Trần Tuấn Hiếu (2004), “Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của vận động viên Karate-do lứa tuổi 12-15” [28]. Công trình này, tác giải đã đưa ra được các quan điểm huấn luyện, hệ thống tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá về hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ hết sức phù hợp cho VĐV Karate- do độ tuổi 12-15.
Đỗ Tuấn Cương (2009), “Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn tay cho nam vận động viên chuyên sâu Karate-do trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh” [16]. Đây là kết quả của một luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, công trình này, tác giả đã lựa chọn được một số test kiểm tra đánh giá và hệ thống các bài tập phát triển sức mạnhtốc độ cho nam vận động viên chuyên sâu Karate-do trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh
Lê Thúy Ngà (2011), “Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đá vòng cầu chân sau cho vận động viên Taekvvondo nam lứa tuổi 16 -17 ở Hà Nội” [27]. Tác giả đã hệ thống được các cơ sở khoa học huấn luyện, xây dựng được hệ thống dánh giá sức mạnh tốc độ và lựa chọn được các bài tập phát
triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Taekwondo nam lứa tuổi 16-17.
Phạm Thanh Long (2015), “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Quần vợt lựa tuổi 13 – 14 Trung tâm huấn luyện Quần vợt Hà Nội” [52]. Công trình này, tác giả đã hệ thống được các cơ sở khoa học huấn luyện, xây dựng được hệ thống dánh giá sức mạnh tốc độ và lựa chọn được các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Quần vợt lựa tuổi 13 – 14.
Vũ Trường Lâm (2016), “Nghiên cứu một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhóm đòn đá trước cho nam VĐV võ cổ truyền lứa tuổi 14-15 đội tuyển thành phố Hà Nội”[53] . Tác giả đã hệ thống được các cơ sở khoa học huấn luyện, xây dựng được hệ thống dánh giá sức mạnh tốc độ và lựa chọn được các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV võ cổ truyền lứa tuổi 14-15.
Qua nghiên cứu chương 1, đề tài có các nhận xét sau:
- Hiện nay, môn Đấu kiếm được phát triển mạnh mẽ và rộng rãi trên toàn thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng. Sự đua tranh trên đấu trường Quốc tế cũng như đấu trường trong nước đã tạo nên xu hướng phát triển mới cho môn Đấu kiếm.
- Trong quá trình huấn luyện nhiều năm ở môn Đấu kiếm, thành tích của môn Đấu kiếm ngày càng phụ thuộc vào hiệu quả của hệ thống huấn huyện VĐV. Để có kết quả cao, việc huấn luyện VĐV trẻ nhều năm cần chú ý những vấn đề như: Các giai đoạn huấn luyện, lứa tuổi, giới tính, hướng huấn luyện trong từng giai đoạn, các phương tiện, phương pháp, hình thức huấn luyện, lượng vận động, các nội dung kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá phù hợp.
- Huấn luyện VĐV Đấu kiếm trong giai đoạn này tỷ trọng huấn luyện chuyên môn ngày càng cao hơn. Hệ thống bài tập đa dạng đặc trưng cho môn thể thao chính, cần phát hiện các nhóm cơ chính, các yếu tố ảnh hưởng đến SMTĐ để từ đó có được những phương pháp huấn luyện SMTĐ một cách hiệu quả nhất.
- Ngoài ra chủng ta cần phải biết được tâm sinh lý lứa tuổi ở giai đoạn 13 - 14 tuổi các em đã có những bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Giai đoạn này các em đã hình thành những phẩm chất mới về trí tuệ, tình cảm, đạo đức phong cách và thái độ về công việc được giao. Ở lứa tuổi này có sự phát triển rõ rệt về tầm vóc, sức chịu đựng về tâm lý. Vì vậy chúng ta cần phân biệt thể chất, cường độ năng lượng của tập luyện sao cho họp lý để cho cơ thể có điều kiện phát triển một cách toàn diện và cân đối.
- Để hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo động tác ở môn Đấu kiếm đòi hỏi VĐV cần phải được phát triển tốt về các tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và năng lực phối hợp vận động. Như vậy, huấn luyện hay phát triển SMTĐ của VĐV Đấu kiếm là điều kiện tất yếu trong quá trình chuẩn bị của họ.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU