Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm toán TSCĐ (Trang 66 - 67)

1.Về việc thu thập thông tin khách hàng: Do quỹ thời gian hạn hẹp phân bổ cho một khối lượng công việc lớn, nên việc tiếp cận và thu thập thông tin với khách hàng cũ, khách hàng thường niên chưa được chú trọng.

động sản xuất kinh doanh của khách hàng nên tính khách quan do các thông tin thu thập được chưa cao.

2.Về đánh giá rủi ro kiểm toán: Công ty đã xây dựng một tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro kiểm toán, tuy nhiên tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo mà chưa có tính ứng dụng cao vào thực tế. Đánh giá rủi ro kiểm toán thường chỉ được trưởng nhóm kiểm toán đánh giá bằng kinh nghiệm bản thân và ý kiến của Chủ nhiệm kiểm toán.

3.Về xác định mức trọng yếu: Việc áp dụng chung mức trọng yếu không phân bổ mức độ trọng yếu cho phù hợp với từng khoản mục có thể làm tăng mức độ rủi ro kiểm toán do bỏ qua một số sai sót. Cụ thể: Trong bước lập kế hoạch kiểm toán, đa phần trường hợp, Công ty chỉ xác lập mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC và mức trọng yếu cho các khoản mục được xem là như nhau. Dẫn đến có những sai sót có giá trị nhỏ hơn ngưỡng sai sót có thể chấp nhận được nên bị bỏ qua, mặc dù thực tế thì đây là sai phạm trọng yếu, cần được điều chỉnh và giải trình.

4.Về chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán tuy được xây dựng hợp lý và logic nhưng đang được áp dụng chung cho tất cả khách hàng mà chưa xét đến sự riêng biệt của một số khách hàng riêng biệt, ví dụ công ty tài chính, quản lý quỹ... Bên cạnh đó, chương trình kiểm toán vẫn đánh giá cao việc kiểm tra chi tiết số liệu, sổ sách mà chưa chú trọng nhiều vào thủ tục phân tích.

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm toán TSCĐ (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)