Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế Á – Âu. (Trang 73 - 76)

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga chủ yếu là các nhóm hàng như nông sản, thủy hải sản, sản phẩm điện thoại linh kiện, máy tính và các sản phẩm và các sản phẩm dệt may. Nhìn chung cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2016 khi FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế - Á - Âu chưa có hiệu lực và giai đoạn 2017 - 2020 khi Hiệp định có hiệu lực đã có những sự thay đổi đáng kể.

14.04%

23.36% 16.23%

11.21%

Nông sản Thủy, hải sản May mặc Điện thoại và linh kiện

Maáy tính và các sản phẩm Khác

25.33% 9.83%

10% 27%

Nông sản Thủy, hải sản May mặc Điện thoại và linh kiện

Maáy tính và các sản phẩm Khác

12% 16%

25% 10%

Nguồn: Bộ Công thương, 2016

Hình 2.9. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Liên bang Nga năm 2016

Năm 2016, nhóm hàng điện thoại và linh kiện chiếm 25,33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga và nhóm hàng nông sản chiếm 23,36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Liên bang Nga. Tiếp đó là nhóm các sản phẩm máy tính chiếm 16,23% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm hàng thủy, hải sản chiếm 11,21% và nhóm hàng may mặc chiếm 9,83% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga.

Nguồn: Bộ Công thương, 2020

Năm 2020, nhóm hàng điện thoại và linh kiện chiếm 26,54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga và nhóm hàng nông sản chiếm 25,37% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga. Như vậy, cả hai nhóm hàng xuất khẩu chủ lực này đều có sự tăng nhẹ trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga. Tiếp đó là nhóm các sản phẩm máy tính chiếm 15,71% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhẹ trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu so với năm 2016. Nhóm hàng thủy, hải sản chiếm 12,33% và nhóm hàng may mặc chiếm 9,95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga – tăng nhẹ so với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu năm 2016.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện, dệt may, máy vi tính, sản phẩm, cà phê, hải sản, giày dép, hạt điều, rau quả và hạt tiêu. Trong đó, các mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, dệt may, máy vi tính, sản phẩm và cà phê là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 triệu USD. Trong giai đoạn 2013 – 2020, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – Liên bang Nga có những biến động nhất định. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm dệt may và giày dép có xu hướng tăng. Trong khi đó, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực khác có nhiều biến động và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013 – 2020.

Bảng 2.6. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn 2013 - 2020

Đơn vị: Nghìn USD

STT Mặt hàng 2013 2015 2016 2017 2019 2020

1 Điện thoại các loại và linh kiện

674.14 640.27 715.98 823.37 852.34 885.45

2 Dệt may 136.31 84.785 110.23 153.78 128.34 131.55

3 Máy vi tính, sản phẩm

4 Cà phê 122.26 103.96 118.45 96.618 98.237 99.424 5 Thủy sản 104.31 79.140 95.925 91.745 101.96 105.64 6 Giày dép 87.200 77.239 103.52 76.459 99.632 97.541 7 Hạt điều 56.714 22.994 34.602 38.973 49.633 51.233 8 Rau quả 37.073 22.886 23.461 26.779 31.231 34.844 9 Hạt tiêu 27.026 28.822 32.229 21.857 22.534 23.563

Nguồn: Bộ Công thương, 2020

Mặc dù cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga giai đoạn 2014-2019 chưa có những thay đổi to lớn nhưng ở mức độ nhất định vẫn có thể nhận thấy tác động của hiệu ứng “chuyển dịch thương mại” đối với một số ngành hàng có sự cam kết cắt giảm thuế quan với nhiều dòng thuế hoặc được loại bỏ thuế quan ngay sau khi FTA có hiệu lực, ví dụ như dệt may, thủy sản.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế Á – Âu. (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w