1. Lợi thế về hệ thống kho hàng.
Lợi thế cạnh tranh số 1 của Amazon chính là hệ thống quản lý kho hàng. Việc Amazon quyết định tự xây dựng hệ thống lưu kho bãi là một quyết định không mấy dễ dàng. Để có thể kinh doanh thành công, Amazon phải phát hành 2 tỷ USD trái phiếu công ty. Hệ thống kho hàng của Amazon gồm 6 kho hàng quy mô lớn, mỗi kho trị giá tới 50 triệu USD. Trong mỗi kho hàng đều có đầy đủ các mặt hàng từ đồ gia dụng, quần áo, giày dép, sách báo, đồ điện tử, đồ lưu niệm, trang sức ... Các kho hàng thường được đặt gần các trung tâm tiêu thụ lớn hay các địa điểm thuận lợi về giao thông đáp ứng khả năng phân phối nhanh chóng.
Hệ thống kho hàng của Amazon đảm bảo mối liên hệ rất cao từ nhà sản xuất, hệ thống phân phối cho đến tay khách hàng. Trong mỗi kho hàng, các mặt hàng được sắp xếp, bảo quản rất khoa học đảm bảo quy trình nhận hàng, lấy hàng, xử lý đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả. Lợi ích của hệ thống kho hàng:
- Việc Amazon tự xây kho hàng cho riêng mình sẽ giúp cho khả năng kiêm soát hàng hóa tốt hơn , tính linh hoạt nghiệp vụ như nhận hàng , giao hàng cao hơn .
- Đảm bảo cho tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa.
Hệ thống kho hàng của Amazon được đầu tư công nghệ cao nên tạo năng suất và hiệu quả công việc cao, giảm chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh hơn.
- Giúp cho việc hoạt động của các khâu khác cũng được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
- Hệ thống kho hàng của Amazon được xây dựng phát huy lợi thế theo quy mô và đảm bảo đa dạng hóa rất nhiều mặt hàng và được bố trí khoa học thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng.
2. Lợi thế về công nghệ.
Với Amazon, 3 thứ quan trọng nhất là: công nghệ, công nghệ và công nghệ. Amazon chi tiêu nhiều tiền vào phát triển các phần mềm tin học. Nhờ việc chuyển sang sử dụng hệ điều hành miễn phí Linux, hãng giảm được chi phí công nghệ tới 20% trong vòng 2 năm qua.
Với số lượng mặt hàng vô cùng lớn, Amazon đầu tư hệ thống thông tin giúp cho việc quản lý có hiệu quả , nhanh chóng, những thông tin quan trọng đều được lưu trữ và phục vụ cho những lần kinh doanh tiếp theo. Thành công của Amazon là kết quả của quá trình đầu tư bền bị và tốn kém cho hạ tầng thông tin và công nghệ bán hàng qua mạng . 10 nhân viên đầu tiên của công ty đều là các kỹ sư vi tính. Hàng năm , Amazon dành ra khoảng 200 triệu USD cho công nghệ, đặc biệt là phát triển phần mềm.
Công nghệ của Amazon đã giúp công ty hoàn thiện quy trình kinh doanh và giảm chi phí. Các phần mềm quản lý phân phối hàng của Amazon đã làm tăng số lượng hàng phân phối năm 2003 lên gấp 3 lần so với 1999. Với tỉ lệ lỗi khâu phân phối ít hơn, số lần phải tiếp xúc với khách hàng tính trên mỗi đơn hàng cũng giảm một nửa so với 1999. Chi phí ở bộ phận phân phối giảm từ 15 % doanh thu năm 1999 xuống 7 % năm 2003.
Năm 1997, phần mềm “1 – click” technology( nhấn một lần) ra đời, cho phép lưu trữ các thông tin về hóa đơn bán hàng và giao hàng của từng khách hàng. Nhờ đó , khi khách hàng đặt mua lần tiếp theo, họ chỉ cần nhấn chuột một lần mà không phải nhập lại
những thông tin cá nhân. Ứng dụng này đã được cơ quan cấp bằng sáng chế của Mỹ( US Patent Office) công nhận và Amazon cũng thu được nhiều tiền từ bản phần mềm đó.
Tháng 10/2003, Amazon đưa ra ứng dụng tìm kiếm nội dung trong sách 'Search inside the book' , cho phép người mua tìm kiếm bằng những cụm từ chứa trong 33 triệu trang sách của 120.000 cuốn sách thay vì tìm bằng tựa đề hoặc tên tác giả như trước đây. Chỉ trong một tuần sau, doanh thu bán hàng của những cuốn sách đó đã tăng 9 % so với những cuốn sách không nằm trong danh mục tìm kiếm.
Amazon ứng dụng hệ thống CRM hoạt động hiệu quả thông qua các hoạt động one - to - one marketing. Từ 2002, khi khách hàng vào trang web của amazon từ lần thứ 2 trở đi, một file cookie được sử dụng để xác định khách hàng và hiển thị dòng chào hỏi Welcome back... ” , đưa ra những gợi ý cho khách hàng và đem lại sự hài long và niềm tin cho khách hàng trong quá trình mua sắm tại Amazon.com.