Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm toán TSCĐ (Trang 44 - 48)

Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán:

Thông thường đoàn kiểm toán gồm từ 5 đến 7 thành viên, tùy vào quy mô cuộc kiểm toán. Viêc lựa chọn các thành viên tham gia đoàn kiểm toán thường dựa trên yêu cầu về số người, trình độ khả năng và yêu cầu kĩ thuật của cuộc kiểm toán, bao gồm:

Thành viên Ban Giám Đốc: Là người chịu trách nhiệm chung của cuộc kiểm toán, trực tiếp thực hiện công việc liên lạc với công ty khách hàng và bàn

toán và thẩm định giá Việt nam tại Hà Nội, đồng thời là người chịu trách nhiêm ký báo cáo kiểm toán.

Chủ nhiệm kiểm toán: Là 1 KTV có từ 5 năm kinh ngiệm , người chịu trách nhiệm điều hành chung cuộc kiểm toán, có quyền ký báo cáo kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán giao nhiệm vụ cho trưởng nhóm và giám sát trong suốt quá trình từ lập kế hoạch, đến thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán nhằm đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán.

Trưởng nhóm kiểm toán: Là 1 KTV, là người chỉ đạo trực tiếp cuộc kiểm toán, đồng thời cũng là người soát xét chi tiết nhất cũng là người nêu ra ý kiến nhận xét đánh giá về các phần hành đã được kiểm toán, có quyền ký báo cáo kiểm toán. Trong suốt cuộc kiểm toán, trưởng nhóm phải thường xuyên báo cáo tiến độ công việc cho thành viên BGĐ và chủ nhiệm, đồng thời kiểm soát chất lượng vào cuối mỗi ngày làm việc tại khách hàng. Đồng thời trưởng nhóm cũng là người chịu trách nhiệm trong việc liên hệ với các KTV tiền nhiệm, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan với khách hàng trong toàn bộ cuộc kiểm toán. Trưởng nhóm là KTV có kinh nghiệm nên sẽ đảm nhận phần hành khó nhất trong cuộc kiểm toán.

Trợ lý kiểm toán viên: Trong đoàn kiểm toán thường có 2-4 trợ lý kiểm toán viên, là thực tập sinh hoặc người ít kinh nghiệm, chưa có chứng chỉ KTV hành nghề. Tùy vào kinh nghiệm và job cụ thể mà mỗi trợ lý sẽ đảm nhận các phần hành phù hợp thoe phân công của trưởng nhóm, đồng thời những trợ lý đã có kinh nghiệm sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ TTS trong quá trình làm việc. Trợ lý KTV sẽ nhận được sự hướng dẫn trực tiếp và giám sát từ các kiểm toán viên. Đồng thời trợ lý kiểm toán cần thu thập bằng chứng liên quan đến phần hành kiểm toán của mình để phản ánh trên giấy tờ làm việc.

Như vậy, trong đoàn kiểm toán của công ty thường có cả những kiểm toán viên lâu năm, giàu kinh nghiệm và cả những kiểm toán viên trẻ, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ để cuộc kiểm toán diễn ra thuận lợi, chất lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên trẻ để xây dựng nguồn lực trong tương lai cho công ty.

Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán:

Hồ sơ kiểm toán của công ty bao gồm:

•Kế hoạch kiểm toán;

•Các giấy tờ làm việc, bản tính toán,phân tích; biên bản kiểm kê Biên bản ghi nhớ về các vấn đề; Bản tổng hợp các vấn đề quan trọng; thư xác nhận, tổng hợp theo dõi thư xác nhận

•Kết quả của các thủ tục đã thực hiện;

•Kết luận

Mỗi một khách hàng kiểm toán có một hồ sơ kiểm toán riêng, bao gồm hai hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm. Hồ sơ kiểm toán sẽ được lưu giữ bằng bản cứng được phân chia rõ ràng để phục vụ cho việc soát xét sau kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán chung: Đây là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung vể khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một khách hàng, cung cấp các thông tin liên quan đến các thông tin chung về khách hàng như: các ghi chép hoặc bản sao các tài liệu pháp lý, thoả thuận và biên bản quan trọng, quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy phép đầu tư, điều lệ công ty, đăng ký kinh doanh, biên bản họp hội

thực hiện nghĩa vụ thuế hàng năm; các tài liệu về nhân sự; hợp đồng lao động, văn bản chấp thuận chế độ kế toán được áp dụng; các nguyên tắc kế toán được áp dụng: phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp tính dự phòng… Các hợp đồng thoả thuận với bên thứ ba có hiệu lực như hợp đồng kiểm toán, hợp đồng cho thuê, hợp đồng bảo hiểm, thoả thuận vay…

Hồ sơ kiểm toán năm: Đây là hồ sơ kiểm toán chưa đựng thông tin khách hàng chỉ liên quan đến một năm tài chính. Hồ sơ này bao gồm các dữ liệu áp dụng cho năm kiểm toán.

Quy trình kiểm toán

Khách hàng của công ty là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có thể là các doanh nghiệp sản xuất, thương mại thuộc các lĩnh vực, mặt hàng khác nhau, do đó sẽ có ảnh hưởng tới từng cuộc kiểm toán. Tuy nhiên các cuộc kiểm toán do công ty thực hiện đều trải qua 3 giai đoạn cơ bản:

• Lập kế hoạch kiểm toán

• Thực hiện kiểm toán

• Kết thúc kiểm toán.

- Tìm hiểu, khảo sát về hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty khách hàng

- Đánh giá và chấp nhận khách hàng

Giai đoạn chuẩn bị

kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán:

- Lập kế hoạch chiến lược

- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể: Thu thập thông tin cơ sở, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán tại AVAHN

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm toán TSCĐ (Trang 44 - 48)