Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ninh Ngọc Quang- 1906035039- TCNH26B (Trang 91 - 98)

6. Kết cấu của khóa luận

3.3.3.Đối với doanh nghiệp

Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp nên lập phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, hợp lý để có thể thích ứng được dịch bệnh và giảm thiểu rủi ro;

Chủ động, linh hoạt trong việc làm việc, trao đổi với Ngân hàng để đưa ra những phương án, kế hoạch trả nợ trong thời kỳ khó khăn do dịch bệnh và nền kinh tế nhiều biến động.

82

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, tác giả đã đưa ra định hướng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam trong những năm tới và dựa vào những kiểm định nghiên cứu ở Chương 2 tác giả đưa ra những giải pháp phù hợp với bản thân Ngân hàng nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam và một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Từ đó góp phần vào sự phát triển chung của Ngân hàng.

83

KẾT LUẬN

Cho vay để thức đẩy phát triển là chủ trương của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên trong quá trình triển khai cũng cần đảm bảo được việc hạn chế nợ xấu cho vay doanh nghiệp trong quá trình cho vay của các Ngân hàng thương mại cổ phần. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam là rất có ý nghĩa và luận văn đã hoàn thành được một số nhiệm vụ sau:

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại cổ phần.

Phân tích và đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam.

Trên cơ sở đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài một số nhân tố như dịch bệnh, năng lực cán bộ nhân viên của Ngân hàng, môi trường pháp lý còn một số nhân tố khác đến từ bản thân của Ngân hàng là Lãi suất cho vay và Thu nhập của KHDN cúa Ngân hàng ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế và ngăn ngừa nợ xấu cho vay KHDN đó là xây dụng chính sách tín dụng hợp lý và linh hoạt; Ngoài ra, để ngăn ngừa nợ xấu Ngân hàng luôn cần nâng cao phát triển nguồn nhân lực tại PvcomBank, hoàn thiện cơ chế phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý nợ xấu và chuẩn hóa bộ tiêu chí cho vay KHDN.

Từ những phân tích như trên trong luận văn, tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nợ xấu cho vay KHDN tại Ngân hàng thương mại tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Minh Nhật (2015), “Phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ

xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học

Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và đào tạo.

2. Ngân hàng Nhà nước (2021), Thông tư 11/2021/TT-NHNN, “Quy định về phân loại rủi ro có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, ngày 30 tháng 07 năm 2021.

3. Ngân hàng Nhà nước (2019), Thông tư 22/2019/TT-NHNN, “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, ngày 15 tháng 11 năm 2019.

4. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN, “Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”, ngày 30 tháng 12 năm 2016.

5. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2016), “Các nhân tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam” Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và đào tạo.

6. PGS, TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2007.

7. PGS, TS Nguyễn Đăng Dờn; TS Hoàng Đức; TS Trần Huy Hoàng; Thạc sỹ Trầm Xuân Hương, Tiền tệ – Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2003.

8. PGS, TS Nguyễn Hữu Tài; TS Sử Đình Thành, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà

xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2007.

9. PGS, TS Trần Huy Hoàng, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao

động Xã hội, Hà Nội 2007.

85

11. PvcomBank (2020), Báo cáo tài chính năm 2020. 12. PvcomBank (2021), Báo cáo tài chính năm 2021.

13. Quốc Hội (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14, “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tổ chức tín dụng”, ngày 21 tháng 6 năm 2017.

14. Quốc Hội (2017), Theo luật số 17/2017/QH14, “Về bổ sung một số điều của luật

Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12”, ngày 20 tháng 11 năm 2017.

15. Quốc Hội (2020), “Luật doanh nghiệp 59/2020/QH14”, ngày 17 tháng 06 năm

2020.

16. Edward W. Reed, 1984 “Commercial banking”.

17. Simon Kwan & Robert A. Eisenbeis (1997) “Bank Risk, Capitalization, and Operating Efficiency”.

Một phần của tài liệu Ninh Ngọc Quang- 1906035039- TCNH26B (Trang 91 - 98)