Nội dung quản lý vốn đầu tư công trong ngành đường sắt

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý Dự án Đường sắt - Bộ Giao thông vận tải. (Trang 32 - 36)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.3 Nội dung quản lý vốn đầu tư công trong ngành đường sắt

Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư công là những vẫn để mà các chủ thể quản lý Nhà nước về đầu tư công phải giải quyết để đạt được các mục tiêu mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra, thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên cơ so những hình thức và phương pháp quản lý Nhà nước về đầu tu công theo quy định của pháp luật quản lý Nhà nước về đầu tư công tập trung vào các nội dung sau:

(1) Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt, quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chính sách phát triển đường sắt.

Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành và nhu cầu thực tế tại địa phương để xây dựng và lựa chọn danh mục các dự án đầu tư công phù hợp mục tiêu phát triển chung của vùng cũng như của đất nước, bên cạnh đó còn phải phù hợp với tình hình nguồn vốn đầu tư công hiện tại, thường sẽ ưu tiên các dự án trọng điểm cấp bách hoặc các sửa chữa quan trọng . Các dự án đầu tư được duyệt cấp vốn cần phải có đủ các điều kiện sau:

- Đối với các dự án về xây dựng quy hoạch: phải có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch hoặc dự toán công tác quy hoạch được phê duyệt.

- Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với những quy hoạch ngành và lãnh thổ được duyệt, có dự toán chi phí công tác chuẩn bị.

- Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ trước ngày 31/10 trước năm kế hoạch, có thiết kế, có dự toán và tổng mức vốn được duyệt theo quy định. Trường hợp dự án chỉ bố trí kế hoạch vốn thực hiện dự án thì phải có quyết định đầu tư và dự toán được duyệt.

Việc xây dựng được kế hoạch cụ thể sẽ xác định rõ nhu cầu sử dụng vốn cho ngành đường sắt trong từng giai đoạn, từng thời điểm từ đó lập kế hoạch huy động vốn từ nhiều nguồn lực khác nhau phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng ngành đường sắt

(2) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế- kỹ thuật chuyên ngành đường sắt. Điều này giúp cho việc lập tổng dự toán của các dự án sát thực với việc thực hiện, tránh việc áp dụng tùy tiện làm tăng tổng mức đầu tư của các dự án, gây lãng phí vốn đầu tư.

(3) Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Việc theo dõi sát sao về việc thực hiện vốn đầu từ công cho ngành đường sắt nói riêng và các ngành khác thuộc quản lý của Bộ Giao thông vận tải giúp cho việc thúc đẩy quá trình giải ngân vốn theo kế hoạch cũng như điều hòa vốn giữa các dự án khác nhau nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và giúp cho việc thực hiện các dự án được triển khai đúng tiến độ.

Quá trình lập, phê duyệt và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là việc: xác định rõ nguyên tắc lập và phân bổ dự toán vốn đầu tư công; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan tham gia lập và phân bổ dự toán vốn đầu tư công; xác định rõ các bước tiến hành lập và phân bổ dự toán vốn đầu tư công. Việc phân cấp, phân bổ vốn đầu tư công cho các dự án đường sắt bao gồm nguyên tắc:

- Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư: Phân bổ vốn phải đảm bảo bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư, ưu tiên bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia và các dự án lớn khác, bố trí đủ vốn để thanh toán cho các dự án đã đưa vào sử dụng và đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành mà còn thiếu vốn, vốn đối ứng cho các dự án ODA, không bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn.

- Điều kiện phân bổ vốn cho các dự án đầu tư: Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được cơ quan quản lý nhà nước duyệt theo thẩm quyền. Đối với các dự án thực hiện đầu tư, người quyết định đầu tư phải xác định rõ nguồn vốn, khả năng đảm bảo cân đối vốn.

Thanh toán vốn đầu tư công là việc chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu khi có khối lượng công việc hoàn thành hoặc tạm ứng cho nhà thầu sau khi hợp đồng có hiệu lực. Việc tạm ứng, thanh toán và hoàn ứng phải phù hợp với quy định pháp luật, phù hợp với các điều khoản của hợp đồng đã ký và phải căn cứ vào tình hình thực tế khối lượng thi công của nhà thầu tại hiện trường. Kiểm soát giải ngân còn phải đảm bảo hồ sơ thanh toán đúng quy định của pháp luật.

Quyết toán công trình, dự án hoàn thành: Khi công trình, dự án hoàn thành bàn giao sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thành trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Quyhi công trình vốn đầu tư công công công trình,u tư n hoàn thành bàn giao sử dụng, chủ đầu tư có tình hình thng trình,u tư n hoàn thành bàn giao sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thành trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. lượng thi công trình đó, hay chính là xác định vốn đầu tư được quyết toán. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán đã được phê duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán và những qui định hiện hành của nhà nước có liên quan. Nình thng trình,u tư n hoàn thành bàn giao sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toánừ khi khởi công cho đến khi kết thúc dự án, công trình có phân khai vốn đầu tư theo nguồn hình thành; tính chất sản phẩm dự án: xây dựng, thiết bị ...

Yêu cầu của việc quyết toán là xác định tính hợp pháp và rõ ràng, do vậy, các khoản chi sai không được xuất toán và phải thu hồi cho NSNN, công nợ phải rõ ràng, xác thực; số liệu phản ánh hàng năm và luỹ kế có chứng từ hồ sơ hợp pháp hợp lệ kèm theo. Trách nhiệm báo cáo quyết toán hoàn thành do các chủ đầu tư đảm nhiệm, thời gian hoàn thành dài hay ngắn tuỳ theo nhóm dự án. Quy trình thẩm tra phê duyệt quyết toán loại trừ các chi phí không hợp pháp, hợp lệ.... cho NSNN. Sau quyết toán số liệu này là căn cứ để ghi chép hạch toán hình thành tài sản nhà nước đưa vào sử dụng đồng thời, giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình đầu tư một dự án như: thanh toán, tất toán tài khoản, xác định công nợ, báo cáo hoàn công trước cấp có thẩm quyền. Tạo điều

kiện làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả quá trình đầu tư và có giải pháp khai thác sử dụng dự án, công trình sau ngày hoàn thành.

(5) Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tư công. Bên cạnh đó kịp thời xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công cũng như khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công sẽ giúp cho vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí thất thoát.

Thanh tra là sự kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra trên cơ sở thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định. Tính chất của thanh tra mang tính chất thường xuyên, tính quyền lực, do đó kết quả của thanh tra thường là phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định.

Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét, để chỉ hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra.

Giám sát là hoạt động xem xét có tính bao quát của chủ thể bên ngoài hệ thống đối với khách hàng là chủ thể thuộc hệ thống khác (trong những trường hợp cụ thể có thể là không trực thuộc), tức là giữa cơ quan và cơ quan chịu sự giám sát không nằm trong một hệ thống trực thuộc nhau theo chiều dọc.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát vốn đầu tư nhằm mục đích:

- Đảm bảo cho hoạt động đầu tư chung và từng dự án cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, phù hợp với định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước và tiến hành theo đúng khuôn khổ pháp luật hiện hành.

- Giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm sát và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư và những tồn tại khó khăn trong quá trình thực hiện để có biện pháp tháo gỡ thích hợp và kịp thời ngăn chặn những sai phạm, tiêu cực gây thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện đầu tư.

- Việc thanh tra, kiểm toán có thể chỉ rõ những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện dự án nếu áp dụng đúng các quy định của pháp luật mà chủ đầu tư có thể do vô

hiện dự án nếu như cố tình hoặc do năng lực để xẩy ra các trường hợp thất thoát, lãng phí vốn đầu tư công thì các chế tài sẽ được áp dụng. Như vậy năng lực, phẩm chất và bản lĩnh của những người làm dự án luôn là những yếu tố then chốt giúp cho dự án được thực hiện hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công tại Ban Quản lý Dự án Đường sắt - Bộ Giao thông vận tải. (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)