Đặc điểm chung của quy trình đào tạo vận động viên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO TÀI NĂNG GOLF TRẺ TẠI HỌC VIỆN GOLF QUỐC GIA (Trang 29 - 33)

Trình độ thành tích thể thao hiện nay đòi hỏi phải tổ chức quá trình đào tạo VĐV theo kế hoạch dài hạn và có định hướng; trong đó phải áp dụng những hình thức, phương tiện và phương pháp giảng dạy huấn luyện có hiệu quả, phải luôn hoàn thiện cơ sở tổ chức – phương pháp cho hệ thống đào tạo lực lượng hậu bị thể thao; phải nghiên cứu nghiêm túc và sử dụng một cách có hiệu quả các số liệu thu được trong quá trình đào tạo... Những nhiệm vụ này tương đối phức tạp và khó khăn, trước yêu cầu đẩy mạnh tiến bộ khoa học trong lĩnh vực thể thao thanh thiếu niên hiện nay.

Phân tích các tư liệu nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cho thấy rằng, ở thời điểm hiện nay chưa có sự thống nhất hoàn toàn về các vấn đề của hệ thống kế hoạch hóa đào tạo VĐV trẻ.

Hầu hết các tác giả đều có quan điểm xây dựng quy trình đào tạo VĐV là thành phần quan trọng không thể thiếu trong công nghệ đào tạo VĐV, bên cạnh

hệ thống, thiết bị huấn luyện và nhân lực. Đây là quá trình có thứ bậc liên tục, có hệ thống từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm.

Từ phân tích các tài liệu và công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đều có cùng quan điểm về đặc điểm chung của quy trình đào tạo gồm:

- Tính tiêu chuẩn: Hệ thống các tiêu chuẩn được đưa vào của quá trình đào tạo được xác định cả về điều kiện, đối tượng và sản phẩm đào tạo. Ở đây cần nói đến tiêu chuẩn tuyển chọn, tức đầu vào của quá trình. Các tiêu chuẩn đào thải trong thực hiện quá trình để đảm bảo sự ra đời của sản phẩm; Nó cũng chỉ rõ các mặt xác định của môi trường và điều kiện bên trong như chuẩn hóa các vấn đề thuộc chức năng cơ thể, nhịp độ phát triển năng lực và chức năng hình thái, tâm lý; Điều kiện tập luyện, điều kiện chăm sóc, môi trường sinh hoạt, môi trường thể thao và cả những vấn đề thuộc môi trường xã hội. Tính tiêu chuẩn còn tỏ rõ ở các mặt như nội, biện pháp, tính nhảy cảm của người điều khiển quá trình đào tạo như huấn luyện viên, người phục vụ....

- Tính thời gian: Thời gian đào tạo của quy trình là vấn đề bắt buộc. Nó liên quan tới quy thời gian để đào tạo thành tài, liên quan tới việc bắt buộc chúng ta phải tính toán và đi sâu vào những vấn đề bản chất của mô hình sản phẩm – tài năng thể thao cùng các thuộc tính và yêu cầu cần có của tài năng. Thời gian cơ bản của quy trình đào tạo từ những năm cơ bản đầu tiên đến khi xuất hiện tài năng thể thao theo tiêu chuẩn đào tạo chung mất khoảng 6-8 năm. Thời gian tích lũy năng lượng cho tài năng đó cũng là chuẩn mực để sử dụng tài năng và sau đó là quá trình hồi phục của tài năng. Tính thời gian và tiêu chuẩn cũng liên quan tới các vấn đề sử dụng tài năng và sau đó là quá trình hồi phục của tài năng. Tính thời gian và tính tiêu chuẩn cũng liên quan lớn đến các vấn đề sử dụng và hoàn thiện thể lực, kỹ chiến thuật, đến các biện pháp kích thích cho huấn luyện thể thao, đến phát huy tổng hợp năng lực của con người...

- Tính hệ thống: Huấn luyện thể thao phải đảm bảo sự sắp xếp khoa học, cụ thể giữa nguyên tắc hệ thống liên tục với các giai đoạn của nó.

Quá trình huấn luyện thể thao biểu hiện bằng các quy trình huấn luyện được tiến hành liên tục, không ngừng nhưng bao giờ cũng phù hợp với đối tượng và bảo đảm sự điều chỉnh tốt theo mục đích đã đặt ra nhất định phải chia thành các giai đoạn. Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và lượng vận động đều liên quan chặt chẽ với nhau và bản thân chúng lại mang những đặc điểm riêng không thể thay thế. Tính hệ thống liên tục không ngừng của huấn luyện thể thao yêu cầu phải căn cứ vào các quy luật về sự biến đổi chức năng cơ thể con người nói chung và cá thể tài năng nói riêng để huấn luyện theo thời gian nhiều năm, liên tục và hệ thống. Các giai đoạn huấn luyện có các đặc điểm và có những căn cứ lý luận trong việc tổ chức quá trình huấn luyện thể thao một cách khoa học và hiệu quả.

- Tính kế hoạch và đặc điểm luôn biến đổi: Để quá trình huấn luyện thể thao tiến hành một cách có hiệu quả và thuận lợi, đạt được mục tiêu đề ra, phải thực hiện sắp xếp khoa học biểu hiện bằng các kế hoạch mà cơ sở của nó là việc dự báo và thực hiện dự báo. Kế hoạch huấn luyện đặt ra phải thực hiện một cách chặt chẽ, cẩn thận, sâu sắc và toàn diện các mặt phù hợp của từng đối tượng vận động viên tài năng (cá thể), tức là phải tự phân tích sâu sắc và toàn diện từng mặt của quá trình huấn luyện có sự tính toán nhiều mặt (đa nhân tố) và dự tính cẩn thận các mặt chính yếu, thứ yếu liên quan chung với nhau trên từng cá thể vận động viên. Sau khi tính toán kỹ tình hình, xu hướng, đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra phải tính kỹ đến các vấn đề khác gồm thời gian, biện pháp, phân chia chu kỳ, tỷ lệ các mặt, lượng vận động, nội dung, biện pháp cho cá nhân, hệ thống tập luyện, kiểm tra cùng các mặt khác.

Sự phát triển thành tích thể thao tùy thuộc rất nhiều vào hiệu quả của hệ thống tập luyện nhiều năm của VĐV. Hệ thống tập luyện nhiều năm là một quá trình học tập, giáo dục và tập luyện cho thanh, thiếu niên, nhi đồng có tổ chức và được thực hiện trong nhà trường, trong các câu lạc bộ và các lớp chuyên thể thao tuân theo những quy chế, quy định về tổ chức, chương trình học tập và những tài liệu tiêu chuẩn khác.

Để thực hiện thành công quy trình tập luyện nhiều năm của VĐV, trong những giai đoạn tập luyện các nhà nghiên cứu lưu ý đến các chỉ số sau:

- Độ tuổi tối ưu để đạt thành tích cao nhất của môn thể thao chuyên sâu - Định hướng tập luyện chủ yếu trong từng giai đoạn

- Trình độ tập luyện về thể lực, kỹ - chiến thuật mà VĐV cần phải đạt được.

- Tổ hợp các phương tiện, phương pháp và các hình thức tổ chức, đào tạo thể thao có hiệu quả

- Lượng vận động tập luyện và thi đấu được phép sử dụng - Những tiêu chuẩn để kiểm tra.

Khi xây dựng quá trình học tập, tập luyện nhiều năm cần định hướng vào những giới hạn tuổi tối ưu mà VĐV có thể đạt thành tích thể thao cao nhất của mình. Những định hướng đó là độ tuổi của VĐV được vào chung kết hoặc đạt huy chương trong các giải vô địch toàn quốc, Đại hội thể thao Đông Nam Á, Châu Á và Đại hội Olympic. Độ tuổi đạt thành tích cao nhất đối với các môn thể thao là đại lượng tương đối ổn định và chịu ảnh hưởng của hàng loạt các yếu tố như điều kiện sống, chế độ của VĐV, sự hoàn thiện hệ thống đào tạo VĐV...

Các công trình nghiên cứu đều cho thấy những VĐV năng khiếu nếu được huấn luyện, đào tạo theo kế hoạch nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất vào độ tuổi tối ưu của họ, thường có thành tích cao và ổn định. Nhiều ví dụ VĐV nào được chuyên môn hóa sớm, trước tuổi quy định, phải đốt cháy giai đoạn để vươn lên đạt thành tích thể thao cao nhất trước độ tuổi tối ưu thì tuổi thọ thể thao không giữ được lâu. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp cá biệt có VĐV xuất sắc có đặc điểm cá thể khác thường không tuân theo quy luật phổ biến đối với đa số VĐV nói trên.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo nhiều năm phải tính đến thời gian tâp luyện cần thiết để đạt thành tích thể thao cao nhất của từng môn thể thao. Những VĐV năng khiếu thường đạt thành tích thể thao cao ban đầu sau 4- 6 năm tập luyện và đạt thành tích thể thao cao nhất sau 7-9 năm đào tạo chuyên

sâu. Nhịp độ phát triển thành tích của VĐV xuất sắc tùy thuộc vào trình độ ban đầu và độ tuổi của họ, nhưng trong tất cả các nhóm môn, nhịp độ phát triển cao nhất thường thấy ở 2 năm đầu tập luyện chuyên sâu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO TÀI NĂNG GOLF TRẺ TẠI HỌC VIỆN GOLF QUỐC GIA (Trang 29 - 33)

w