Những điểm tắc nghẽn về logistics

Một phần của tài liệu THIẾT kế môn HỌC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tìm HIỂU về CHUỖI CUNG ỨNG mặt HÀNG sữa (Trang 52 - 54)

a. Dòng Reverse

Mặc dù VINAMILK được biết đến là có nhà máy sản xuất sữa tự động với hệ thống công nghệ khép kín, tuy nhiên việc xảy ra lỗi trong quá trình sản xuất vẫn là điều khó lòng tránh khỏi. Kèm theo đó là do hệ thống kênh phân phối rộng lớn, trải dọc khắp cả nước nên VINAMILK khó lòng kiểm soát và đảm bảo chất lượng giữa các các nhà bán lẻ đặc biệt là các khu vực ở phía xa. Một số nhà bán lẻ cũng không có đủ cơ sở vật chất để bảo quản sữa ví dụ như dung tích tủ chứa không đủ lớn, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ không đảm bảo từ đó dẫn đến sản phẩm sữa xảy ra tình trạng hư hỏng trước khi đến tay người tiêu dùng.

Chính vì những lí do trên mà VINAMILK phải đối mặt với các thông tin về sản phẩm lỗi như: sản phẩm bị hư hỏng trước khi hết hạn sử dụng (sữa bột bị vón cục, sữa đặc bị nổi váng màu vàng, sữa chua bị ôi…) hoặc sản phẩm bị lỗi (bao bị bị rách, phồng, bị bóp méo…)

36

Căn cứ vào lời của bà Bùi Thị Hương, giám đốc đối ngoại của VINAMILK, sau khi nhận được phản hồi của khách hàng, nếu mọi thứ theo đúng quy trình VINAMILK sẽ cho nhân viên của bộ phận tiếp nhận cũng như giải quyết khiếu nại trực tiếp đến để xem xét khách hàng mua hàng ở đâu, từ nhà phân phối nào để tìm hiểu xem trách nhiệm sẽ thuộc về ai. Kèm theo đó là những chính sách đổi trả cũng như đền bù cho khách hàng.

Nguyên tắc thông thường là một đổi một, đối với trường hợp khách hàng mua nhiều hộp sữa cùng một lúc nhưng lại có một sản phẩm lỗi thì VINAMILK vẫn phải đền bù toàn bộ lô hàng đó dù cho các sản phẩm còn lại không bị lỗi. Ngoài ra VINAMILK phải đền bù các chi phí phát sinh trong trường hợp khách hàng sử dụng sản phẩm bị lỗi và ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.

Theo nguồn tin của Báo Tuổi Trẻ, mỗi năm Việt Nam thải ra trung bình 10-15 tỷ vỏ hộp sữa giấy. Đây là một trong những loại rác có thể tái chế nhưng chúng lại được vứt bừa bãi, lãng phí ở khắp mọi nơi hoặc chờ đốt hay chôn lấp ở các bãi rác. Thành phần vỏ hộp sữa có nhôm, giấy có thể được tái chế thành tấm lợp, tấm lót sàn, bột giấy, nhiều sản phẩm gia dụng..., nhưng lớp nhựa bên ngoài thuộc loại rác thải trăm năm chưa hủy nếu không được thu gom xử lý đúng cách.

Để giải quyết vấn đề này, chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa do Tetra Pak phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đối tác được triển khai. Theo đó công tác tuyên truyền sẽ được phát động đến hơn 1400 trường tiểu học và mầm non tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hướng dẫn các em học sinh phân loại vỏ hộp sữa sau khi uống, từ đó đảm bảo chất lượng vỏ hộp thu gom đạt tiêu chuẩn tái chế.

Cụ thể các em học sinh sẽ được hướng dẫn cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống như cho ống hút vào trong hộp, làm đẹp, dán sticker lên miệng hộp và bỏ vào đúng nơi quy định. Vỏ hộp sữa sau đó được đối tác của Tetra Pak thực hiện thu gom định kỳ hai tuần một lần và chuyển về nhà máy Giấy Đồng Tiến Bình Dương để tái chế thành các sản phẩm hữu ích như giấy công nghiệp và tấm lợp, tấm phẳng sinh thái,...

37

b. Tác động của Covid 19 đến nguồn nguyên liệu nhập và chuỗi lạnh

Trong bối cảnh dịch Covid 19 diễn ra phức tạp ở Hoa Kỳ, Châu Âu cũng như trên toàn thế giới, ngành sữa nói chung và VINAMILK nói riêng cũng chịu nhiều tác động do đại dịch mang lại. Trước hết phải nói đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu của VINAMILK để sản xuất các sản phẩm sữa bột, sữa chua.

Như đã tìm hiểu ở trên, VINAMILK nhập khẩu bột sữa từ châu u, Hoa Kỳ và New Zealand để sản xuất các sản phẩm sữa bột, sữa chua. Việc Covid 19 bùng phát mạnh ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên gây không ít khó khăn cho VINAMILK trong việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để tiến hành sản xuất khi các quốc gia đẩy mạnh việc giãn cách xã hội và hạn chế trong thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều này gây bất lợi cho VINAMILK khi mà nhu cầu tiêu dùng trong nước có sự gia tăng trong mùa dịch.

Chuỗi lạnh vận chuyển nguồn sữa tươi cũng gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ đỉnh dịch. Các trang trại sữa của VINAMILK không chỉ có ở trong nước mà còn có ở các quốc gia khác. Với việc giãn cách xã hội và hạn chế thông quan tác động tiêu cực đến chất lượng sữa khi mà thời gian đảm bảo sữa vẫn tươi là cực kì ngắn. Khi bị hạn chế thông quan như vậy làm gia tăng thời gian vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng sữa đầu vào, làm gia tăng chi phí vận chuyển từ đó tác động đến chất lượng sản phẩm. Thiếu nguyên liệu đầu vào cũng gián tiếp gây ảnh hưởng đến uy tín của VINAMILK trong việc cung cấp đủ số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu gia tăng trong thời kỳ cách ly xã hội.

Một phần của tài liệu THIẾT kế môn HỌC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tìm HIỂU về CHUỖI CUNG ỨNG mặt HÀNG sữa (Trang 52 - 54)