Xem xét chấp nhận khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm toán TSCĐ (Trang 49 - 63)

Khi nhận được lời mời kiểm toán BCTC năm 2021 của Công ty X là khách hàng cũ của Công ty, để đưa ra quyết định có tiếp tục chấp nhận kiểm toán hay không, KTV của AVAHN tiến hành nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các năm trước đồng thời cập nhật những thay đổi về thành phần ban lãnh đạo, sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty X trong năm 2021. Người thực hiện bước công việc này là chủ nhiệm kiểm toán. Cụ thể công việc như sau:

Nội dung công việc Kết quả thu được

1, Xem lại hồ sơ kiểm toán các năm trước, đặc biệt là năm 2020

Ý kiến kiểm toán các năm đều là ý kiến đồng ý, đánh giá mức độ hợp tác của khách hàng tốt.

2, Phỏng vấn khách hàng về nhân sự chủ chốt xem có thay đổi so với năm 2020 không?

Không có thay đổi nào về nhân sự chủ chốt so với năm 2020

3, Xem xét sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty xem có biến động bất thường so với năm 2020 hay không? Có bất thường so với thị trường hay không?

Không phát hiện bất thường

Thông qua đánh tìm hiểu, đánh giá sơ bộ của KTV, AVAHN quyết định tiếp tục duy trì khách hàng X, chấp nhận thực hiện kiểm toán BCTC năm 2021. Chi tiết công việc lưu tại GTLV A120- Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi do hợp đồng. (Phụ lục- Biểu 2.1)

Sau khi 2 bên ký hợp đồng kiểm toán, BGĐ AVAHN tiến hành sắp xếp nhân sự tham gia job kiểm toán, bao gồm:

Ông Hoàng Thế Việt Thành viên BGĐ

Ông Đàm Văn Huy KTV/ Chủ nhiệm Kiểm toán

Ông Nguyễn Hồng Sơn KTV/ Trưởng nhóm kiểm toán

Bà Lê Thị Kiểu Trang Trợ lý kiểm toán

Bà Nguyễn Mai Hương Trợ lý kiểm toán

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng Trợ lý kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành liên hệ với khách hàng để trao đổi về kế hoạch kiểm toán, tài liệu cần cung cấp và tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, phân chia công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm.

Lập kế hoạch kiểm toán:

Giai đoạn này gồm 04 bước công việc cơ bản như sau:

Bước1: Tìm hiểu thông tin về khách hàng và môi trường hoạt động

Do công ty X là khách hàng thường niên của AVAHN nên việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng đã được các KTV tiền nhiệm thực hiện, thông tin được lưu tại hồ sơ kiểm toán từ năm bắt đầu cung cấp dịch vụ kiểm toán và được bổ sung qua các năm kiểm toán tiếp theo, KTV hiện hành chỉ đi sâu tìm hiểu những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, hệ thống KSNB, công tác hạch toán kế toán…của công ty trong năm tài chính 2021 so với năm 2020. Qua tìm hiểu các KTV nhận thấy không có gì thay đổi đáng kể ảnh hưởng trọng yếu đến khoản mục TSCĐ đang được kiểm toán năm 2021 so với năm 2020, mọi thông tin thu thập về khách hàng được lưu trong hồ sơ kiểm toán các năm trước, năm 2021 không có bổ sung.

Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 001xxxxx do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bắc Ninh cấp lần đầu ngày 30 tháng 10 năm 2009, thay đổi lần thứ 3 ngày 25 tháng 08 năm 2019. Vốn điều lệ 20.000.000.000 VND.

- Mã số thuế: 2300xxxxxxx

- Địa chỉ: Lô Yx, Khu công nghiệp Quế Võ 1, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

- Đại diện pháp luật: Kim DaeSang – Giám đốc - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH

- Hoạt động kinh doanh chính: Gia công linh kiện điện tử

- Các ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc- chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh

- Ngày kết thúc năm tài chính: 31/12

- Chế độ kế toán: Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung khác.

- Hình thức kế toán: Nhật ký chung, đơn vị tiền tệ VND

Ngoài ra, công ty hoạt động đảm bảo tuân thủ Luật Doanh nghiệp và các Luật, quy đinh khác của Nhà nước.

Bước 2: Đánh giá hệ thống KSNB đối với TSCĐ:

Để tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng, KTV phải tìm hiểu về môi trường kiểm soát, về quy trình kế toán... của khách hàng. Đối với kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV phỏng vấn kế toán Công ty về quy trình mua sắm, quản lý, sử dụng TSCĐ, phương pháp kế toán TSCĐ của Công ty, thẩm quyền

phê duyệt đối với những tài sản tăng giảm trong năm. KTV xem xét đối chiếu với điều lệ Công ty về việc thực hiện các quy định liên quan tới việc mua sắm, thanh lý nhượng bán TSCĐ. Đồng thời KTV đọc lướt qua BCĐPS, BCTC, sổ chi tiết TSCĐ năm 2021 của Công ty để có được những nét khái quát về tình hình biến động tài sản trong năm.

Sau đó KTV tiến hành soát xét về mặt thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính của Công ty rồi đưa ra những đánh giá kết luận.

Những đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty X: Nhìn chung bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối khoa học và chặt chẽ. Công việc được phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân trong bộ máy kế toán. Cơ chế quản lý, các thủ tục kiểm soát liên quan tới TSCĐ của Công ty tương đối hoàn thiện và chặt chẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty, đồng thời cho phép ngăn ngừa, phát hiện những sai sót đáng kể. Qua đó, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ là trung bình. (Nội dung công việc lưu tại Phụ lục: Biểu 2.2: GTLV A450- Tìm hiểu chu trình TSCĐ)

Bước 3: Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu

Đánh giá rủi ro:

Những đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty X: Nhìn chung bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối khoa học và chặt chẽ. Công việc được phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân trong bộ máy kế toán. Cơ chế quản lý, các thủ tục kiểm soát liên quan tới TSCĐ của Công ty tương đối hoàn thiện và chặt chẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty, đồng thời cho phép ngăn ngừa, phát hiện những sai

Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng Cao Thấp nhất Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Thấp Trung bình Cao Cao nhất

Bảng 2.1: Ma trận rủi ro

Qua bảng ma trận, KTV dự kiến rủi ro phát hiện ở mức trung bình. Xác định mức trọng yếu:

Việc xác định mức trọng yếu đối với BCTC của khách hàng X là công việc rất quan trọng, giúp KTV ước tính được mức sai sót có thể chấp nhận, đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC, để từ đó xác định nội dung, thời gian và phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán. Kỹ thuật này đòi hỏi sự phán đoán nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn của KTV. Để đảm bảo tính thận trọng và nhất quán, AVAHN đã xây dựng một hệ thống các tiêu chí để xác định mức độ trọng yếu thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán BCTC. Thủ tục này được thực hiện qua hai bước công việc chính là ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, phân bổ mức trọng yếu đó cho từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán.

Ước lượng mức trọng yếu toàn bộ của BCTC. Các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở cho việc ước lượng mức trọng yếu là: Lợi nhuận trước thuế, Doanh thu, Tổng tài sản, Tài sản thuần, Lợi nhuận gộp, Chi phí,. KTV tiến hành lập "Bảng ước tính mức độ trọng yếu". (Phụ lục: Biểu 2.3: GTLV A710- Xác định mức trọng yếu)

Theo GTLV,Mức trọng yếu thực hiện là 10.593.466 VND nếu các sai phạm KTV phát hiện ra trong quá trình kiểm toán có giá trị lớn hơn 10.593.466 VND thì KTV phải đưa ra các bút toán điều chỉnh.

Đối với Công ty X, trong năm phát sinh nhiều nghiệp vụ tăng TSCĐ. Khoản mục TSCĐ của Công ty X được đánh giá là trọng yếu và có rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình (có thể là khai khống, khai thừa, khai thiếu, với khấu hao TSCĐ thì trích khấu hao thừa, trích vượt). Do vậy khi đi vào thực hiện kiểm tra TSCĐ của Công ty X, KTV tiến hành kiểm tra 100% chứng từ, sổ sách, hồ sơ liên quan tới việc tăng giảm TSCĐ trong năm.

Bước 4: Xây dựng chương trình kiểm toán TSCĐ

Sau khi đánh giá hệ thống KSNB, đánh giá rủi ro và xác định về mức trọng yếu và đối với TSCĐ, KTV đã có cơ sở xác định các thủ tục cần thiết và quy mô mẫu chọn thích hợp dựa trên. Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ được Công ty soạn thảo dựa trên chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành. Đối với Công ty X chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ được thể hiện trên Phụ lục: Biểu 2.4- GTLV D730- Chương trình kiểm toán

2.2.2. Thực hiện kiểm toán

2.2.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Ngoài những thông tin thu thập được về hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV tiến hành các thủ tục, phương pháp để đánh giá tính đầy đủ, thích hợp và hiện hữu của sự thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB. Bao gồm các công việc cụ thể sau:

Bước 1: Tìm hiểu, đánh giá về chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nội bộ ( mặt thiết kế)

- Gặp Giám đốc hành chính yêu cầu cung cấp danh sách cán bộ, nhân viên của công ty, từ đó biết được người nào phụ trách bộ phận nào, biết được quyền hạn, trách nhiệm của từng người trong quản lý TSCĐ

- Kiểm tra sơ đồ phân công kế toán của công ty xem người nào phụ trách phần hành kế toán TSCĐ, việc phân công kế toán có chi tiết, phù hợp với quy mô của công ty không?

- Gặp Kế toán trưởng yêu cầu cung cấp quy chế quản lý TSCĐ

- Phỏng vấn bộ phận phụ trách kế toán TSCĐ về việc phân chia, ghi chép và việc trích khấu hao TSCĐ và các vấn đề chưa quy định cụ thể trong quy chế quản lý TSCĐ của đơn vị

Bước 2: Đánh giá tính hoạt động hiện hữu của các thủ tục kiểm soát nội bộ của chu trình TSCĐ (mặt vận hành)

KTV thực hiện các thủ tục khảo sát phổ biến sau: - Quan sát:

+ KTV tiến hành quan sát thử quy trình mua TSCĐ ( chủ yếu ở khâu tiếp nhận TSCĐ) xem xét các thành viên tham gia, khâu chuẩn bị cơ sở vật chất để tiếp nhận

+ Quan sát việc xây dựng nhà cửa: Đánh giá vị trí, địa điểm xây dựng phù hợp với thiết kế; việc quản lý nguyên vật liệu khi xây dựng đảm bảo tiết kiệm + Quan sát việc sử dụng, quản lý về mặt hiện vật TSCĐ: Nhận thấy sau giờ làm việc các nhân viên có thực hiện đúng các thao tác tắt máy, thao tác đảm bảo an toàn cho TSCĐ.

+ Phỏng vấn Tổng giám đốc về việc lên kế hoạch mua TSCĐ thì được biết kế hoạch đó được thông qua Hội đồng thành viên vào cuối năm.

+ Phỏng vấn kế toán TSCĐ cho thấy sự tách biệt giữa trách nhiệm của người quản lý về mặt hiện vật và quản lý về mặt giá trị.

- Kiểm tra tài liệu:

+ Kiểm tra xem có kế hoạch mua, xây mới TSCĐ không? Do ai lập? chữ ký của người phê duyệt

+ Kiểm tra hợp đồng mua TSCĐ, hợp đồng thanh lý về chữ ký người đại diện có đúng thẩm quyền không?

+ Kiểm tra hồ sơ TSCĐ về việc đánh số thứ tự để theo dõi

+ Kiểm tra hệ thống sổ kế toán về chữ ký của người kiểm tra việc ghi sổ kế toán, dấu hiệu hoàn thiện chứng từ kế toán

Qua đó, KTV đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ là đảm bảo tính hiệu lực, cho phép ngăn ngừa, phát hiện sai sót ở mức đáng kể, rủi ro kiểm toán ở mức độ trung bình, các bằng chứng từ thập từ hệ thống này đáng tin cậy. Bước đầu KTV xác định cần mở rộng các thử nghiệm kiểm soát nhưng giữ ở mức hợp lý và kết hợp với các thử nghiệm cơ bản ở mức cần thiết. Chi tiết lưu trong Phụ lục: Biểu 2.5: GTLV C520- Kiểm tra hệ thống KSNB.

2.2.2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản

a) Thực hiện phân tích chung đối với khoản mục TSCĐ

Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích khoản mục TSCĐ, KTV thu thập các tài liệu như: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh, Sổ cái tài khoản 211, Sổ chi tiết tài khoản 211... để lập bảng số liệu tổng hợp.

Thông qua số liệu thu thập được, KTV đánh giá tình hình biến động tăng giảm trong năm về mặt giá trị (nguyên giá, khấu hao) chính xác và phù hợp với kế hoạch và đã được ghi chép đầy đủ.

Qua tờ tổng hợp TSCĐ, KTV nhận thấy toàn bộ TSCĐ của công ty là TSCĐ hữu hình, không có TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính, kết thúc năm 2021 không còn XDCB dở dang. So với năm 2020, năm 2021 TSCĐ của đơn vị đã tăng 32.522.300.413 VND tương đương 48,38%, đây là mức tăng lớn. Giá trị hao mòn lũy kế tăng 6.026.847.811 VND cuối năm so với đầu năm, tương đương 12,28% do: Trong năm Công ty đã thanh lý một số TSCĐ và ghi giảm TSCĐ đồng thời Công ty cũng mua sắm thêm một số TSCĐ mới theo dõi và trích khấu hao cho những tài sản mới này.

Việc nắm bắt đầy đủ các nguyên nhân về tình hình tăng, giảm TSCĐ sẽ giúp KTV định hướng tốt trong khi kết hợp với các thủ tục kiểm tra chi tiết, Những TSCĐ nào phát sinh ngoài những nhận định trên hoặc những TSCĐ bị chi phí hoá sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời, hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình kiểm toán.

Chi tiết thể hiện trên Biểu 2.6: GTLV D741- Phân tích biến động TSCĐ (Phụ lục)

b) Thực hiện kiểm tra chi tiết TSCĐ:

Thủ tục kiểm tra chi tiết TSCĐ bao gồm các công việc sau: b1: Kiểm kê TSCĐ

b2: Kiểm tra tính chính xác số học của Bảng tổng hợp TSCĐ, đối chiếu với số liệu trên các sổ kế toán liên quan.

b3: Kiểm tra chi tiết tăng giảm TSCĐ trong năm

b5: Kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ

b6: Kiểm tra việc thuyết minh và trình bày đối với khoản mục TSCĐ trên BCTC Dưới đây là nội dung cụ thể của từng công việc:

• b1: Kiểm kê TSCĐ

Nhân sự được phân công thực hiện chứng kiến kiểm kê sẽ tiến hành chứng kiến kiểm đếm thực tế TSCĐ tại khách hàng, đồng thời kiểm tra về trạng thái hoạt động của các TSCĐ theo sổ TSCĐ được khách hàng cung cấp. Hoạt động kiểm kê diễn ra vào ngày 31/12/2021. Kết quả kiểm kê được thể hiện trên Biểu 2.7- Biên bản kiểm kê TSCĐ (Phụ lục)

• b2: Kiểm tra tính chính xác số học của Bảng tổng hợp TSCĐ, đối chiếu với số liệu trên các sổ kế toán liên quan.

KTV thực hiện đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán với nhau và với BCTC, bảng cân đối SPS để đảm bảo số liệu giữa các tài liệu này là thống nhất. Đồng thời, KTV đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán và BCTC với biên bản kiểm kê TSCĐ để xác nhận về sự hiện hữu của TSCĐ.

KTV thực hiện thu thập các tài liệu cần thiết để tiến hành tổng hợp và đối chiếu số liệu. Các tài liệu KTV yêu cầu khách hàng cung cấp:

- Bản mềm, cứng của BCĐKT. - Bảng tính khấu hao TSCĐ

- BCTC năm nay và BCTC năm trước đã được kiểm toán.

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm toán TSCĐ (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)