trường nội địa:
1. Những thành tựu đạt được:
Nhìn chung, trong 3 năm trở lại đây, từ năm 2007 đến năm 2009, Nhà máy đã đạt được những thành tựu đáng kể về hoạt động kinh doanh và tiêu thụ xe ôtô, đặc biệt là xe ôtô đóng mới tại thị trường nội địa. Những thành tựu đó có thể được khái quát như sau:
- Lượng tiêu thụ xe ôtô đóng mới của Nhà máy tại thị trường nội địa trong 3 năm từ 2007 đến 2009 tăng lên đáng kể từ 425 xe năm 2007 lên tới 557 xe năm 2009. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ xe ôtô trong nước cũng được mở rộng. Sản phẩm của Nhà máy ngày càng được nhiều cá nhân, tổ chức, vùng miền trong nước biết đến. Đó là một thành công lớn trong việc quảng bá sản phẩm cũng như tên tuổi của Nhà máy.
- Nhờ vậy, doanh thu của Nhà máy cũng tăng lên không ngừng trong 3 năm qua. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy ngày một phát triển.
- Lợi nhuận tiêu thụ cũng tăng không ngừng trong 3 năm qua, từ 3,384 tỷ đồng năm 2007 tăng 9,274 tỷ đồng trong năm 2009. Lợi nhuận tăng cũng là Nhà máy đã tiết kiệm được chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất trong 3 năm từ 2007 là 209,723 tỷ đồng giảm xuống chỉ còn 264,798 tỷ đồng. Đây là một điều rất đáng mừng vì Nhà máy đã tìm cách giảm được chi phí sản xuất, tìm được nguồn nguyên vật liệu và thiết bị sản xuất phụ kiện có giá thấp hơn những năm trước mà chất lượng lại vẫn được đảm bảo.
- Bên cạnh những thành tựu về hoạt động kinh doanh, Nhà máy cũng đã phần nào giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Qua 5 năm từ 2005 đến 2010, thu nhập bình quân của người lao động trong Nhà máy tăng đáng kể, đặc biệt là năm 2009, do làm ăn rất tốt nên thu nhập bình quân của người lao động cũng cao nhất so với các năm trước, đạt bình quân 7,5 triệu đồng/tháng. Có thể so với nhiều
công ty liên doanh khác cùng ngành, doanh thu này chưa phải là cao nhưng so với các công ty trong Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam thì đây là một con số đáng nể. Thu nhập tăng, đời sống cả về vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện, khiến họ hăng say làm việc, và cống hiến nhiều hơn cho Nhà máy. Hi vọng rằng, trong những năm tới đây thu nhập bình quân của người lao động ngày một tăng hơn nữa, giúp họ an tâm hơn nữa trong cuốc sống cũng như trong công việc để giúp cho Nhà máy ngày một phát triển hơn.
- Bên cạnh đó, nộp ngân sách cho Nhà nước của Nhà máy cũng không ngừng tăng lên trong những năm qua. Điều này thể hiện trách nhiệm rất cao của Nhà máy đối với Nhà nước. Việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước rất nghiêm túc đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn đất nước.
2. Những hạn chế và nguyên nhân:
2.1. Hạn chế:
Tuy đạt được những thành tựu rất đáng khen ngợi những bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của Nhà máy, đặc biệt là hoạt động tiêu thụ xe ô tô đóng mới tại thị trường nội địa còn bộc lộ không ít hạn chế cần khắc phục.
- Mặc dù sự mở rộng thị trường trong những năm qua là đáng kể nhưng Nhà máy vẫn cần chú trọng hơn nữa vào thị trường miền Nam - một thị trường phát triển đầy tiềm năng của đất nước. Cũng do việc chưa mở rộng được các chi nhánh trong miền Trung và miền Nam mà mới chỉ thông qua các đại lý trung gian trong đó nên việc tìm hiểu, nắm bắt thị trường còn nhiều hạn chế.
- Các chính sách về marketing như: chính sách quảng cáo, xúc tiến và phân phối cũng còn nhiều yếu điểm. Nhất là trong khâu xúc tiến. Khi mà việc xây dựng, quảng bá thương hiệu công ty thông qua các hoạt động quảng cáo, truyền bá diễn ra rất rầm rộ ở các doanh nghiệp cùng ngành khác thì Nhà máy chưa hề chú trọng đến hoạt động này. Có thể do chưa nhận thức được tầm quan trọng của những hoạt động này, cũng có thể do nguồn ngân sách chi cho những hoạt động này không nhiều hoặc không có nên hiện tại, Nhà máy cũng chưa hề có một website riêng để quảng
bá sản phẩm của chính mình mà phải thông qua website của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam nhưng cũng rất sơ sài.
- Tính chuyên nghiệp của các nhân viên bán hàng chưa cao , trình độ giữa các nhân viên bán hàng còn có nhiều chênh lệch. Điều này cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ xe khi mà nhiều hãng xe khác như Toyota, Ford,… rất chú trọng đến vấn đề đào tạo cho nhân viên bán hàng.
- Đứng trước thực tế là ngày một nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô ra đời, kể cả trong nước lẫn nước ngoài. Chính điều này đã làm tăng khó khăn cho Nhà máy trong việc cạnh tranh cũng như giữ vững được thị phần của mình. Một khi không còn khả năng giữ vững “phần bánh” của mình thì Nhà máy sẽ bị đào thải, thay vào đó là những doanh nghiệp tiềm năng khác chia nhau “miếng bánh” đó.
- Đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và kiểu dáng mẫu mã sản phẩm. Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm là không ngừng thay đổi. Chính vì vậy nếu cứ dậm chân tại chỗ, thoả mãn với những gì mình đã làm được thì việc mất dần khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh là một chuyện trước sau sẽ xảy ra.
2.2. Nguyên nhân:
2.2.1. Nguyên nhân khách quan:
- Việc Chính phủ cho phép nhập khẩu ôtô cũ và mới là nguyên nhân khiến cho lượng tiêu thụ xe của Nhà máy bị hạn chế. Mặc dù Chính phủ đã giới hạn việc nhập khẩu này bằng cách tăng thuế nhập khẩu lên rất cao, nhưng cũng không thể tránh khỏi có những thay đổi trong thị trường ôtô Việt Nam từ khi ôtô ngoại tràn vào.
- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ôtô Việt Nam. Ngày một nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài nhảy vào Việt Nam khiến cho thị phần của các doanh nghiệp ôtô Việt Nam trong đó có Nhà máy sản xuất ôtô 3/2 bị giảm đi rất nhiều.
- Thuế nhập khẩu linh kiện, phụ kiện vẫn ở mức rất cao. Vì vậy, nó ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất ôtô, khiến giá thành ôtô tăng. Giá thành tăng buộc Nhà máy phải tăng giá bán. Một khi tăng giá bán thì phản ứng của khách hàng chắc chắn sẽ thay đổi.
- Do điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng của Việt Nam và thu nhập, đời sống cũng như nhu cầu của người dân Việt Nam còn hạn chế khiến cho việc tiêu thụ xe ôtô cũng bị hạn chế theo. Thị trường ôtô Việt Nam chưa thể đạt được nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Do chính sách của Nhà máy chưa chú trọng đến các hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu Nhà máy nên các chính sách về giá cả, xúc tiến, phân phối: quảng cáo, khuyến mãi, hội nghị khách hàng,… còn rất nhiều hạn chế. Sản phẩm và tên tuổi của Nhà máy còn chưa được nhiều người biết đến.
- Chưa có phòng marketing chuyên trách phụ trách những hoạt động liên quan đến marketing sản phẩm xe ôtô với khách hàng mà công việc này vẫn phải do phòng Kinh doanh đảm nhiệm. Khối lượng công việc của phòng này quá nhiều, đảm nhiệm nhiều công việc khiến cho họ bị phân tán công việc. Chính vì vậy, các công việc không được chuyên môn hoá cụ thể. Do đó chưa có những biện pháp kịp thời để tăng khối lượng ôtô tiêu thụ tại thị trường nội địa.
- Do trình độ chuyên môn giữa các nhân viên bán hàng còn nhiều chênh lệch nên ảnh hưởng rất lớn tới thái độ cũng như cung cách bán hàng. Cũng chính vì chưa được đào tạo một cách bài bản nên phong cách làm việc của các nhân viên chưa được coi là chuyên nghiệp.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ÔTÔ 3-2