Xuất giải pháp đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế Á – Âu. (Trang 117 - 124)

3.2.1.1. Các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga

Thứ nhất, Cơ quan quản lý chuyên ngành về xuất khẩu hàng hóa là Bộ Công

Thương cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư để nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Nhà nước, Chính phủ về việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường quốc tế nói chung và sang Liên bang Nga nói riêng.

Môi trường pháp lý có ý nghĩa quan trọng cho tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động của các doanh nghiệp. Nhà nước cần phải tạo ra được một môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch và thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Liên bang Nga nói riêng. Do vậy cần hoàn thiện hệ thống luật và chính sách theo hướng: ban hành thêm một số luật còn thiếu nhằm đảm bảo tính bình đẳng trong cạnh tranh. Hệ thống luật pháp phải rõ ràng, ổn định và mang tính tạo lập môi trường cạnh tranh cao. Cần chủ động xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật từng bước phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho mọi chủ thể hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ hai, Nhà nước cần triển khai mở rộng, phát triển đồng bộ và nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động của các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, bao gồm: Cung cấp thông tin thị trường (chất lượng, giá cả, nhu cầu, thị hiếu,...), thông tin đối tác, cơ hội và kinh nghiệm kinh doanh, thông tin về môi trường đầu tư (thủ tục pháp lý, chế độ ưu đãi, các đối thủ cạnh tranh, các rào cản thương mại, kỹ thuật,...) dịch vụ giao nhận và thông quan.

Thứ ba, Nhà nước cần thiết lập các kênh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan

quản lý nhà nước của phía Liên bang Nga để nghiên cứu, xây dựng Danh mục dự án trọng điểm quốc gia của hai bên. Sự xuất hiện của các dự án trọng điểm này sẽ khiến cho hoạt động đầu tư, sản xuất có trọng điểm và tập trung vào các mặt hàng, ngành hàng chủ lực, tránh việc đầu tư phân tán, không hiệu quả. Từ đó, các mặt hàng chủ đạo, được chú trọng để phát triển xuất khẩu sang Liên bang Nga sẽ được hỗ trợ từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu, làm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam cũng cần có những đề nghị để phía Liên bang Nga tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc phát triển hạ tầng cho thương mại, nhất là mặt bằng để thành lập các trung tâm thương mại, trung tâm giới thiệu sản

phẩm hay các cơ sở liên doanh chế biến hàng hóa của Việt Nam trên lãnh thổ của Liên bang Nga.

Thứ tư, công tác xúc tiến thương mại phải được chỉ đạo triển khai một cách

hiệu quả, thiết thực hơn nữa. Nhà nước cần giao Bộ Công Thương chủ trì, xây dựng các đề án, dự án và chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia về xúc tiến thương mại cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga. Hiện nay, hai nước đã có Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật, Đại diện thương mại của Việt Nam tại Liên bang Nga, Trung tâm giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại Matxcova, Văn phòng đại diện tiếp xúc thương mại ở Matxcova. Hai nước cũng đã ký kết Hiệp định về xây dựng các trung tâm thương mại của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tại Matxcova. Các cơ quan này ngoài việc cung cấp thông tin về thương mại còn giúp đỡ các doanh nghiệp hai bên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghệ và các dịch vụ khác, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, Nhà nước cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan, tổ chức nêu trên tổ chức các hoạt động giới thiệu sản phẩm, các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các buổi gặp gỡ đa dạng về hình thức, đối tượng tham gia và nội dung chủ đề. Đồng thời, Nhà nước cũng cần nắm bắt các thông tin, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ quốc tế trên thế giới và tại Liên bang Nga nhằm mục đích tìm hiểu thông tin thị trường, nắm bắt thị hiếu và học hỏi kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Thứ năm, Nhà nước cần chỉ đạo các cơ quan chức năng xúc tiến thành lập

các sàn giao dịch điện tử để một mặt quảng bá rộng rãi hơn các sản phẩm của Việt Nam, mặt khác bước đầu thực hiện các giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Liên bang Nga. Đây được coi là xu hướng tất yếu và giải pháp toàn diện cho vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh hiện nay.

Ngoài ra, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa theo hướng hiệu quả hơn. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu, xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng thị trường, phù hợp với các cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); đồng thời hệ thống các chính sách phải phù hợp với thực tiễn. Bản thân các chính sách phù hợp lại tạo nền tảng cho cải cách hành chính trong xuất nhập khẩu. Kịp thời phát hiện khó khăn của doanh nghiệp để bổ sung, sửa đổi nhanh các thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, công khai, minh bạch. Thủ tục hành chính cũng phải được thể chế hoá để nghiêm minh, tránh tuỳ tiện trong thực hiện.

3.2.1.2. Các giải pháp nâng cao thị phần hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Liên bang Nga

a) Nhà nước cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường cũng như các quy định về nhập khẩu hàng hóa vào Liên bang Nga thông qua tăng cường quan hệ ngoại giao giữa hai Chính phủ. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga tăng mạnh. Do vậy, việc thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào Liên bang Nga là một trong những yêu cầu cấp bách để phát triển xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Liên bang Nga có nền công nghiệp khá phát triển với những ngành công nghiệp chủ chốt như: chế tạo máy, hóa dầu, sắt thép, cơ khí, dược phẩm… và ngành công nghệ thông tin đang phát triển nhanh. Cần đẩy mạnh hơn nữa các hội thảo với doanh nghiệp Liên bang Nga nhằm gia tăng cả về số lượng dự án đầu tư cũng như đa dạng hơn về cơ cấu ngành (không chỉ tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo và khai khoáng, địa bàn đầu tư (hiện tại chỉ là 16 địa phương) và hình thức đầu tư (đa số dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài.

b) Nhà nước cần chỉ đạo các bộ, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga

Đầu tiên, Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Để kết nối thị trường trong và ngoài nước, cần chú trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, hiện đại nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Đảng và Nhà nước Việt Nam đang tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Do vậy, cần phải chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông vận tải, đường cáp quang truyền dẫn, sân bay quốc tế, cảng trung chuyển quốc tế, tiếp tục hiện đại hóa hệ thống sân bay, bến cảng, bưu chính viễn thông có tính khu vực và quốc tế. Hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng liên kết và hiện đại, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng các phương thức phát triển hiện đại như thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong các hoạt động kinh tế.

Thứ hai, Nhà nước cần tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nguồn nhân lực Việt Nam tuy có một số ưu điểm nhưng không ít hạn chế, nổi bật nhất là chưa phù hợp với thị trường lao động quốc tế. Do vậy cần khẩn trương đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế và kinh doanh quốc tế có chất lượng; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động kinh tế đối ngoại có bản lĩnh chính trị, vững vàng trong môi trường vừa hợp tác vừa đấu tranh. Trang bị tốt kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững luật lệ, pháp luật và có năng lực đàm phán quốc tế. Đầu tư vào đội ngũ cán bộ là một vấn đề có tầm quan trọng chiến lược; đầu tư cả về cơ cấu cán bộ và cả về chất lượng cán bộ để đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức, kinh nghiệm quản lý cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng rèn luyện năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại và quản lý doanh nghiệp. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một mặt tăng cường việc học tập thấm nhuần đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao bản lĩnh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; mặt khác thông qua thực tiễn sản xuất kinh doanh, cọ sát với thị trường trong và ngoài nước, khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Thứ ba, Nhà nước cần tăng cường đơn giản hóa công tác quản lý hoạt động

tục xuất khẩu rườm rà, phức tạp gây lãng phí thời gian và công sức cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhiều lúc quan liêu cửa quyền gây khó dễ cho các doanh nghiệp. Do vậy, thời gian tới nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu cho phù hợp với tình hình mới.

Thứ tư, Nhà nước cần hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu một số

nội dung như sau:

Lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu và quỹ bình ổn giá: Để chiếm lĩnh được thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện hình thức bán chịu hàng cho khách hoặc cho khách áp dụng hình thức mua trả góp. Việc bán hàng theo cách này giúp doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được có thể cao hơn so với cách bán hàng trả tiền ngay. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng dễ gặp phải nhiều rủi ro, dễ bị mất vốn. Do vậy, Nhà nước cần lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của mình đồng thời giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn khi gặp rủi ro, nhà nước cũng cần phải xem xét lập quỹ bình ổn giá cả để bớt đi một phần gánh nặng lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản trong trường hợp giá hàng nông sản trên thị trường thế giới xuống thấp hoặc giá thu mua hàng nông sản trong nước tăng cao gây thua lỗ cho các doanh nghiệp.

Thiết lập chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu: Đây là một chính sách có tính chất hỗ trợ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Chính sách này cần phải được phối hợp một cách nhịp nhàng với các chính sách khác, tùy theo từng thời kỳ, tạo tỷ giá hối đoái có lợi và không chênh lệch quá lớn so với giá thực tế trên thị trường. Ở chính sách này, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu, các nhà hoạch định chính sách thường phá giá đồng nội tệ.Về mặt lý thuyết, việc làm này sẽ khiến cho nhập khẩu giảm và khuyến khích xuất khẩu. Khó khăn chủ yếu ở đây là phải xác định được một tỷ giá vừa đủ nhưng cũng phải vừa ngắn để thu được một hiệu ứng có lợi cho ngoại thương và bảo toàn được đội ngũ bán hàng. Thành công của chính sách này đòi hỏi một loạt các chính sách khác đi kèm để giữ cho nền kinh tế không suy sụp trong điều kiện lạm phát tăng khá cao như hiện nay.

3.2.1.3. Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga

Đầu tiên, Nhà nước cần sớm xây dựng Chiến lược xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2021-2030. Trong giai đoạn 2011-2020, Nhà nước đã xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa, trong đó bao gồm cả định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chưa có bộ, ngành hay cơ quan chức năng nào cụ thể hóa định hướng này đối với thị trường Liên bang Nga. Chính vì vậy định hướng chuyển dịch xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế nói chung, Nhà nước cần giao nhiệm vụ cho bộ, ngành, cơ quan chức năng cụ thể hóa định hướng này đối với từng thị trường khách hàng khác nhau, trong đó có Liên bang Nga.

Thứ hai, Nhà nước cần tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga. Cần bảo đảm thông tin phát triển thị trường ở mức độ chính xác cao hơn cho các doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu để phát triển sản xuất, xuất khẩu một số ngành hàng chủ lực mà Việt Nam đang có cơ hội; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam theo hướng tương thích với hệ thống tiêu chuẩn của thị trường Liên bang Nga; đổi mới và nâng cao hiệu quả chính sách xúc tiến thương mại và chương trình thương hiệu quốc gia, tăng cường kết nối với các hệ thống phân phối nước ngoài; phát huy vai trò của quản lý nhà nước trong việc theo dõi, tổ chức thực hiện và kiểm soát, đánh giá chính sách. Tham tán thương mại cần có sự cập nhật và dự báo chính sách của Liên bang Nga, đặc biệt là chính sách thuế, chính sách và tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn sản phẩm, thông tin cụ thể về chính sách tồn trữ, chiến lược phát triển ngành, chính sách bảo vệ môi trường và dự báo dòng dịch chuyển cơ sở sản xuất.

Thứ ba, Nhà nước cần tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong hoạt đồng sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Đây là điều kiện rất quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế Á – Âu. (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w