6. Kết cấu của khóa luận
2.3. Thực trạng nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Nợ xấu luôn là vấn đề nổi cộm và tồn tại trong các NHTM và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam không nằm ngoài vấn đề đó. Để kiểm soát nợ xấu và duy trì tỷ lệ nợ xấu trong mức quy định của Ngần hàng Nhà nước thì không chỉ PvcomBank mà các NHTM khác đều phải có chính sách và biệm pháp để kiểm soát tốt nợ xấu.
47
- Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu đối với KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng: Thống kê nợ quá hạn đối với KHDN qua các năm như sau:
Bảng 2. 9: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu đối với KHDN tại Ngân hàng
Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020 Số tiền Tốc độ tăng trường Số tiền Tốc độ tăng trường Nợ qúa hạn của DN 2.009 2.142 2.445 133 6,58% 303 14,18% Nợ xấu của DN 1.487 1.647 1.822 160 10,79% 175 10,63% Nợ quá hạn của DN/Tổng dư nợ 2,88% 2,93% 2,95% 0,05% 1,74% 0,02% 0,68% Nợ xấu của DN/Tổng dư nợ 2,07% 2,51% 2,60% 0.44% 21,26% 0,09% 3,59%
Nguồn: Báo cáo tài chính NH TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoan 2019-2021
Qua bảng thống kê trên cho ta thấy: Nợ quá hạn của KHDN tại năm 2019 là 2.009 tỷ đồng, sang năm 2020 chỉ tiêu này là 2.142 tỷ đồng so với năm 2019 tăng 133 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 6,58%. Đến năm 2021 là 2.445 tỷ đồng tăng 303 tỷ đồng so với năm 2021 tương ứng với tốc độ tăng là 14,18%.
Nợ xấu của KHDN năm 2019 là 1.487 tỷ đồng, sang năm 2020 chỉ tiêu này là 1.647 tỷ đồng tăng 160 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng với tốc độ tăng là 10,79%. Đến năm 2021 là 1.822 tỷ đồng tăng 175 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tốc độ tăng là 10,78%.
Xét về sự tăng trưởng của dư nơ KHDN của Ngân hàng giai đoạn 2019-2021: Năm 2021 dư nợ KHDN là 51.180 tỷ đồng trong đó nợ quá hạn 2.445 tỷ đồng, nợ xấu là 1.822 tỷ đồng thì sự gia tăng về số nợ quá hạn và nợ xấu là một con số nhỏ và trong tầm kiểm soát được của Ngân hàng.
48
Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng nằm trong tỷ lệ cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng qua các năm từ 2019-2021 luôn giữ được tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cúa KHDN ở một mức nhất định, tăng/giảm không đáng kể. Đối với tỷ lệ nợ quá hạn của KHDN là xấp xỉ 2,95% qua các năm và tỷ lệ nợ xấu cúa KHDN là 2,60% qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu của KHDN chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do ảnh hưởng của nền kinh tế đến hoạt động của Ngân hàng và đồng thời cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng và kèm theo đó những năm qua ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kém hiệu quả, dẫn đến không có nguồn thu ổn định trả nợ Ngân hàng. Và đến từ một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác đến từ phía Ngân hàng.
- Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Tại PvcomBank, biện pháp xử lý nợ xấu được sử dụng nhiều nhất là xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Dự phòng rủi ro là khoản tiền tính theo dư nợ gốc, trích và hạch toán vào chi phí để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ nợ. Ngân hàng sử dụng nguồn tiền này để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ trích dự phòng rủi ro cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:
Bảng 2. 10: Tỷ lệ trích lập dự phòng
Nhóm Loại Tỷ lệ trích lập dự phòng
1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
2 Nợ cần chú ý 5%
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
4 Nợ nghi ngờ 50%
5 Nợ có khả năng mất vốn 100%
(Nguồn: Thông tư 11/2021/TT-NHNN)
Trên cơ sở quy định về tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng, Ngân hàng đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với KHDN như sau:
49
Bảng 2. 11: Thực trạng trích lập dự phòng xử lý nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng giai đoạn 2019-2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
So sánh 2021/2019 Số tiền Tốc độ (%) Tổng dư nợ KHDN 40.409 46.198 51.180 10.771 26,65% Dự phòng đã trích lập 339 428 489 150 44,25% Tỷ lệ dự phòng RRTD/Dư nợ 0,84 0,93 0,96 0,12 13,89%
(Nguồn: Dữ liệu báo cáo Ngân hàng giai đoạn 2019-2021)
Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trở thành một trong số các biện pháp quan trọng nhất giúp PVcomBank trong xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, việc làm này chỉ nhằm làm giảm tỷ lệ nợ xấu vì khoản nợ được hạch toán ngoại bảng nhưng bản chất đây vẫn là khoản nợ xấu cần phải được thu hồi. Các khoản nợ đã được xử lý vẫn được trung tâm xử lý nợ theo dõi chung. Ngân hàng cũng tiếp tục quản lý, thu hồi các khoản nợ đã được xử lý sử dụng dự phòng bằng các phân công bộ phận trực tiếp theo dõi và đôn đốc thu hồi. Định kỳ, Ngân hàng vẫn phải bảo cáo kết quả xử lý và thu hồi nợ ngoại bảng.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam