NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNH SẢN XUẤT KINH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty ôtô 3 2 (Trang 27 - 30)

DOANH CỦA CÔNG TY

1. Nhiệm vụ của công ty:

+ Nhiệm vụ cơ bản:

-Xây dựng và thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng ngày càng nhiều hàng hóa và dịch vụ cho xã hội, tự bù đắp chi phí, tự trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước trên cơ sở tận dụng năng lực sản xuất và ứng dụng khoa học kỷ thuật.

-Thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội, tổ chức đời sống và hoạt động xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá nghề nghiệp của công nhân viên chức.

-Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Tăng cường hợp tác kinh tế với nước ngoài, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, góp phần tích cực vào nền sản xuất xã hội và cải tạo Chủ ng hĩa xã hội.

-Bảo vệ nhà máy, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ Nhà nước quy định.

-Sửa chữa, tân trang, đóng mới các loại xe du lịch, xe công tác và xe ca. Mua bán các loại xe.

-Sản xuất kinh doanh mua bán phụ tùng xe ô tô các loại.

-Sản xuất và phục hồi một số mặt hàng phục vụ ngành và các ngành kinh tế khác.

-Sản xuất sản phẩm cho chương trình dự trử động v iên quốc phòng. -Sản xuất khung xe máy kiểu DREAM và WAVE

-Sản xuất dầm cầu thép.

-Sản xuất sản phẩm cơ khí khác.

2. Quyền hạn của công ty

-Có quyền chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh liên doanh liên kết, phát triển sản xuất trên cơ sở mục tiêu kế hoạch của Nhà nước, nhu cầu thị trường và thông qua đại hội công nhân viên chức quyết định.

-Có quyền thực hiện, quyền tự chủ về tài chính của nhà máy và sử dụng các loại vốn Nhà nước giao để kinh doanh có lãi.

-Có quyền lập các quỹ và sử dụng các quỹ theo đúng quy định của Nhà nước. -Có quyền chủ động tổ chức giải thể các bộ phận sản xuất chính, phụ, phụ trợ, dịch vụ, các bộ phận quản lý để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh có lợi nhất.

-Có quyền tuyển dụng và sử dụng lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.

-Có quyền bổ nhiệm cán bộ từ cấp trưởng phòng trở xuống.

-Có quyền chủ động xây dựng chương trình nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ động mở rộng mọi hình thức liên kết với các cơ sở nghiên cứu, các tập thể và cá nhân nhà khoa học trong và ngoài nước.

3. Cơ cấu tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của nhà máy

Sơ đồ tổ chức chung của công ty

+ Giám đốc công ty cơ khí ô tô 3-2 là người được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bổ nhiệm, có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong điều lệ xí nghiệp quốc doanh. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước và liên hiệp xí nghiệp cơ khí GTVT về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện mọi chính sách đối với người lao động.

Giúp việc cho giám đốc có hai Phó giám đốc và một Kế toán trưởng. Phó giám đốc KT- CL

Phó giám đốc SX-KD Kế toán trưởng.

+Giám đốc là người vừa chịu trách nhiệm chung quản lý toàn diện, vừa trực tiếp phụ trách kế hoạch tài chính, tổ chức cán bộ, bảo vệ và công tác có liên quan đến quốc phòng.

+ Phó giám đốc là người cộng sự đắc lực của giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Nhà nước về những phần việc được phân công.

+ Kế toán trưởng có chức năng giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, hoạch toán kinh tế ở nhà máy

Giám đốc Phó GĐ SX-KD Phó GĐ KT-CL Phòng KD Phòng KT- KCS Phòng TC- KT Phòng Nhân chính Ban bảo vệ PX Ô tô I PX Ô tô II PX cơ khí I PX cơ khí II

theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính Nhà nước tại nhà máy.

+ Phó giám đốc và Kế toán trưởng do Giám đốc đề nghị và cấp trên bổ nhiệm. -Căn cứ đặc điểm kinh tế kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, phương án sản phẩm dùng làm phương hướng phát triẻn sản xuất kinh doanh. Công ty cơ khí ôtô 3 -2 tổ chức sản xuất thành 6 phân xưởng và 2 trung tâm dịch vụ phát triển SXKD:

1. Phân xưởng ôtô 1 2. Phân xưởng ôtô 2 3. Phân xưởng ôtô 3 4. Phân xưởng cơ khí 5.Phân xưởng bơm cao áp 6.Phân xưởng sản xuất dịch vụ

+ Một trung tâm dịch vụ tổng hợp

+ Một trung tâm giao dịch phát triển SXKD và cơ khí giao dịch vận tải Các phân xưởng đều có bộ máy gọn nhẹ đủ khả năng quản lý SXKD theo cơ chế khoán gọn dưới sự quản lý chung của nhà máy qua các phòng nghiệp vụ.

Với yêu cầu tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, phù hợp với tổ chức sản xuất mới, nhà máy có 4 phòng: 1. Phòng SX-KD 2. Phòng KT-KCS 3. Phòng TC-KT 4. Phòng nhân chính 5. Ban bảo vệ

Các phòng đều có một trưởng phòng và có thể có một phó phòng giúp việc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty ôtô 3 2 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)