Các nhân tố mang tính chất định tính

Một phần của tài liệu Ninh Ngọc Quang- 1906035039- TCNH26B (Trang 59 - 62)

6. Kết cấu của khóa luận

2.4.1.Các nhân tố mang tính chất định tính

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng thấp, nhưng tăng qua các năm do tác động của các nhân tố sau:

50

hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng mang tính chất chủ quan, Ngân hàng chưa xây dựng chính xác nhất thước đo lượng hóa rủi ro nên chưa tính toán chính xác được yếu tố này dẫn đến quyết định cho vay, phân loại nợ chưa chính xác như việc những khoản rủi ro to được làm nhỏ đi, khoản vay nhỏ thì làm cho nó to lên. Một số doanh nghiệp báo cáo tài chính không chính xác, trong khi phần lớn các báo cáo tài chính này lại không được kiểm toán dẫn đến quyết định cho vay chưa chính xác làm khả năng thu hồi nợ gặp khó khăn. Ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn được kiểm toán thì sự chậm chễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm toán cũng gây không ít khó khăn cho Ngân hàng.

Trong những năm qua tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, trong năm có nhiều đợt giãn cách xã hội ảnh hưởng đến không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp dẫn đến không triển khai được phương án sản xuất kinh doanh như dự định ban đầu trong điều kiện bình thường. Do vậy nguồn thu hàng năm của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến khả năng thanh toán nợ đúng hạn đối với Ngân hàng gặp khó khăn. Do tỷ trọng các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PvcomBank này chiếm tới 56% các khoản vay, trong khi chất lượng các khoản vay của các này ngày càng xói mòn do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid 19.

Do đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ Ngân hàng và khách hàng kém dẫn đến tình trạng thông đồng rút ruột Ngân hàng. Thực tế cho thấy, nhiều tồn tại cán bộ Ngân hàng đã thông đồng với khách hàng kiểm định hồ sơ cho vay không đúng quy định hoặc làm khống hồ sơ từ đó cho vay khống dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong năm 2021, Khối Pháp chế tuân thủ của PvomBank đã phối hợp với các phòng, ban có thầm quyền xử lý, kỷ luật dưới các hình thức tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự việc đối với cán bộ vi phạm gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến Ngân hàng. Theo báo cáo của phòng xử lý vi phạm, Khối Pháp chế tuân thủ năm 2021 đã xử lý 15 cán bộ của Ngân hàng bằng nhiều hình thức thông đồng với các doanh nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng đến Ngân hàng. Chính một phần nguyên nhân từ đó đã gây ra nợ xấu cho Ngân

51

hàng, khi đến hạn trả nợ các doanh nghiệp trên không có khả năng thanh toán nợ. Năng lực thẩm định tín dụng của cán bộ Ngân hàng: Do PvcomBank là một trong những ngân hàng vừa và nhỏ nên việc thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao còn gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê của Khối Quản trị nguồn nhân lực, năm 2021 trong tổng số cán bộ nhân viên của Khối Khách hàng doanh nghiệp có trình độ, bằng cấp chuyên môn khá, giỏi đạt 60% trên tổng số cán bộ của Khối. Quy trình đào tạo chuyên môn cho cán bộ cũng còn gặp một số hạn chế chưa có nhiều các lớp đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ. Từ những lý do trên dẫn đến năng lực thẩm định tín dụng của cán bộ Ngân hàng còn ở mức thấp, đánh giá và thẩm định khách hàng chưa chính xác. Điều đó dẫn đến các hoản cho vay chưa được hợp lý dễ gây ra nợ xấu cho Ngân hàng.

Môi trường pháp lý: Trong những năm qua môi trường pháp lý được Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã có những chính sách cụ thể để xử lý và giảm thiểu nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Trong đó có Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, một công cụ xử lý nợ xấu hiệu quả thời gian qua. Nghị quyết 42 được ví như “bảo bối” xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng. Dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng trong quá trình triển khai chưa được giải quyết, chủ yếu tập trung ở việc áp dụng pháp luật còn thiếu đồng bộ do có sự khác nhau giữa nội dung Nghị quyết số 42 với pháp luật chuyên ngành. Đặc biệt, việc chỉ dừng lại ở Nghị quyết thí điểm đã dẫn đến tâm lý ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành tại một số cơ quan hữu quan. Một trong những vướng mắc lớn khi xử lý nợ xấu hiện nay tại PvcomBank là xử lý tài sản đảm bảo. Quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng là một trong những nội dung trọng tâm tại Nghị quyết 42 nhưng nghị quyết này lại không quy định chế tài xử lý hoặc cơ chế, cách thức tiến hành cưỡng chế trong trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không hợp tác. Từ đó, có thể thấy môi trường pháp lý đã có những chính sách để xử lý và giảm thiểu nợ xấu nhưng cần hoàn thiện và chặt chẽ hơn vì nợ xấu luôn là vấn đề hiện hữu của Ngân hàng.

52

Một phần của tài liệu Ninh Ngọc Quang- 1906035039- TCNH26B (Trang 59 - 62)