0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu NINH NGỌC QUANG- 1906035039- TCNH26B (Trang 89 -89 )

6. Kết cấu của khóa luận

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Chính phủ

Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định: Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng, trong điều kiện Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì môi trường cạnh tranh càng cao, nền kinh tế càng

80

dễ biến động, doanh nghiệp dễ rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản. Hiện nay, có nhiều ngân hàng hoạt động trong khi thị trường có hạn nên mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn, từ đó chất lượng tín dụng ngày càng giảm. Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định hơn sẽ giúp cho các ngân hàng và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, từ đó hạn chế và giảm thiểu nợ xấu;

Tăng cường vai trò của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính, hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về Thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đã phát huy tác dụng, chính quyền địa phương các cấp, cơ quan công an, các ban ngành như tòa án, thi hành án, ... đã hỗ trợ khá tốt cho TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu. Cần phải tiếp tục kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42/2017/QH14, tốt nhất là nâng lên thành luật và áp dụng cho đến khi nào hệ thống toà án thực sự giải quyết được một cách nhanh chóng yêu cầu đòi nợ của ngân hàng. Các quy định xử lý nợ xấu có giá trị pháp lý cao hơn giúp cho ngành ngân hàng và các cơ quan nhà nước liên quan phối hợp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN hàng năm nên tổ chức các hội nghị liên ngân hàng nhằm rút kinh nghiệm và tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa hệ thống các ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động quản lý nợ xấu;

NHNN nên khuyến khích các ngân hàng đổi mới công nghệ, hiện đại hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra cơ sở dữ liệu về khách hàng và quản lý, sử dụng tốt cơ sở dữ liệu này. Đồng thời cần phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng kịp thời cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng;

NHNN cần ban hành các văn bản làm cơ sở định hướng hoạt động tín dụng của các NHTM trong từng thời kỳ: như có những chính sách nới lỏng lãi suất cho vay để tạp điều kiện cho doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn. Để từ đó làm cơ sở cho công

81

tác quản lý nợ xấu một cách bài bản, khoa học và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng;

NHNN cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), xây dựng các bộ phận chuyên cung cấp thông tin cho từng mặt của các hoạt động kinh tế để phục vụ tốt cho hoạt động thẩm định tín dụng của các NHTM về các mặt như: thông tin tài chính, thông tin phi tài chính, quan hệ tín dụng... Những thông tin này cần phải được cập nhật thường xuyên và có sự đảm bảo về pháp lý;

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để tạo sự hiểu biết, thống nhất và ủng hộ của dư luận xã hội về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của chính sách, giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD, tạo sự đồng thuận trong xã hội; triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN về xử lý nợ xấu để các TCTD thực hiện có hiệu quả.

3.3.3. Đối với doanh nghiệp

Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp nên lập phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, hợp lý để có thể thích ứng được dịch bệnh và giảm thiểu rủi ro;

Chủ động, linh hoạt trong việc làm việc, trao đổi với Ngân hàng để đưa ra những phương án, kế hoạch trả nợ trong thời kỳ khó khăn do dịch bệnh và nền kinh tế nhiều biến động.

82

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, tác giả đã đưa ra định hướng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam trong những năm tới và dựa vào những kiểm định nghiên cứu ở Chương 2 tác giả đưa ra những giải pháp phù hợp với bản thân Ngân hàng nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam và một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Từ đó góp phần vào sự phát triển chung của Ngân hàng.

83

KẾT LUẬN

Cho vay để thức đẩy phát triển là chủ trương của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên trong quá trình triển khai cũng cần đảm bảo được việc hạn chế nợ xấu cho vay doanh nghiệp trong quá trình cho vay của các Ngân hàng thương mại cổ phần. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam là rất có ý nghĩa và luận văn đã hoàn thành được một số nhiệm vụ sau:

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại cổ phần.

Phân tích và đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam.

Trên cơ sở đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài một số nhân tố như dịch bệnh, năng lực cán bộ nhân viên của Ngân hàng, môi trường pháp lý còn một số nhân tố khác đến từ bản thân của Ngân hàng là Lãi suất cho vay và Thu nhập của KHDN cúa Ngân hàng ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế và ngăn ngừa nợ xấu cho vay KHDN đó là xây dụng chính sách tín dụng hợp lý và linh hoạt; Ngoài ra, để ngăn ngừa nợ xấu Ngân hàng luôn cần nâng cao phát triển nguồn nhân lực tại PvcomBank, hoàn thiện cơ chế phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý nợ xấu và chuẩn hóa bộ tiêu chí cho vay KHDN.

Từ những phân tích như trên trong luận văn, tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nợ xấu cho vay KHDN tại Ngân hàng thương mại tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Minh Nhật (2015), “Phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ

xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học

Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và đào tạo.

2. Ngân hàng Nhà nước (2021), Thông tư 11/2021/TT-NHNN, “Quy định về phân loại rủi ro có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, ngày 30 tháng 07 năm 2021.

3. Ngân hàng Nhà nước (2019), Thông tư 22/2019/TT-NHNN, “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, ngày 15 tháng 11 năm 2019.

4. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN, “Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”, ngày 30 tháng 12 năm 2016.

5. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2016), “Các nhân tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam” Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và đào tạo.

6. PGS, TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2007.

7. PGS, TS Nguyễn Đăng Dờn; TS Hoàng Đức; TS Trần Huy Hoàng; Thạc sỹ Trầm Xuân Hương, Tiền tệ – Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2003.

8. PGS, TS Nguyễn Hữu Tài; TS Sử Đình Thành, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà

xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2007.

9. PGS, TS Trần Huy Hoàng, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao

động Xã hội, Hà Nội 2007.

85

11. PvcomBank (2020), Báo cáo tài chính năm 2020. 12. PvcomBank (2021), Báo cáo tài chính năm 2021.

13. Quốc Hội (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14, “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các

tổ chức tín dụng”, ngày 21 tháng 6 năm 2017.

14. Quốc Hội (2017), Theo luật số 17/2017/QH14, “Về bổ sung một số điều của luật

Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12”, ngày 20 tháng 11 năm 2017.

15. Quốc Hội (2020), “Luật doanh nghiệp 59/2020/QH14”, ngày 17 tháng 06 năm

2020.

16. Edward W. Reed, 1984 “Commercial banking”.

17. Simon Kwan & Robert A. Eisenbeis (1997) “Bank Risk, Capitalization, and Operating Efficiency”.

Một phần của tài liệu NINH NGỌC QUANG- 1906035039- TCNH26B (Trang 89 -89 )

×