân dù cho đó có thể là một điều đáng hổ thẹn. Họ không tin vào những thứ hào nhoáng bên ngoài. Họ chấm điểm cho mình và cho đội nhóm theo những thang điểm khắt khe nhất.
Sâu sát đến mọi việc
Lãnh đạo quan tâm đến công việc ở mọi cấp, luôn cập nhật kể cả những chi tiết nhỏ, kiểm toán thường xuyên và sẽ đặt ra nghi vấn khi thấy sự chênh lệch giữa sổ sách và lời nói. Không có việc nào là họ không nắm bắt được.
Có chính kiến, tư duy phản biện và mức độ cam kết cao
Khi các quyết định bị hoài nghi, lãnh đạo buộc phải kiểm chứng lại một cách nghiêm túc, dù cho họ có cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức đi chăng nữa. Các nhà lãnh đạo có niềm tin và ý chí ngoan cường. Họ sẽ không thỏa hiệp chỉ để cho mọi người vui lòng. Một khi quyết định đã được đưa ra, họ sẽ cam kết và tuân thủ hoàn toàn.
Các nhà lãnh đạo tập trung vào những nhân tố đầu vào quan trọng và từ đó thực hiện công việc đúng tiến độ và đúng chất lượng. Kể cả khi gặp khó khăn, họ cũng sẽ vượt lên trên các chướng ngại và không bao giờ chịu dậm chân tại chỗ.
PHẦN 4: ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Bất kể một tập đoàn hay công ty nào dù lớn đến đâu đều sẽ có nhưng ưu, nhược điểm nhất định. Amazon là một ông lớn của ngành thương mại điện tử, dù vậy vẫn tồn tại những ưu, nhược điểm riêng.
I. Ưu điểm 1. Giá cả
Một trong những đặc trưng của Amazon đó chính là giá cả hợp lí – mức giá mà Amazon đề ra phù hợp với tài chính của mọi khách hàng. Chính vì thế khách hàng luôn tin tưởng lựa chọn Amazon là nơi để tìm kiếm sản phẩm mình mong muốn.
2. Dịch vụ
Đi kèm với sản phẩm chính là dịch vụ. Amazon luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Không thể phụ lòng tin tưởng của khách hàng, Amazo đã mang đến đa dạng hình thức thanh toán và lựa chọn vận chuyển khác nhau để có thể hoạt động tốt nhất với mỗi khách hàng trên thế giới.
3. Công nghệ
Công ty luôn cố gắng hiện đại hóa mọi thứ bằng công nghệ nhằm duy trì thương hiệu ở top đầu. Khách hàng có thể tính toán tất cả mọi giao dịch trước khi mua hàng chỉ với “one click”.
Bên cạnh đó các nền tảng, trang web cũng được Amazon phát triển để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Không thể phủ nhận rằng Amazon có dịch vụ khách hàng nhanh nhất và đội ngũ hỗ
trợ tốt nhất, mọi thắc mắc và yêu cầu của khách hàng sẽ được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Nhờ vậy mà doanh thu dịch vụ của Amazon tăng trưởng rất tốt từ quý I của 2014 tới đầu 2021.
II. Nhược điểm
Giá cả các sản phẩm tại Amazon nhìn chung rất hợp lí, nhưng có một số lại có thuế rất cao hoặc giá cả cao hơn một vài cửa hàng, website khác. Mô hình kinh doanh cảu Amazon khá dễ tiếp cận, điều này có thể khiến cho các công ty khác có thể nhân rộng nó một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, số lượng hàng hóa quá lớn, vì thế rất khó để đảm bảo được các sản phẩm có thể phù hợp với yêu cầu của khách hàng hoàn toàn. Một nhược điểm khác chính là nhân viên của công ty có thẻ phải đối mặt với điều kiện làm việc khắc nghiệt và nguy hiểm. Tuy nhiên Amazon cũng đã đưa ra các chính sách bảo đảm các quyền cho nhân viên của họ
PHẦN 5: CƠ HỘI VÀ MỐI ĐE DỌA
I. Cơ hội
Amazon có rất nhiều cơ hội thâm nhập và các nước phát triển và tạo ra sự đe dọa đối với các công ty cạnh tranh trên thị trường. Do việc sử sụng công nghệ ứng dụng vào các mô hình kinh doanh ngày càng phát triển, vì vậy Amazon hoàn toàn có thể tận dụng điều này như một cơ hội để mở rộng thị trường tiếp cận. II. Mối đe dọa
Amazon có một số vấn đề trong việc bán và vận chuyển hàng hóa đến một số quốc gia nhất định do các vấn đề về chính trị và kinh tế. Bên cạnh đó còn có các đối thủ cạnh tranh đáng gờm như Walmart, eBay,…Vì Amazon không thể đảm bảo kiểm tra tất cả các mặt hàng cho nên một số người bán lợi dụng điều này để bán
các mặt hàng nhái, kém chất lượng. Điều này đã làm cho một số khách hàng mất đi niềm tin với Amazon và ảnh hưởng đến doanh số bán hàng trong tương lai. Hệ thống bảo mật có thể bị một số hacker lợi dụng để đánh cắp, và thông tin của khách hàng có thể bị rò rỉ làm đe dọa đến sự an toàn mà khách hàng đặt trọn niềm tin ở Amazon. Chính vì vậy Amazon cần có nhiều chính sách cũng như cập nhật, phát triển hệ thống tốt hơn để giữ chân khách hàng cũng như mở rộng thị trường của mình.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, chúng ta đã phần nào hiểu được mô hình kinh doanh của công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Với mô hình kinh doanh đa dạng của mình, Amazon đã trở thành nơi được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn, một bộ phận trực tuyến xuyên quốc gia và là một tượng đài của thương mại điện tử.
Hơn thế nữa, thành công của Amazon còn vì sự đa dạng của sản phẩm, thương hiệu đáng nhớ, trang web dễ sử dụng, sử dụng thông tin công khai và độ tin cậy cao của dịch vụ. Amazon đã thiết lập được một lượng khách hàng nền tảng rất trung thành, và họ đang “ươm mầm cho mảnh đất màu mỡ đó” bằng cách liên tục hạ giá và tăng hiệu quả của trang web.
Để gặt hái được những thành công to lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam còn đang bỡ ngỡ trong việc xây dựng mô hình thương mại điện tử, cần phải hiểu triệt để về mô hình này. Học tập kinh nghiệm từ những công ty thành công trên thế giới như Amazon để đưa ra những biện pháp phát triển, khắc phục các mặt còn hạn chế và có những quyết định đúng đắn cho mô hình kinh doanh của mình.
Thông qua bài tiểu luận này của nhóm 8, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích khi bạn muốn tìm hiểu về mô hình kinh doanh của Amazon. Tuy nhiên, bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy và các bạn để bài được hoàn chỉnh hơn.