III. Thực trạng hoạt động tiêu thụ xe ôtô đóng mới của Nhà máy tại thị
2. Công tác điều tra và nghiên cứu thị trường:
Điều tra và nghiên cứu thị trường được coi là một hoạt động thiết yếu đối với nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế ngày một phát triển. Nhà máy ôtô 3-2 cũng như nhiều doanh nghiệp khác cũng quan tâm đến công việc điều tra nhu cầu thị trường và nguồn cung của thị trường, từ đó có những kế hoạch và chiến lược nhằm kích cầu thị trường.
2.1. Nghiên cứu cầu:
Hiện tại Nhà máy sản xuất ôtô 3-2 đặc biệt là phòng Kinh doanh cũng đã có những chính sách theo dõi, điều tra nhu cầu và thị hiếu cũng như phản hồi của khách hàng trong nước về các chủng loại ôtô đóng mới của Nhà máy nhằm cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm tốt hơn nữa, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đây là một chiêu để giữ chân những khách hàng cũ cũng như thu hút thêm khách hàng mới đến với Nhà máy.
Phòng Kinh doanh của Nhà máy hiện đang sử dụng hai hình thức nghiên cứu nhu cầu thị trường.
Thứ nhất là nghiên cứu ngay tại văn phòng. Công việc này được thực hiện dựa trên những thông tin thu thập được tại các tạp chí kinh tế, thương mại, các ấn phẩm định kỳ,… và thường đó là những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường khi có một chính sách nào đó của Nhà nước về ôtô tác động đến họ. Ví dụ như quy định nhập khẩu ôtô cũ và mới của Nhà nước có tác động rất lớn đến những người tiêu dùng có nhu cầu mua ôtô mà đang lưỡc lự giữa ôtô sản xuất trong nước và ôtô nhập khẩu từ nước ngoài về giá cả, chất lượng,… Mặc dù sản phẩm chủ yếu của Nhà máy là các loại ôtô khách, buýt chứ không phải ôtô ít chỗ ngồi nhưng phần nào nó cũng ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của Nhà máy. Chính vì vậy, việc thường xuyên theo dõi những thông tin này trên báo chí giúp cho Nhà máy nắm bắt kịp thời những xu hướng tiêu dùng của khách hàng về chủng loại mà Nhà máy đang sản xuất cũng như nghiên cứu lắp ráp những chủng loại mới với hìn h dáng, kích thước, chất lượng cải tiến hơn nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu khách hàng.
Hình thức thứ hai là nghiên cứu thông qua thực tế, tức là chủ động thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng về các chủng loại ôtô cũng như hoạt động dịch vụ của Nhà máy thông qua nhiều phương pháp như: sử dụng bảng hỏi, cử người đi điều tra thực tế, trực tiếp đến gặp khách hàng hoặc gọi điện đến cho khách hàng. Bằng cách này, Nhà máy vừa có thể thu thập được những phản hồi có ích từ phía khách hàng, vừa rút ngắn đi khoảng cách giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tóm lại, việc thường xuyên nghiên cứu cầu này là nhằm tìm hiểu đánh giá của khách hàng, phản ứng của họ trước sản phẩm và những chính sách bán hàng của Nhà máy, cũng như nhằm xác định thay đổi cầu do tác động của các nhân tố như mốt, sự ưa thích, sản phẩm thay thế, thu nhập của khách hàng,…. Nhà máy cần duy trì hoạt động này như một công việc cần thiết giúp tăng khả năng tiêu thụ xe ôtô vì mỗi sản phẩm xe ôtô được bán ra thị trường là kết quả của nhiều quá trìn h, công đoạn, trong đó có cả nghiên cứu thị trường.
2.2. Nghiên cứu cung (cạnh tranh):
Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu thị trường thì nghiên cứu cung cũng là một phần không thể thiếu của việc điều tra thị trường. Nghiên cứu cung là để hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai. Sự thay đổi trong tương lai gắn với khả năng mở rộng (hay thu hẹp) qui mô các doanh nghiệp cũng như sự thâm nhập mới (hay rút khỏi thị trường) của các doanh nghiệp hiện có.
Trên thực tế, Nhà máy cũng tiến hành những hoạt động nghiên cứu cung trên thị trường ôtô Việt Nam. Đó là việc tiến hành nghiên cứu và phân loại đối thủ cạnh tranh, thường xuyên nắm bắt những mặt mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có chính sách phù hợp nhằm mở rộng thị trường tại khu vực mình đảm nhiệm.
Vì là một thành viên của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam nên đây cũng là một lợi thế cho Nhà máy khi tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng là thành viên của Tổng công ty, trước hết đó là các Công ty lớn như: Công ty ôtô Hoà Bình, Công ty ôtô 19/5, Công ty ôtô Ngô Gia Tự,… Bên cạnh các thành viên của Tổng công ty còn có Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco). Đây
đều là những đối thủ trong nước rất mạnh sản xuất cùng chủng loại ôtô giống như Nhà máy, nhất là tại thị trường miền Bắc. Ngoài ra còn có các Công ty, các hãng ôtô liên doanh nước ngoài tràn vào Việt Nam một cách ồ ạt trong những năm gần đây cũng gây khó khăn cho Nhà máy trong việc chiếm thị phần ôtô trong nước.
Chính vì vậy, Nhà máy đã tiến hành tìm hiểu và phân tích những chính sách tiêu thụ, chính sách giá cả, những chính sách khác biệt hoá sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng ,… của cá đối thủ cạnh tranh này. Từ đó giúp Nhà máy có những giải pháp về giá cả, xúc tiến bán hàng,… mang lại lợi thế cạnh tranh so với các d oanh nghiệp cùng ngành.