Tình hình nhập khẩu của Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế Á – Âu. (Trang 51)

2.1.2.1. Kim ngạch nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga đạt 341,3 tỷ USD năm 2013, xếp hạng 22 thế giới về kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu của Liên

Kim ngạch nhập khẩu (Tỷ USD) Năm 2020 231.5 Năm 2019 254 Năm 2018 248.7 Năm 2017 238.4 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 307.9 Năm 2013 341.3 0 50 100 150 200 250 300 350 400 191.5 193

bang Nga đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2013 – 2020. Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga năm 2014 là 307,9 tỷ USD, xếp hạng 17 thế giới về kim ngạch nhập khẩu. Năm 2015, kim ngạch nhập khẩu của Nga đã giảm xuống còn 193,0 tỷ USD. Đến năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của Nga đã giảm xuống còn 191,5 tỷ USD. Năm 2017, kim ngạch nhập khẩu của Nga tăng nhẹ lên mức 238,4 tỷ USD. Năm 2018 tiếp tục đà tăng nhẹ, đạt mức 248,7 tỷ USD và năm 2019 đạt mức 254,0 tỷ USD. Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga đã giảm xuống mức 231,5 tỷ USD do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Hình 2.4. Kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 2013 – 2020

Nguồn: World Economics, 2020

Nhìn vào biểu đồ trên có thể nhận thấy, giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga có sự sụt giảm nghiêm trọng, khoảng 37,8%. Ở giai đoạn các năm sau 2017, tổng kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga lấy lại được đà tăng trưởng, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức thấp, khoảng 2%/năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm kim ngạch nhập khẩu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Nga năm 2014 với nguyên do chính đến từ việc các nước phương Tây áp đặt trừng phạt kinh tế do sự can thiệp quân sự của Nga ở Ukraina và việc giảm giá của dầu thô, là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Liên bang Nga.

0.3% 4.7% 4.0%

Máy móc (mã HS84) Thiết bị điện (mã HS85) Phương tiện vận tải (mã HS87) Dược phẩm (mã HS30) Nhựa và các sản phẩm nhựa (mã HS39) Các sản phẩm sắt thép (mã HS73) Khác 7.9% 53.5% 13.0% 16.6%

2.1.2.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu

Với đặc điểm kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào ngành năng lượng, vũ khí và khai thác khoáng sản, các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 46,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga năm 2020. Theo đó, máy móc bao gồm cả máy tính (mã HS84), thiết bị điện (mã HS85) và phương tiện vận tải (mã HS87) là ba nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất vào Liên bang Nga, với giá trị lần lượt là 43,13 tỷ USD; 30,21 tỷ USD và 18,41 tỷ USD, tương đương với tỷ trọng lần lượt là 18,6%; 13,0% và 7,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga năm 2020. Xếp sau các nhóm hàng này là các mặt hàng như dược phẩm (Mã HS30); nhựa và các sản phẩm bằng chất dẻo (mã HS39); các mặt hàng bằng sắt hoặc thép (mã HS73); trái cây (mã HS08),…

Hình 2.5. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Liên bang Nga trong năm 2020

Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế, 2020

Bên cạnh các nhóm mặt hàng trên, Liên bang Nga cũng nhập khẩu các nhóm hàng như nông sản, thuỷ sản, dệt may,… Đối với nhóm hàng nông sản, các mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu của Liên bang Nga bao gồm: cà phê, chè, gạo, hạt tiêu, cao su và các mặt hàng rau quả. Liên bang Nga là quốc gia tiêu thụ nhiều chè lớn nhất thế giới, chiếm 9,48% kim ngạch nhập khẩu chè của toàn thế giới, rau và quả lần lượt chiếm 2,82% và 3,51%. Liên bang Nga thực sự là một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm

Trung Quốc Đức

Mỹ Belarus Italy Pháp Nhật Bản Ukraina hàn Quốc Anh Khác 4% 4% 4% 3% 3% 5% 2% 6% 11% 37% 21%

năng cho xuất khẩu nông sản. Đối với nhóm hàng thuỷ sản, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Liên bang Nga là các mặt hàng cá (sống, tươi/ướp lạnh, đông lạnh, phi lê, muối/khô), tôm và nhuyễn thể. Trong đó, thị trường Liên bang Nga nhập khẩu mặt hàng cá đông lạnh nhiều nhất, chiếm gần 80% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Liên bang Nga (Trung tâm Thương mại quốc tế, 2020).

2.1.2.3. Thị trường nhập khẩu

Về các thị trường nhập khẩu hàng đầu, Trung Quốc, Đức và Mỹ là những đối tác nhập khẩu hàng đầu của Liên bang Nga. Từ Hình 2.6 có thể thấy, Trung Quốc chiếm 21,2% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Liên bang Nga và là đối tác nhập khẩu hàng đầu của Liên bang Nga năm 2020. Ở vị trí thứ hai là Đức chiếm 10,7% kim ngạch nhập khẩu vào Liên bang Nga và Mỹ chiếm 5,6% kim ngạch nhập khẩu vào Liên bang Nga. Tiếp đến là các đối tác khác như Belarus, Italy, Pháp,…

Hình 2.6. Các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Liên bang Nga năm 2020

Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế, 2020 2.1.3. Một số quy định về nhập khẩu của Liên bang Nga

2.1.3.1. Quy định về thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu

Về thuế nhập khẩu hàng hóa: Chính sách thuế nhập khẩu của Liên bang Nga chủ yếu nhằm tăng nguồn thu ngân sách, bù đắp tình trạng thâm hụt ngân sách tồn tại và kéo dài trong nhiều năm qua. Hàng hóa nhập khẩu vào Liên bang Nga phải chịu

thuế nhập khẩu trên cơ sở quan hệ theo chính sách đối ngoại và được chia ra làm 4 mức thuế suất dành cho 4 nhóm nước. Nhóm 1 gồm 127 nước đã có thỏa thuận MFN với Liên bang Nga. Các nước này được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu theo quy chế MFN. Thuế suất theo quy định được công bố và mức thuế này chính là cơ sở để áp dụng tính mức thuế đối với nhóm các nước khác nên thường gọi là “thuế suất cơ sở công bố”. Nhóm 2 là các nước không có thỏa thuận MFN với Liên bang Nga và phải chịu mức thuế suất cao gấp đôi mức thuế suất MFN. Nhóm 3 gồm 104 nước đang phát triển được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 3/4 thuế suất MFN (Việt Nam thuộc nhóm này). Nhóm 4 gồm 47 nước kém phát triển và các quốc gia thuộc SNG được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu.

Các hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Liên bang Nga là các loại tranh ảnh và ấn phẩm chống lại Liên bang Nga, vũ khí, đạn dược, hóa chất độc hại. Thuế suất thuế nhập khẩu tùy thuộc vào từng mặt hàng nhưng nhìn chung nằm trong khoảng từ 15% tới 30% và được tính mức thuế theo phân loại của từng nhóm hàng và được áp dụng trên giá trị tính thuế của hàng nhập khẩu (gồm cả phí chuyên chở và bảo hiểm). Một số hàng hóa Liên bang Nga không khuyến khích nhập khẩu còn phải chịu thêm thuế nhập khẩu đặc biệt với mức thuế suất rất cao như xăng, xe con, rượu…. Tuy nhiên, các quy định về nhập khẩu của Liên bang Nga thường hay thay đổi, do đó vẫn còn những rủi ro do chính sách thay đổi gây ra.

Về hệ thống thuế ưu đãi phổ cập: Hiện có 103 nước đang phát triển được hưởng hệ thống GSP của Liên bang Nga. Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào Nga muốn được hưởng mức thuế suất bằng 75% mức thuế cơ sở công bố thì còn phải thoả mãn về xuất xứ được quy định trong “hệ thống ưu đãi phổ cập” GSP của Nga. Trong đó có quy định về hàng hóa có xuất xứ toàn bộ tại một nước là hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một nước (có danh mục quy định các loại hàng cụ thể). Quy định về hàng hóa được gia công đầy đủ là hàng hóa trong quá trình sản xuất có hai hoặc nhiều nước tham gia (có quy định tiêu chuẩn gia công đầy đủ).

Khi hàng hóa nhập khẩu vào Liên bang Nga, để được hải quan xác định đủ tiêu chuẩn GSP thì doanh nghiệp phải chứng minh sự phù hợp về xuất xứ. Hải quan Nga quy định rất chặt chẽ về giấy chứng nhận xuất xứ và có thể tiến hành điều tra

xác minh khi có dấu hiệu nghi ngờ. Các nước được hưởng GSP sẽ được hưởng chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu như sau: Liên bang Nga áp dụng mức thuế suất đối với hàng nhập khẩu là 75% của mức thuế cơ bản đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển được hưởng hệ thống GSP của Liên bang Nga. Liên bang Nga áp dụng chế độ miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước SNG.

Thuế giá trị gia tăng: Hàng hóa nhập khẩu vào Nga sau khi chịu thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu đặc biệt (nếu có) còn phải chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế do khách hàng phải chịu nhưng dựa theo mẫu cơ bản của Châu Âu. VAT được tính trên giá trị của hàng hóa bán ra và được tính tỷ lệ thống nhất là 20%, trừ một số loại lương thực và quần áo trẻ em chịu thuế 10%. Hàng trợ cấp được miễn VAT hoàn toàn như các dịch vụ trợ cấp tài chính, dược phẩm. Hàng nhập khẩu cũng phải chịu VAT với cách tính thuế dựa vào giá trị hải quan của từng mục hàng cộng với thuế nhập khẩu và phí hải quan. Nếu các nhà xuất khẩu giao hàng trước khi thanh toán thì họ không phải trả VAT. Tuy nhiên, những nhà xuất khẩu nhận thanh toán trước thì sẽ phải trả VAT và số thuế này có thể được hoàn lại nhưng thường khó khăn.

2.1.3.2. Một số quy định phi thuế quan

Người làm thủ tục hải quan: Tổng cục hải quan Liên bang Nga quy định người làm thủ tục hải quan cho lô hàng có thể là chủ hàng (người gửi, người nhận) hoặc người môi giới hải quan. Cũng theo quy định của Liên bang Nga, người môi giới hải quan phải làm thủ tục hải quan với danh nghĩa là chủ hàng (theo bộ luật cũ, người môi giới hải quan có thể nhân danh chính mình để làm thủ tục hải quan). Tức là Bộ Luật hải quan mới đã phân định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của chủ hàng và môi giới hải quan. Chính vì thế, người xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Liên bang Nga cần phải để ý về vấn đề này.

Giấy phép nhập khẩu: Thông thường, giấy phép nhập khẩu do Bộ Phát triển kinh tế và Thương mại Nga và các cơ quan chi nhánh cấp và do Tổng cục hải quan kiểm soát. Một số mặt hàng cần phải có giấy phép nhập khẩu là : Ethyl alcohol, rượu vodka, tivi 14, 21 và 25 inch, vũ khí chiến đấu, phương tiện tự vệ, chất nổ, thiết bị

quân sự và mật mã, nguyên liệu phóng xạ và chất thải, chất độc và ma túy, kim loại quý, hợp kim, đá, thảm, sản phẩm thuốc lá, thuốc men.

Một số mặt hàng cấm nhập khẩu vào Liên bang Nga là axit, súng trường, súng lục BB, pin, các sản phẩm sinh vật, giấy khai sinh, chứng tử, kết hôn, thực phẩm đóng hộp, séc, chất hóa học, bản photo màu, đĩa compact, chất gây mòn, mỹ phẩm, thẻ tín dụng, hàng hóa nguy hiểm được quy định bởi IATA (Intl, Art Transport Association), dụng cụ hút thuốc phiện, đĩa video kỹ thuật số, dược phẩm đơn thuốc, các chất dễ cháy, lông thú, phụ gia thực phẩm, các loại vũ khí, vàng, các sản phẩm than chì, các chất lây bệnh, trang sức, dao, các chất liệu có từ tính, kim loại, sản phẩm khoáng, chất nguyên tử, chất oxy hóa, nước hoa, các chất có dạng bột, đá quý, các thiết bị viễn thông, thuốc lá, lá thuốc lá, thiết bị điện tử không dây, điện thoại di động.

Các mặt hàng hạn chế nhập khẩu là xác người, các cơ quan và bộ phận cơ thể người, phôi người và động vật, hài cót người đã thiêu hoặc chưa được mai táng, chất nổ, súng cầm tay, các loại vũ khí và các bộ phận liên quan, thực phẩm và đồ uống dễ hỏng, được bảo quản lạnh hoặc dưới sự kiểm soát của môi trường khác, động vật sống, kể cả côn trùng, ngoại trừ thông qua tổ chuyên trách về động vật sống, thực vật và nguyên liệu thực vật bao gồm cả hoa, xổ số và các thiết bị đánh bạc bị cấm ở các tỉnh, địa phương, tiền bao gồm tiền xu, tiền mặt, ngoại tệ, tiền giấy và các hình thức có thể quy đổi sang tiền mặt như trái phiếu, công trái và séc, tiền xu và tem sưu tập, tài liệu, sách báo khiêu dâm, chất thải nguy hiểm bao gồm và không hạn chế đến như kim tiêm hoặc ống kim tiêm đã qua sử dụng, các chất thải y tế khác, hàng hóa có thể gây nguy hại, trở ngại đến con người, thiết bị và các hàng hóa khác, hàng hóa có giá trị vượt quá giá trị cho phép tại hải quan nơi đến, hàng hóa nguy hiểm ngoại trừ được sự cho phép của cơ quan quản lý hàng hóa nguy hiểm, động vật chết đã qua xử lý hoặc chưa qua xử lý bao gồm cả côn trùng và động vật nuôi, bao gói ướt, dò gỉ hoặc bốc mùi.

Về bao bì nhãn mác: Các lô hàng vận chuyển tới Liên bang Nga nên được ghi nhãn bằng tiếng Nga. Hàng hoá cần được đóng gói cẩn thận, có lưu ý đến bản chất của hàng hoá, phương tiện vận chuyển và điều kiện khí hậu. Bao bì bên ngoài

phải có mác của người gửi hàng, mác của cảng và nên được đánh số (theo đúng Phiếu đóng gói) trừ khi nội dung bên trong đã được ghi đầy đủ. Tên hợp đồng cũng được ghi trên bao bì bên ngoài của lô hàng.

Về kiểm dịch động thực vật: Liên bang Nga tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thực phẩm và hàng hóa có xuất xứ từ thực vật để sản xuất thực phẩm. Theo Luật Liên bang Nga về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn với thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm, khi nhập khẩu vào Liên bang Nga nhất thiết phải có chứng từ cung cấp thông tin về việc sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất và bảo quản (nêu rõ ngày sử dụng lần cuối), về các dư lượng trong sản phẩm do quá trình áp dụng kỹ thuật biến đổi gen tạo ra... Nếu thiếu các thông tin trên trong bộ chứng từ nhập khẩu vào lãnh thổ Liên bang Nga thì hàng hóa nhập khẩu sẽ không được phép sử dụng và lưu thông. Và do đó, phía Nga sẽ buộc phải xem xét vấn đề có cho phép hay không sản phẩm tương ứng được nhập vào thị trường Liên bang Nga.

Quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hoá và dịch vụ: Trước đây, Liên bang Nga không công nhận nhiều tiêu chuẩn quốc tế như hệ thống ISO-9000. Thay vào đó, nhiều hàng hoá nhập khẩu có mục đích bán hoặc sử dụng tại thị trường Nga phải có giấy chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn do Uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia Nga cấp (Gosstandart). Gosstandart tiến hành kiểm tra và chứng nhận những sản phẩm theo tiêu chuẩn của Chính phủ Nga. Những cơ quan khác cũng tham gia vào việc chứng nhận, trong đó có Bộ Nông nghiệp (đối với thực phẩm), Bộ Y tế (đối với thiết bị y tế và dược phẩm), Uỷ ban Viễn thông Quốc gia (đối với thiết bị viễn thông và dịch vụ viễn thông) và Bộ Khai thác mỏ và Thanh tra Công nghiệp (đối với những thiết bị trong ngành khai thác mỏ, dầu lửa và gas).

Gosstandart chấp nhận quyết định kiểm tra của Underwriters Laboratories, IECEE (đối với thiết bị điện) và IECQ (đối với linh kiện điện). Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm và phải gửi kèm theo chuyến hàng. Bản copy giấy chứng nhận tiêu chuẩn có thể được chấp nhận nếu có dấu niêm phong gốc của công ty xuất khẩu nước ngoài nắm giữ giấy chứng nhận xuất xứ. Các nhà bán

lẻ cũng bắt buộc phải có giấy chứng nhận của tất cả những sản phẩm nhập khẩu có trong cửa hàng của họ, nếu vi phạm có thể bị phạt tới 10.000 USD.

Có thể thấy rằng việc cấp giấy chứng nhận là vấn đề đáng quan tâm khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Liên bang Nga. Các vấn đề vệ sự mập mờ của các tiêu chuẩn cũng như quá trình chứng nhận, thêm vào đó là chi phí cao cho việc xin giấy chứng nhận đã khiến các nhà xuất khẩu vào thị trường Liên bang Nga phàn nàn và

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế Á – Âu. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w