Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Một phần của tài liệu Ninh Ngọc Quang- 1906035039- TCNH26B (Trang 79 - 84)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2.1.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

- Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ở Hội sở chính và các chi nhánh

Trong khâu thẩm định khách hàng vay vốn, đặc biệt là thẩm định các dự án lớn có hàm lượng kỹ thuật cao và biến động lớn thì PVcomBank cần có một đội ngũ cán bộ phối hợp với các cơ quan chuyên gia, chuyên sâu trong lĩnh vực đó để giảm bớt thời gian và tăng độ chính xác cho kết quả thẩm định góp phần đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, mang lại hiệu quả cao và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, PVcomBank cần phải:

+ Khối Khách hàng doanh nghiệp phải chú trọng từ khâu lập hồ sơ, thống kê, lưu trữ dữ liệu, số liệu liên quan đến từng dự án theo từng loại hình lĩnh vực kinh doanh, đầu tư khác nhau trên các phần mềm quản lý của Ngân hàng và các giấy tờ liên quan.

70

Sau khi thẩm định tín dụng các dự án cần tiếp tục theo dõi, quản lý dự án đầu tư và có những tổng kết để rút ra được những đặc trưng tài chính theo từng loại hình dự án đầu tư. Căn cứ vào sự tham khảo tài liệu và ý kiến của các ngành chuyên môn để có thể tổng kết được quy trình thẩm định và các thông số tiêu chuẩn thẩm định cho từng dự án đặc thù.

+ Khối Khách hàng doanh nghiệp của PVcomBank cần xây dựng quy trình phân tích độ nhạy bài bản, chu đáo với nội dung cụ thể tùy thuộc từng giai đoạn khác nhau. Cần ứng dụng tin học (Excel) để đạt hiệu quả cao và nhanh chóng trong phân tích. Tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng tổ chức và tiến hành phân tích cho các cán bộ thẩm định từ các chi nhánh đến cán bộ ở Hội sở chính một cách thấu đáo, tường tận nhất.

+ Xây dựng một số nguyên tắc để hoàn thiện phương pháp và quy trình thẩm định tín dụng đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế nhưng có tính chất đặc trưng riêng của PVcomBank: Phương pháp thẩm định và các nội dung cụ thể cần đảm bảo tính khoa học học, tạo tính bao quát chặt chẽ, mặt khác sẽ tạo điều kiện giải quyết các vấn đề cụ thể trong phương pháp thẩm định một cách chính xác hợp lý. Như vậy kết quả thẩm định mới có độ tin cậy cao, hạn chế được nhiều rủi ro cho ngân hàng và khách hàng. Các nội dung của phương pháp thẩm định phải có tính khả thi hợp lý, phải có định hướng phát triển và tiếp cận đầy đủ thông lệ quốc tế, tính hiện đại về công nghệ đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin. Việc hoàn thiện phương pháp và quy trình thẩm định cần tùy điều kiện cụ thể tằng giai đoạn triển khai, tùy theo loại hình dự án đầu tư để áp dụng cho phù hợp với xu thế hội nhập và thực tiễn.

+ Ngoài ra, PvcomBank cần tiếp tục bám sát cơ chế cấp tín dụng và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng do NHNN. Quy trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp phải rõ ràng nội dung, công việc của từng khâu, từng bước, có sự phân định trách nhiệm của cán bộ liên quan trong quá trình thẩm định và xét duyệt tín dụng. Cần xử lý nghiêm túc các trường hợp sai phạm, làm tắt quy trình tín dụng, vi phạm thủ tục đầu tư, cấp tín dụng vượt quá hạn mức phê duyệt được cấp.

71

Từ quá trình thẩm định khách hàng doanh nghiệp kỹ lường, Ngân hàng có thể đưa ra những chính sách cho vay phù hợp với bản thân mỗi doanh nghiệp được thẩm định như thời hạn cho vay, giá trị khoản vay.

- Có những chính sách ưu đãi về lãi suất để Ngân hàng vừa đạt được lợi nhuận và tạo điều kiện cho khách hàng doanh nghiệp trong thời kỳ khó nhằm chế nợ xấu.

Lãi suất được coi là “giá” cả của sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Đối với các NHTM “giá mua” vốn chính là chi phí của các yếu tố đầu vào mà chủ yếu là lãi suất huy động. Giá bán sản phẩm chủ yếu là lãi suất cho vay (có thể có thêm phí và chi phí giao dịch). Chênh lệch về giá thành là lợi nhuận của ngân hàng. Đối với khách hàng họ sẽ chọn mức lãi suất nào mang lại nhiều lợi ích cho họ nhất. Lợi ích của khách hàng và của ngân hàng về cơ bản là trái ngược nhau. Vấn đề quan trọng là phải biết kết hợp hài hoà sao cho hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên việc xác định mức lãi suất cho vay ra cũng như lãi suất huy động vào lại phụ thuộc vào lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, PVcomBank cần có chính sách lãi suất đảm bảo đồng thời lợi ích của ngân hàng, của khách hàng và theo luật pháp quy định. Điều này rất khó đạt được và lại càng khó đảm bảo khi Ngân hàng đang chú ý đến việc thu hút khách hàng doanh nghiệp.

Lãi suất của ngân hàng trước hết phải phù hợp với các quy định của Nhà nước, đồng thời cần phải dựa trên nhu cầu của thị trường. Để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cần xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt với từng khách hàng khách hàng vay vốn, từng khoản vay. Cần có chính sách lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp hợp tác lâu dài như các doanh nghiệp của tập đoàn Dầu khí. Lãi suất của khoản vay là nguồn thu của ngân hàng nhưng lại là chi phí của khách hàng. Do đó giữa ngân hàng và khách hàng luôn có mong muốn trái chiều về lãi suất. Nếu lãi suất cho vay quá cao thì chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sẽ tăng cao, lợi nhuận thu được có thể không bù đắp được chi phí dẫn đến tình trạng không trả được nợ, xuất hiện nợ xấu, còn nếu lãi suất cho vay thấp thì có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Chính vì vậy, lãi suất cần phải được xây dựng trên cơ sở đảm

72

bảo lợi ích cho ngân hàng và cho khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng cần tiến hành đánh giá và phân loại khách hàng trong từng thời kỳ để có thể có những mức lãi suất khác nhau theo từng tiêu chí nhằm thu hút các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng và hạn chế nợ xấu khi khách hàng bị áp lực trả nợ quá cao;

Trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng nên có cơ chế về mức lãi suất hợp lý hơn để Ngân hàng vừa đạt được lợi nhuận và tạo điều kiện cho khách hàng doanh nghiệp. Ví du như đối với những khách hàng truyền thống có uy tín lâu năm trong vay trả, sử dụng nhiều dịch vụ của Ngân hàng thì có thể cho vay với mức lãi suất thấp ưu đãi hơn để khuyến khích khách hàng. Với những khách hàng doanh nghiệp mới vay vốn lần đầu, nếu phương án kinh doanh của của doanh nghiệp khả thi ngân hàng có thể xem xét đưa ra mức lãi suất thấp hơn thông thường để có thể khuyến khích khách hàng đến với Ngân hàng. Đây là công tác quan trọng nhằm sàng lọc những khách hàng có quan hệ lâu năm, giữ chân khách hàng cũ đồng thời khuyến khích các khách hàng mới tìm đến Ngân hàng.

Các doanh nghiệp khi vay vốn, vấn đề đặt ra là cần có một cơ chế lãi suất linh hoạt từ phía các ngân hàng. Để góp phần vào việc tạo nguồn vốn cho các KHDN thì Ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất linh hoạt theo hướng sau: Với từng đối tượng khách hàng có mức lợi nhuận dự kiến và hệ số rủi ro khác nhau thì có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau nhằm thu hút và giữ khách hàng, lấy lãi suất để làm công cụ kích thích các đối tượng hoạt dộng có hiệu quả, cụ thể là: Với khách hàng quen thuộc, có uy tín, vay trả sòng phẳng thì cơ chế được hưởng một mức lãi suất ưu đãi thấp hơn. Điều đó sẽ góp phần củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, vừa khuyến khích cho các khách hàng tăng cường mối quan hệ với Ngân hàng, vừa tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Tuỳ vào từng lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà có những ưu đãi về lãi suất nhằm kích thích doanh nghiệp trong khu vực, ngành nghề đó phát triển.

73

Ngoài ra có thể tùy từng trường hợp cụ thể như khách hàng đến vay vốn lần đầu tiên thì Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam có thể giảm lãi suất và có nhiều ưu đãi khác về thời hạn vay hoặc tổng giá trị món vay. Đa dạng hoá các loại hình lãi suất để tạo điều kiện phù hớp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Dựa vào từng loại lãi suất và từng kì hạn, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn khoản vay thích hợp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn.

- Một số chính sách tín dụng khác.

Chính sách tín dụng bao gồm các quy định về giới hạn cho vay đối với từng khách hàng, đối với nhóm khách hàng ; quy định về thời gian cho vay, TSĐB vay, các khoản phí dịch vụ, hình thức xử lý nợ có vấn đề và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động tín dụng.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, PVcomBank nên linh hoạt đưa ra các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm hạn chế nợ xấu như cơ cấu lại thời gian trả nợ đối với các doanh nghiệp, miễn giảm lãi cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhưng có thiện chí phối hợp với Ngân hàng để thanh toán nợ.

Để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, thực hiện việc kiểm soát, hạn chế được rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, cần phải xây dựng được một chính sách tín dụng phù hợp, thích ứng được với đặc điểm của các NHTM, với môi trường kinh doanh, với thị trường hội nhập như hiện nay. Qua đó, giúp các Ngân hàng phát huy thế mạnh của mình, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lời trong hoạt động kinh doanh của mình.

Theo đó, thực hiện đổi mới các cơ chế, chính sách tín dụng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng một cách an toàn, hiệu quả, và từng bước phù hợp với những thông lệ, cũng như chuẩn mực quốc tế. Thủ tục cấp tín dụng điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa, sao cho thuận tiện, phù hợp hơn nữa với đặc điểm kinh doanh, các nhóm khách hàng, và các khoản vay, làm giảm đi những chi phí giao dịch, tránh được tâm lý e ngại

74 của khách hàng khi đến vay vốn của PVcomBank.

Có những chính sách khách hàng phù hợp: thực hiện nhiều ưu đãi với nhóm khách hàng truyền thống như nhóm khách hàng trong lĩnh vực dầu khí, có nhiều khuyến mãi hấp dẫn với nhóm khách hàng tiềm năng... Luôn có những điều chỉnh và theo dõi kịp thời đến thời hạn tín dụng và kì hạn nợ trong kì. Thời hạn tín dụng trung bình càng nhỏ, rủi ro của Ngân hàng càng thấp, càng tăng tính thanh khoản của các khoản tài trợ. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến chính sách tài sản đảm bảo, thực hiện linh hoạt trong chính sách này để các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng hơn.

Một phần của tài liệu Ninh Ngọc Quang- 1906035039- TCNH26B (Trang 79 - 84)